Người đánh bẫy chim

10:36 30/06/2009
SORBON (Tajikistan)Sorbon sinh năm 1940 tại làng Amondar  trong một gia đình nông dân  thuộc  tập đoàn sản  xuất nông nghiệp. Năm 1963 ông tốt nghiệp Đại học Lenin của Tajikistan với bằng tiến sĩ ngôn ngữ học. Các tác phẩm của Sorbon xuất hiện lần đầu vào năm 1965. Tuyển tập truyện ngắn đầu tiên của ông “Không phải tất cả đã được nói ra” xuất bản năm 1969. Nhiều truyện ngắn của ông mau chóng được thu thập lại, trong đó có truyện “Ngày đầu tiên đến trường” nói về một phụ nữ Tajikistan  trong Thế chiến thứ Hai, “Sự phòng thủ của đá” và “Người du mục” nói về sự thiết lập chính quyền Xô Viết tại ngôi làng ven sông Zeravshan, và “Áo khoác đồ sộ” nói về một cậu bé bị mất cha trong chiến tranh. Sorbon là nhà văn có tiếng tăm lớn của nền văn xuôi Tajikistan ở thập niên bảy mươi. Truyện ngắn “Người đánh bẫy chim” được viết năm 1974.

Chim đa đa

Thời điểm mong đợi lâu nay đã đến: Bầy chim non đang ra khỏi tổ. Dưới cặp mắt canh chừng của cha mẹ chúng, bầy chim con bắt đầu vỗ cánh. Anh đã leo cao lên núi, bắt những con chim bé tí, đem chúng về nhà và bỏ vào lồng. Anh là một người bẫy chim thực thụ, nhưng chỉ săn chim đa đa. Anh đặc biệt yêu thích những con chim này không những vì sự dễ chế ngự của chúng mà còn vì bộ lông đẹp đẽ và tiếng hót dễ thương của chúng.

Vào thời điểm này của năm, sân của anh được tập hợp lại như một cái chợ chim. Có những dãy lồng với những con chim mỏ đỏ. Trong tâm trạng mãn nguyện, anh sẽ đi vòng quanh, cẩn thận trông nom chúng. Anh sẽ bắt những con cào cào cho chúng từ những sườn đồi xanh cỏ. Ngay sau khi anh thả những con côn trùng vào trong lồng những con đa đa con sẽ hả họng ra, mỗi con, bụng đói, đều hy vọng được cho mình một món mồi ngon lành. Những con may mắn đã đớp được một miếng mồi lớn sẽ ngoạc đầu ra sau, bướng bỉnh, không chịu chia sẻ phần thưởng của nó cho những con khác. Đàn chim con mỗi ngày mỗi lớn, thường gây gổ đánh nhau. Chúng quá lớn, do đó quá chật chội để nhốt chúng trong lồng. Sau đó người đánh bẫy chim phải đưa những con mạnh nhất vào những cái lồng riêng. Những con ốm yếu anh sẽ cho bà con và bạn bè. Người đánh bẫy chim đặc biệt thương yêu một con đa đa hết sức dũng cảm với những cái cựa và đôi chân ngắn, mạnh mẽ như của một con đại bàng. Thân hình rắn chắc của nó khiến người đánh bẫy chim nhớ đến một hòn đá bóng láng dưới sông. Đây là một con chim đa đa hoàn hảo, một con chim sẽ chiến đấu đến cùng. Khi nó mệt, nó sẽ hả mỏ lớn ra và thở nặng nề cho đến khi chủ nó đuổi nó vào lồng trở lại. Beau - Đẹp, như tên người đánh bẫy chim đặt cho nó một cách đầy thương yêu và không hàm ý mỉa mai, có thể hót suốt ngày. Nhưng làm sao anh có thể đóng vai chim mồi một mình trong cuộc đi săn được chứ? Người đánh bẫy chim bắt đầu đặt những cái bẫy của mình một tuần lễ trước mùa lễ năm mới của đạo Hồi, chào mừng tiết Xuân phân. Anh sẽ tiến lên đồi cho đến tối với một con chim đa đa trong một cái lồng buộc sau lưng anh, gấu áo dài gấp lại dưới nịt, một cuộn dây làm bẫy, một con dao và một mớ móc gỗ trong tay. Vào lúc sáng sớm, anh sẽ bắt đầu đặt bẫy. Đầu tiên anh chọn một chỗ cho cái lồng, đoạn nhét một cái móc vào khoảng đất gần đó. Anh sẽ buộc một đầu cuộn dây bẫy vào cái móc và tháo toàn bộ cuộn dây ra từng khoảnh, gút thành từng vòng thòng lọng tới khoảng đất có gắn móc. Khi bẫy đã đặt xong, nó tạo thành một vòng tròn lớn. Những cái nút thòng lọng màu xanh đặt nhẹ trên cỏ và bụi cây thấp. Người đánh bẫy chim ngụy trang cho lồng chim đa đa đứng giữa những cái bẫy, đoạn ẩn nấp trong bụi rậm. Nếu con chim đa đa mồi im lặng, người đánh bẫy chim sẽ khuyến khích nó: “Hãy hót một bài cho ta, hỡi con chim mồi nhỏ bé của ta ơi! Mọi thứ đã sẵn sàng, do đó bây giờ mi có thể gọi bạn bè mi tới. Hãy hót một bài vui vẻ đi! Hãy sinh động đi nào!”

