Buổi học cuối cùng

19:01 05/06/2009
ALPHONSE DAUDETSự kiện phản ánh trong truyện xảy ra năm 1871, thời kỳ chiến tranh Pháp - Phổ, khi quân đội Phổ (Đức) đã chiếm đóng và sáp nhập hai tỉnh Alsace và Lorraine của Pháp vào lãnh thổ Đức.

Alphonse Daudet (1840-1897)

Sáng hôm đó, vì mải dạo chơi ngoài đồng để lắng nghe tiếng chim kêu lảnh lót và ngắm cảnh thôn trang được chiếu nắng bởi ánh mặt trời rực rỡ, nên tôi đi học muộn. Sợ bị phạt vì trễ giờ, tôi chạy thật nhanh, nhanh hơn bất cứ ngày nào.

Thông thường, lúc mới vào học bao giờ cũng ồn ào, lũ học trò hay nhìn ra ngoài đường. Nhưng hôm nay thì không thế, mà thảy đều có vẻ lo lắng bồn chồn. Qua khung cửa sổ nhìn vào, tôi thấy các bạn tôi ai đã ngồi vào chỗ nấy, và khi tôi vào lớp thì thầy giáo M.Hamel ngoái nhìn tôi, nói với một giọng rất đỗi dịu dàng: "Lại chỗ ngồi nhanh lên Frantz!"

Tôi ngồi xuống ghế để ý thấy thầy M.Hamel mặc lễ phục. Tôi còn thấy trong lớp ngoài thầy trò chúng tôi, còn có nhiều cô bác trong làng đến dự. Ai nấy đều buồn rầu.

- Các con thân yêu của tôi! - Thầy giáo dịu dàng lên tiếng - Hôm nay chính là bài học tiếng Pháp cuối cùng của các con. Lệnh từ Berlin truyền đến là kể từ nay, các trường trong hai tỉnh Alsace và Lorraine chỉ được dạy bằng tiếng Đức. Thấy giáo mới ngày mai sẽ về đến nơi!

Bài học tiếng Pháp cuối cùng của tôi là đây ư? Từ rày về sau tôi sẽ không còn đọc, còn học tiếng Pháp bao giờ nữa à? Tôi chua xót tự nhủ và chợt hiểu vì sao lại có mặt mấy cô bác người làng trong lớp học lúc này.

- Các con thân yêu - Thầy lại tiếp - Tiếng Pháp là một ngôn ngữ đẹp nhất trần đời. Hãy luôn luôn nói chuyện với nhau bằng tiếng Pháp để chẳng bao giờ quên tiếng nói của Tổ quốc, đó là nghĩa vụ của các con.

Tiếp đó thầy giáo đọc bài học hôm nay cho chúng tôi chép, và tôi tiếp thu nó một cách dễ dàng. Tôi lắng nghe tiếng chim ca lảnh lót ngoài vườn, và tự hỏi: "Chúng sẽ hót bằng tiếng Đức như thế nào nhỉ?"

Đột nhiên chuông đồng hồ điểm mười hai tiếng và mấy tên lính Phổ đi qua ngoài cửa sổ, thầy giáo đứng dậy, mặt tái mét:

- Các... các bạn... Tôi... tôi... - Thấy lắp bắp vì sợ, không nói hết câu, thầy bèn quay lại bảng, lấy phấn viết lên mấy chữ: "Nước Pháp muôn năm!"

HOÀNG BÌNH TRỌNG dịch
(Qua bản tiếng Pháp đăng trong tuyển Alphonse Daudet)
(175/09-03)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Dazai Osamu (1909 - 1948) tác gia kiệt xuất, đại diện cho “trường phái vô lại”, đó là một nhóm các nhà văn có khuynh hướng nổi loạn và tự hủy, trong nền văn học cận - hiện đại Nhật Bản. Phần lớn những tác phẩm của ông đều mang tính chất tự thuật với văn phong u mặc, diễn tả tâm trạng bế tắc trong thời kỳ hậu chiến và bi kịch cá nhân, đồng thời cũng dí dỏm, hài hước một cách cay đắng.

  • Han Kang được trao giải Nobel Văn học năm 2024 do có “văn xuôi đầy chất thơ mãnh liệt đối mặt với những tổn thương lịch sử và phơi bày sự mong manh của đời người”.


  • XERGÂY ĐÔVLATÔP

  • SHERWOOD ANDERSON

  • WILLIAM SOMERSET MAUGHAM

    William Somerset Maugham là tiểu thuyết gia người Anh. Ông sinh năm 1874 tại Paris, Pháp, và là con của một cố vấn pháp luật trong tòa đại sứ Anh tại Paris.

