Cuộc sống trên những bánh xe

16:36 11/09/2008
TOIVO TOOTSEN ( )LGT: Đây là một truyện hài hước thú vị về nạn kẹt xe. Tác giả đã sử dụng một thủ pháp phóng đại đến mức vô lý, không tưởng: một vụ kẹt xe bất tận từ đám cưới đến sinh con, ly dị, tái kết hôn, con vào đại học và kết hôn mà cuộc kẹt xe vẫn chưa kết thúc!. Mượn một tình huống kẹt xe “hoang tưởng” này, nhà văn muốn gởi tới một thông điệp hài hước một cách bi đát: nếu giao thông ở các đô thị lớn không ở các đô thị lớn không được tổ chức một cách khoa học thì từ đời cha đến đời con nạn kẹt xe vẫn chưa được giải quyết.                                                                                                                 TSCH


Những bó hoa lớn trên tay, chúng tôi ngồi trên xe hơi. Mới chỉ một giờ trước chúng tôi còn là cô dâu chú rể, bây giờ chúng tôi đã là vợ chồng.
Luồng xe cộ lưu thông của đại đô thị ôm chặt chúng tôi một cách ấm áp. Ở bên trái và ở bên phải chúng tôi, những ánh đèn tín hiệu giao thông đang nhấp nháy, phía trước và sau chúng tôi, những chiếc còi xe đang nhấn bóp, hàng chục động cơ đang gầm rú dưới capô xe, sẵn sàng phóng đi ở cơ hội đầu tiên. Nhưng chẳng có cơ hội nào cả, đang là giờ cao điểm kẹt xe. Có lẽ đúng là chúng tôi không thể di chuyển được trong những ngày đầu tiên. Chúng tôi đang chuyên tâm đến nhau đến nỗi chúng tôi đã chẳng có thì giờ để lái xe cho đúng lúc. Tuy vậy, sau một tuần, cô vợ trẻ của tôi trở nên bồn chồn đôi chút khi cô ấy khám phá ra rằng chiếc xe của chúng tôi thậm chí còn chẳng xê dịch được lấy một gang tay.
 “Thuyền bạn càng đi chậm chừng nào bạn càng tiến xa được chừng ấy”, tôi động viên nàng. Và tôi đúng. Ngày hôm ấy, chúng tôi dịch được ít nhất là nửa thước. Chúng tôi mở một bữa tiệc nho nhỏ để ăn mừng sự kiện này. Chẳng khó khăn gì để sắp đặt một bữa tiệc vì hai chiếc xe phía trước chúng tôi bấy giờ đang đỗ trước một cửa hàng bán đồ du lịch. Trong vòng hai tháng trời, cửa hàng bán đồ du lịch đã bán sạch hết mọi thứ hàng hoá. Nhưng không có nghĩa là chúng tôi có tai họa gì. Vào thời gian ấy, chúng tôi đã làm quen với một tài xế xe tải đang chở thực phẩm đông lạnh, một tài xế giao bia cho nhà hàng, một tài xế chuyên chở cá tươi. Người sau cùng là một anh bạn đặc biệt tốt bụng, bọn tôi đã trải qua những ngày tuyệt vời cùng nhau quanh cái bể chứa cá hương, với một cái cần câu làm bằng một sợi dây nịt và một cái đồ mở nút chai. Khi chúng tôi vượt qua được điểm tín hiệu giao thông đầu tiên, chúng tôi ăn mừng sự kiện này bằng cách mở một bữa tiệc trong chiếc xe buýt đỗ lân cận khu vực. Thực ra ngày hôm nay chúng tôi mắc một chứng đau đầu, và càng đau đầu hơn khi chúng tôi biết là cái bồn xe chứa bia đã bốc mùi chua. Ngoại trừ một vài rủi ro nho nhỏ, chúng tôi sống tốt đẹp và hạnh phúc. Đơn giản là dòng xe cộ đã quá đông đúc đến nỗi không có một con mèo đen nào có thể băng qua đường trước mắt chúng tôi cả.
Sau chín mùa trôi qua, con trai chúng tôi chào đời. Chúng tôi gọi nó là Ánh Sáng Giao Thông. Các cư dân của những chiếc xe hàng xóm đến thăm đứa bé, họ la lên: “Hoan hô!” và chúc cho kẻ mới sinh một cuộc đời êm ả như một con đường tráng nhựa. Không lâu sau đó, chúng tôi buộc phải đưa một bố cáo lên trên tấm kính chắn gió của xe mình. “Một xe hai chỗ ngồi muốn đổi một xe chỗ ngồi ít nhất là bốn. Xăng nhớt không quan trọng”. Xăng nhớt không quan trọng bởi vì con lộ đang chạy về phía xuống dốc. Có một lô đề nghị được đưa đến. Lẽ tự nhiên trong số đó có những kẻ muốn kiếm chút lợi ích ở tình trạng khó khăn của chúng tôi. Chẳng hạn, có một người nào đó muốn đổi cho chiếc Taporozheta cũ kỹ xộc xệch mà thậm chí cũng chẳng có lấy một động cơ nào của anh ta. Anh ta lập luận rằng nó sẽ cho một chỗ nằm tránh được gió, và rằng dù sao thì chuyện lái xe chẳng thành vấn đề gì nữa. Chúng tôi từ chối, bởi vì ngoại trừ những điều khác, chiếc xe nằm ngoài vòng đỗ xe của chúng tôi. Sau cùng chúng tôi quyết định chọn chiếc Pobeda tuy cũ hơn mà rộng rãi hơn. Điều tiện lợi không thể tranh cãi được của nó là sợi ăng ten dài thượt ở phía sau xe, rất thích hợp để phơi tã lót. Mọi việc dường như đang diễn biến suôn sẻ thì biến cố xảy ra. Không phải với chiếc xe vì nó không thể xảy ra sự cố với tốc độ chậm như vậy. Nó xảy ra với cuộc hôn nhân của chúng tôi. Chúng tôi phải đương đầu với sự kiện là con trai chúng tôi đã đến tuổi đi học. Nhưng vào thời buổi ấy người ta vẫn chưa thành lập một trường học trên xe buýt. Vợ tôi và tôi cùng thảo luận mọi ngóc ngách của vấn đề và cuối cùng phải quyết định hy sinh cuộc hôn nhân của chúng tôi để lo cho việc học hành của con trai mình. Chúng tôi chia tay. Bấy giờ vợ tôi và con trai tôi sống trong xe của một người đàn ông khác. Mặc dù xe là một chiếc tồi tàn, nhưng người đàn ông là một giáo viên tiểu học, và đó mới là vấn đề. Trong vòng bốn năm, tôi sẽ có thời gian để có con trai tôi sống với tôi. Ngay lúc này tôi sửa soạn gởi mẫu quảng cáo này đi khắp nơi. “Muốn chia sẽ một chiếc xe với một nữ giáo viên dạy khoa học, toán học, ngoại ngữ, nghệ thuật, âm nhạc và tâm lý học.” Nhưng một cách bí mật, tôi mơ đến cái ngày mà chúng tôi sẽ quay về nhà: con trai tôi đã tốt nghiệp đại học và nó là một chàng trai trẻ tuổi, độc lập, với một cô dâu bên cạnh nó, rồi thì chúng tôi có thể cùng nhau khởi động xe đi tới phòng đăng ký kết hôn.
VĨNH HIỀN dịch