Mất kiên nhẫn vì mong đợi, anh sẽ uốn lưỡi trong vòm miệng và bắt chước tiếng kêu của một con đa đa mái. Hoặc, đánh nhẹ đầu chóp lưỡi qua trái, anh có thể bắt chước một con trống. Con chim mồi trong lồng sẽ hồi đáp và tuôn ra một bài ca thân hữu. Nhưng lần này, anh đã làm hơi hấp tấp. Người đánh bẫy chim đã làm bắn bùn lên Beau khiến nó ngưng hót. Sau một lúc, từ một khe núi ở xa xa vang lên giọng kêu của một con chim đa đa. Có một tiếng trả lời rõ ràng ở một nơi nào đó bên dưới và bên phải gần một con sông đang chảy xiết. Một con chim khác ở nơi nào đó quanh đây. Mặt trời  đang vượt qua các đỉnh núi, và cùng với nó, trỗi dậy tiếng kêu của những con chim, hòa thành một bản hợp xướng giao hưởng giao phối vui vẻ. Những con chim mái sẽ rùng rùng chạy về phía những con chim trống, kêu tíc tíc om sòm, đến nỗi tiếng dội lại nghe thấy được ở đàng xa. Đôi khi người đánh bẫy chim thấy một con mái chạy đến đáp lời gọi của Beau, quên mọi thứ khác và bỏ mặc nguy hiểm. Con chim mái sẽ bị một trong những cái bẫy tóm được và bắt đầu  hoảng hốt đập cánh. Sau đó người đánh bẫy chim sẽ bò ra khỏi chỗ ẩn nấp, đầu tiên ho một cái để không làm Beau sợ, giải phóng cho tù nhân số phận rủi ro khỏi cái móc, và nhét con chim vào trong áo sơ mi của mình. Anh sẽ đặt bẫy lại và tiếp tục ẩn nấp.

Nhưng khi đến thời kỳ sinh sản, người đánh bẫy chim sẽ lấy một con chim mái làm mồi, vào thời gian này trong năm, những con trống kích động và hiếu chiến một cách khác thường. Chúng sẽ chạy về phía có tiếng kêu mời gọi, với những cái đầu cúi thấp và trên cổ run rẩy những sợi lông xù ra. Đôi mắt chúng sẽ ngơ ngác và mờ mịt. Vào các thời kỳ ấy, tất cả những gì mà anh có thể làm là giữ cho các bẫy không bị rối. Với việc như thế thì người đánh bẫy chim thích đi với Beau hơn. Nó có thể nhử vào bẫy ngay cả với những con chim cảnh giác nhất. Vào mùa đông, người đánh bẫy chim sẽ nuôi Beau bằng nho khô, đậu hầm và trái hồ đào nghiền nát và cho nó uống nước sạch. Khi mùa xuân đến, anh sẽ lên núi kiếm những loại cây cỏ làm đồ ăn cho chim đa đa. Anh sẽ bắt nhện cho Beau, và gom nhặt hoa thủy tiên và rễ cây bồ công anh cho mình trên các sườn đồi. Thậm chí anh còn làm cho mình một cái băng cassette cho bài hát của “cục cưng” của anh. Anh đặc biệt thích cái đoạn Beau kêu như một con gà, mà anh thu âm để làm vui bà con thân tộc. Bất cứ khi nào khách khứa đến thăm, người đánh bẫy chim sẽ lẳng lặng mở máy cassette và nhà anh sẽ tràn ngập tiếng kêu của chim đa đa.