  • Okamoto Kanoko (1889 - 1939) nhà thơ Tanka và là nhà nghiên cứu Phật giáo. Sinh ra trong một gia đình giàu có tại Tokyo, sau khi tốt nghiệp trường nữ sinh Atomi, bà theo học nữ tác gia Yosano Akiko và đã công bố một số bài thơ Tanka.

  • Nhà văn Mỹ Sarah Orne Jewett sinh năm 1849 và mất năm 1909. Bà là nhà tiểu thuyết, nhà thơ và nhà văn viết truyện ngắn (Short Story Writer). Bang Maine là không gian chính trong tác phẩm của bà. Văn chương của bà sớm đề cập đến các vấn đề sinh thái và các vấn đề xã hội khác, có tính vùng miền.
                        Trần Ngọc Hồ Trường dịch và giới thiệu

  • C. J. MCCARTHY

    Cormac McCarthy là nhà văn người Mỹ, ông nổi tiếng với phong cách viết bạo liệt và u ám. McCarthy chuyên viết tiểu thuyết và được giới hàn lâm đánh giá cao ở ngay tiểu thuyết đầu tiên, The Orchard Keeper (1965), nhưng ông không thành công với độc giả đại chúng.


  • FERNANDO SORRENTINO

  • Jon Fosse là kịch gia đương đại, nổi danh với tặng thưởng Nobel văn chương 2023. Số lượng truyện ngắn đã xuất bản không nhiều, Jon Fosse vẫn ghi dấu với một phong cách độc đáo. Người em gái nhỏ (Søster) xuất bản năm 2000, bản dịch Anh ngữ in trong tập Scenes from a childhood (Damion Searls dịch) năm 2018.

  • JOSEPHIN JOHNSON
                       (Mỹ)

    Gnark ngồi trong buồng ngủ, mắt nhìn những tấm giấy phủ tường. Một cảm giác là lạ xâm chiếm lòng anh.

  • SRI DAORUANG

    Nhà văn Sri Daoruang tên thật là Wanna Sawasdsri, sinh năm 1943, quê quán ở Phitsanulok, Bắc Bangkok, Thái Lan. Bà là tác giả của tuyển tập Quỷ truyện Dân gian (Tales of the Demon Folk, 1984).

  • HENRI TROYAT

    LTS. Henri Troyat tên thật là Lev Tarassov sinh năm 1911 tại Moskva. Viện sĩ Viện Hàn lâm Pháp. Giải thưởng văn học đầu tiên với tác phẩm "Faux jours" (1935). Ông đã xuất bản trên 20 tác phẩm tiểu thuyết và truyện ngắn. Những tác phẩm được dư luận đặc biệt chú ý như bộ ba tiểu thuyết "Tant que la terre durera" (1947), "Le sac et la cendre" (1948) và "Etrangers sur la terre" (1950) hoặc như "La lumière des Justes"... Ông còn viết cả kịch bản văn học. Truyện ngắn "Cơn choáng" (Le vertige) lấy từ tập "La Fosse Commune" xuất bản năm 1986.

  • Yamakawa Masao (1930 - 1965), tên thật là Yamakawa Yoshimi, ông sinh ở Tokyo, tốt nghiệp Đại học tư thục Keo (khoa Pháp văn). Yamakawa Masao từng làm biên tập cho Tạp chí văn học Mita Bungaku. Sau đó ông viết và công bố các truyện ngắn như: Cái chết mỗi ngày, Năm ấy, Công viên ven biển… với phong cách tinh tế, miêu tả sự phi lý của cái chết và tuổi trẻ thời kỳ hậu chiến. Ông qua đời năm 34 tuổi do tai nạn giao thông.

  • Nhà văn Ấn Độ (người Hindi), Krishna Baldev Vaid sinh năm 1927. Ông học đại học tại Punjab và Harvard; dạy học tại nhiều trường đại học ở Ấn Độ và Mỹ. Ông viết tiểu thuyết, kịch, truyện ngắn, phê bình và dịch thuật văn học. Tác phẩm của ông được dịch ra nhiều ngôn ngữ như Anh, Pháp, Đức, Ý, Ba Lan, Nga, Nhật và các tiếng khác ở Ấn Độ.

  • HÁCH XUYÊN THỨ LANG
                          (Nhật)

    Phải dấu việc này không cho anh ấy biết. Lãng Tử nghĩ vậy và nắm chặt bao nhỏ trong tay, tần ngần rảo bước trên cầu. Đêm tối không người với dòng sông lặng lẽ trôi giữa một màn đen kịt, và rồi nó sẽ mang đi điều bí mật của ta.

  • DHUMKETU

    Dhumketu là bút danh của Gaurishankar Govardhauram, là nhà văn Ấn Độ (1892 - 1965), thường được xem như là một trong những người khai sáng loại hình truyện ngắn. Tác phẩm của ông thường có bút pháp gây xúc động, lãng mạn hoặc miêu tả đậm nét những cảm xúc của con người.