Mùa kế tiếp, đã dạy cho Beau không sợ tiếng súng, người đi săn không còn bận tâm đến việc đặt bẫy nữa. Anh là một kẻ hơi kỳ quặc và đôi khi anh đem xuống những mẫu hàng có hai cựa hiếm hoi trong bầy chim của mình.

Một ngày nọ, người đánh bẫy chim treo cái lồng của Beau trên một cành cây đỗ tùng và đi ẩn nấp trong hốc cây gần đó. Sau một đêm mưa, bầu trời trong trẻo, nhưng vẫn còn những hạt nước trên cành nhỏ xuống. Nghiêng đầu qua một bên, Beau lắng nghe trong một lúc, đoạn mổ vào cái lon rỗng và bắt đầu lặng lẽ hót. Anh được trả lời ngay lập tức. Một con chim mái mập béo bay lên và đáp xuống trên một tảng đá... Người đi săn nhắm bắn nhưng con chim vẫn còn quá xa. Beau đang hót một cách say sưa, nhảy lên nhảy xuống trong lồng. Có vẻ như thể mọi cành cây và buổi sáng này cùng rộ lên ca hát. Con chim mái đáp đến gần hơn nhưng bị che khuất bởi một bụi hoa hồng dại. Thình lình một phát súng vang lên. Con chim mái bay mất, và người thợ săn sửng sốt ngó cây súng của mình. Đoạn anh kinh hoàng nhìn con Beau đầy máu me điên cuồng đập đôi cánh trong lồng. Anh chạy về phía con chim mồi của mình, nhưng anh bỗng nghe có ai đó đang đi ngang qua những đám bụi rậm. Anh từ từ giương súng lên nhắm vào đầu của người lạ mặt đang tiến đến. Nhưng tay anh run rẩy và nòng súng anh nhấc lên. Một phát súng nổ, và người lạ mặt đứng khựng lại bên những cái bẫy của anh, kêu lên: “Quỷ bắt anh đi!” người đánh bẫy chim giận dữ quát, từ đám bụi rậm chạy ra. “Anh có mất trí không đấy?”

Người đàn ông đã bắn Beau kéo lê chân một cách khó khăn:”A, phải, anh biết đấy... Tôi không thấy cái lồng”. “Có vấn đề quái quỷ gì với anh hả? Anh mù hay sao?” “Không thể nhìn thấy sợi dây của cái lồng ở quãng cách xa như thế”. Kẻ thiện xạ ngẫu nhiên nói một cách biện bạch, “Tôi sẽ cho anh một con chim đa đa khác không tệ hơn con này đâu”. “Xuống địa ngục với những con chim đa đa  của anh đi! Không có con chim trống nào như con này ở bất cứ nơi nào cả…”.

Người đánh bẫy chim tháo cái lồng trên cành cây, mở lồng và nhẹ nhàng bế Beau ra. Thân hình con chim trống trở nên lạnh cứng. Anh giữ con chim trong lòng bàn tay, vuốt ve nó một cách buồn bã. Thình lình anh ném một cách dữ dội con chim đa đa đã chết xuống chân người lạ mặt. “Đây, lấy chiến lợi phẩm của ông đi!” “Không, tôi thực sự không thể. Thậm chí tôi cũng không thể nghĩ đến việc ấy nữa... Tôi thề đấy!” Nhưng người đi săn chỉ ném cái lồng vào trong bụi rậm và chậm chạp đi về phía ngôi làng. Đó là lần đầu tiên anh đi về tay không.            

Anh về nhà và mở máy cassette. Một lần nữa  anh lại nghe Beau hót, khiến tim anh như trĩu xuống. Lệ tuôn xuống mặt người đánh bẫy chim. Anh buồn thương than tiếc trong bảy ngày. Sau đó lấy máy cassette và trực chỉ lên núi, đặt máy cassette xuống và mở máy. Con Beau thương yêu của anh lại bắt đầu hót bài ca bất tận của anh. Nhưng ở những đoạn ngưng nghỉ, bao trùm một sự im lặng khủng khiếp.

VĨNH HIỀN dịch
(Dịch theo bản tiếng Anh
của nhà xuất bản Raguda,
Tajikistan, 1984)
(243/05-09)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • MISHIMA YUKIO (Nhật Bản)Nhà văn Nhật Bản Mishima Yukio (1925 - 1970) bắt đầu in các tác phẩm của mình từ những năm 20 tuổi. Ông được tặng nhiều giải thưởng văn học và ba lần được đề cử vào giải Nobel văn chương.

  • PAUXTÔPXKIChúng ta yêu mến thứ ánh sáng bảo hiểm của những ngọn hải đăng nhưng ít khi nhìn thẳng vào nó. Thường chỉ có những người bảo vệ và các tay lái tàu dán mắt vào hải đăng để kiểm tra bí mật độ loé sáng của nó. Bởi vì tất cả hải đăng trên biển đều nháy và nhấp nhánh khác nhau, theo những tín hiệu đó, người ta có thể biết được hải đăng nào và con tàu đang ở đâu.

  • SLAWOMIR MROZEK (Ba Lan)(Lê Bá Thự dịch từ nguyên bản tiếng Ba Lan)

  • ALPHONSE DAUDETSự kiện phản ánh trong truyện xảy ra năm 1871, thời kỳ chiến tranh Pháp - Phổ, khi quân đội Phổ (Đức) đã chiếm đóng và sáp nhập hai tỉnh Alsace và Lorraine của Pháp vào lãnh thổ Đức.

  • DOMINIQUE DE VILLEPINTác giả Dominique de Villepin, sinh năm 1953, đương kim Bộ trưởng Ngoại giao Pháp, là người phát ngôn cho chính sách hòa bình đối lập với đường lối chiến tranh Bush-Blair trong vụ tập kích Irak đầu năm 2003. Nơi đầu sóng ngọn gió của bang giao quốc tế, ông đã đồng thời cho xuất bản một khảo luận về Thơ, Ngợi ca những Người Cướp Lửa, tượng trưng cho Người Làm Thơ, qua hình ảnh mượn của Arthur Rimbaud, lấy từ huyền thoại Prométhée.

  • MARK TWAINTwain, Mark, (Samuel Langhorne Clemens), nhà văn Mỹ, (1835-1910). Sinh tại Florida, bang Missouri. Là con thứ tư trong một gia đình thương nhân nghèo. Chưa đầy 12 tuổi, Clemens đã phải thôi học để học nghề sắp chữ in, rồi làm đủ nghề. Năm 1853, bị thôi thúc bởi ý muốn tìm hiểu thế giới, lên đường đi nhiều nơi, làm thợ in công nhật ở St. Louis, New York và Philadelphia. Đến sông Mississipi, hành trình dự kiến đi Brazil bị đình lại vì Clemens lại mơ ước trở thành hoa tiêu trên sông.

  • HARUKI MURAKAMI (Nhật Bản)Chàng và nàng đang đi trên một con đường. Dọc bãi tha ma. Lúc nửa đêm. Sương mờ vây phủ. Họ tuyệt nhiên không định đi ở nơi chốn này vào lúc này. Nhưng vì các nguyên do khác nhau họ đã buộc phải đi. Họ bước vội vàng, nắm chặt tay nhau.

  • GRAHAM GREENE (Anh)Có tám người đàn ông Nhật đang ăn bữa tối ở nhà hàng cá nổi tiếng Bentley's. Họ chỉ trao đổi với nhau dăm ba câu bằng thứ tiếng mẹ đẻ khó hiểu của họ, nhưng luôn có nụ cười nhã nhặn và thường mỗi câu lại kèm một cử chỉ cúi đầu lịch thiệp. Tất cả tám người, trừ có một, đều đeo kính. Thỉnh thoảng cô gái xinh đẹp ngồi phía cửa sổ lại đưa một cái nhìn lướt qua họ, nhưng xem ra chuyện của cô ta quá quan trọng, khiến cô ta không thể thực sự chú ý tới bất kỳ ai trên đời ngoài chính mình và người ngồi cùng bàn.

  • VICTORIA CHIE (ÚC)Cảm giác xấu hổ như kẻ đang làm điều mờ ám, Anne Peterson đặt bút run run ghi tên mình vào phần trống trong bản tự giới thiệu của văn phòng môi giới hôn nhân. Chẳng lẽ lại đến nông nổi này sao? 49 tuổi, trông còn rất trẻ, duyên dáng, đầy sức sống, thành đạt, vật chất đầy đủ, đã ly dị, thế mà phải nhờ môi giới kiếm cho một tấm chồng. Mà anh ta là ai, cũng là một kẻ nào đấy tìm đến đây với những dòng tự giới thiệu cứng nhắc. Thôi, đành vậy chứ biết sao, chỉ vì quá yêu con gái Cindy mà Anne đã phải chịu đựng nỗi trống trải cô đơn ròng rã suốt bao năm trời.

  • NGÔ KIM LƯƠNG (Trung Quốc)"Nếu còn gặp người, nhất định phải nói", Trần Tĩnh đang nghĩ, ngước mắt lên nhìn ánh đèn vàng vọt trong ngõ nhỏ. Đêm khuya rồi, khắp nơi là hình ảnh kỳ quái của một màn đêm đen kịt. "Ai cha! Chiếc xe đạp xui xẻo này!" - Cô đẩy chiếc xe, không biết phải nói thế nào.Sau lưng vang lên một hồi chuông xe đạp, Trần Tĩnh "ai cha" một tiếng, chàng trai cưỡi xe đạp đã lướt vèo qua rồi.

  • S.MROZEKCó một lần tôi đi du lịch.Vì không có tàu trực tiếp đến nơi tôi cần tới nên tôi phải xuống một ga dọc đường để chuyển sang tàu khác.Hôm đó là một buổi tối. Mãi sáng hôm sau con tàu tiếp theo tôi sẽ phải đi mới đến.Tôi rời nhà ga, vào thị trấn để kiếm nơi ở trọ.

  • JOYCE BEGG (Úc)Bà Firbank trở thành hàng xóm của chúng tôi đã lâu, dễ đến sáu bảy năm nay, nhưng thật sự trong chúng tôi chẳng ai dám khẳng định mình biết rõ về người đàn bà này. Xung quanh bà ta lúc nào cũng bao phủ một bầu không khí bí hiểm, ma quái, ngay cả toà dinh thự cổ của bà ta cũng gợi cho người ta cái vẻ rờn rợn, lạnh lẽo giống như nơi trú ẩn của những linh hồn cõi âm.

  • KRISHNAN VARMAKrishnan Varma sinh ở Kerala, Ấn Độ. Ông viết bằng hai thứ tiếng Anh và Malayalam. Trong nhiều tác phẩm của mình, ông chia sẻ sự quan sát đối với cuộc sống của lớp người cùng khổ trên đất nước ông.

  • ARTURO VIVANTELời giới thiệu: Nhà văn Arturo Vivante sinh năm 1923 ở Rome, tốt nghiệp cử nhân đại học McGill, Canada, 1945, tốt nghiệp y khoa đại học Rome, 1949. Ông hành nghề bác sĩ toàn khoa, đồng thời sinh hoạt và nghiên cứu về văn chương ở một số trường đại học Mỹ. Vivante là nhà văn rất nổi tiếng với các truyện cực ngắn và các giai thoại.

  • KÔNXTANTIN PAUXTÔPXKI Mùa Thu. Những hạt sương mai tháng Chín lạnh giá, mọng nước rơi tung tóe từ những tán lá trên cao xuống và bắn cả vào người tôi. Sương từ các nhành cây nhỏ giọt xuống mặt nước sông đen thẫm, tạo thành những vòng tròn và chậm rãi lan ra xung quanh.

  • LTS: Mario Bendetti sinh tại Paso de los Toros (Tacuarembó ) ngày 14 tháng 9 năm 1920. Ông theo học tại trường tiểu học tiếng Đức ở Montevideo và trường trung học Miranda, đã từng làm nhiều nghề như nhân viên bán hàng, tốc kí, kế toán, viên chức nhà nước và phóng viên. Từ năm 1938 đến 1941 ông sống chủ yếu ở Buenos Aires . Năm 1945, khi trở về Montevideo, ông viết bài cho tuần báo nổi tiếng Marcha, qua đó trở thành phóng viên bên cạnh Carlos Quijano và rồi trở thành một thành viên trong ê-kíp của ông này cho tới tận năm 1974 khi tuần báo ngừng xuất bản.Năm 1973, vì lí do chính trị, ông phải rời bỏ tổ quốc,bắt đầu cuộc sống lưu vong kéo dài mười hai năm ở những quốc gia: Ác-hen-ti- na và Tây Ban Nha. Quãng thời gian này đã để lại những dấu ấn vô cùng sâu sắc trong cuộc đời ông cũng như trong văn nghiệp.

  • YUKIO MISHIMA (Nhật Bản)YUKIO MISHIMA tên thật là HIRAOKA KIMITAKE (1925-1970). Sinh tại Tokyo.Tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Tokyo . Nhà văn, kịch tác gia, đạo diễn sân khấu và điện ảnh, diễn viên.Năm 16 tuổi đã xuất bản truyện vừa lãng mạn Khu rừng nở hoa. Tiểu thuyết Lời thú tội của chiếc mặt nạ ra năm 1949 đã khẳng định tên tuổi của nhà văn trẻ tài năng và trở thành tác phẩm được đánh giá là kinh điển của nền văn học Nhật Bản.

  • KOMASHU SAKIO (Nhật Bản)Sinh 28/1/1931 tại Osaka (Nhật Bản). Nhà văn chuyên viết truyện khoa học giả tưởng nổi tiếng của Nhật Bản.Tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Kyoto , chuyên ngành Văn học Italia.Từ năm 1957 là phóng viên Đài Phát thanh Osaka và viết cho một số các báo. Năm 1961 chiến thắng trong cuộc thi truyện ngắn giả tưởng xuất sắc do tạp chí "SF Magasines" tổ chức.Tác phẩm của Komatsu đã được dịch ra rất nhiều thứ tiếng trên thế giới.

  • S. MROZEK (Ba Lan)Có lần tôi bắt gặp một con chó ác bụng đang rượt đuổi một con mèo. Bởi tôi là người yêu động vật nên tôi bèn vớ ngay một cục đá to sụ quẳng vào con chó khiến nó ngã lăn quay, nằm đứ đừ một hồi lâu. Chú mèo nhỏ không nhà, con vật bé xíu nom mệt phờ râu. Không chút do dự - tôi cho nó nương nhờ. Đây quả là một con mèo đẹp mã, lông mịn màng, mắt long lanh. Tôi đem nhốt nó vào trong nhà, đoạn bỏ đi chơi bời trác táng.

  • KITA MORIO (Nhật Bản)Kita Morio (sinh năm 1927) là nhà văn thuộc thế hệ hậu chiến của Nhật Bản. Tốt nghiệp Đại học Y. Năm 1960 được trao giải thưởng mang tên Akutagawa với truyện ngắn Trong bóng tối đêm, cốt truyện xảy ra trong một bệnh viện tâm thần ở Đức thời kì Chiến Tranh Thế Giới thứ II. Nổi tiếng với các tác phẩm giả tưởng khoa học và chống chiến tranh.