(nguồn: TCSH số 228 - 02 - 2008)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Dazai Osamu (1909 - 1948) tác gia kiệt xuất, đại diện cho “trường phái vô lại”, đó là một nhóm các nhà văn có khuynh hướng nổi loạn và tự hủy, trong nền văn học cận - hiện đại Nhật Bản. Phần lớn những tác phẩm của ông đều mang tính chất tự thuật với văn phong u mặc, diễn tả tâm trạng bế tắc trong thời kỳ hậu chiến và bi kịch cá nhân, đồng thời cũng dí dỏm, hài hước một cách cay đắng.

  • Han Kang được trao giải Nobel Văn học năm 2024 do có “văn xuôi đầy chất thơ mãnh liệt đối mặt với những tổn thương lịch sử và phơi bày sự mong manh của đời người”.


  • XERGÂY ĐÔVLATÔP

  • SHERWOOD ANDERSON

  • WILLIAM SOMERSET MAUGHAM

    William Somerset Maugham là tiểu thuyết gia người Anh. Ông sinh năm 1874 tại Paris, Pháp, và là con của một cố vấn pháp luật trong tòa đại sứ Anh tại Paris.

  • Okamoto Kanoko (1889 - 1939) nhà thơ Tanka và là nhà nghiên cứu Phật giáo. Sinh ra trong một gia đình giàu có tại Tokyo, sau khi tốt nghiệp trường nữ sinh Atomi, bà theo học nữ tác gia Yosano Akiko và đã công bố một số bài thơ Tanka.

  • Nhà văn Mỹ Sarah Orne Jewett sinh năm 1849 và mất năm 1909. Bà là nhà tiểu thuyết, nhà thơ và nhà văn viết truyện ngắn (Short Story Writer). Bang Maine là không gian chính trong tác phẩm của bà. Văn chương của bà sớm đề cập đến các vấn đề sinh thái và các vấn đề xã hội khác, có tính vùng miền.
                        Trần Ngọc Hồ Trường dịch và giới thiệu

  • C. J. MCCARTHY

    Cormac McCarthy là nhà văn người Mỹ, ông nổi tiếng với phong cách viết bạo liệt và u ám. McCarthy chuyên viết tiểu thuyết và được giới hàn lâm đánh giá cao ở ngay tiểu thuyết đầu tiên, The Orchard Keeper (1965), nhưng ông không thành công với độc giả đại chúng.


  • FERNANDO SORRENTINO

  • Jon Fosse là kịch gia đương đại, nổi danh với tặng thưởng Nobel văn chương 2023. Số lượng truyện ngắn đã xuất bản không nhiều, Jon Fosse vẫn ghi dấu với một phong cách độc đáo. Người em gái nhỏ (Søster) xuất bản năm 2000, bản dịch Anh ngữ in trong tập Scenes from a childhood (Damion Searls dịch) năm 2018.

  • JOSEPHIN JOHNSON
                       (Mỹ)

    Gnark ngồi trong buồng ngủ, mắt nhìn những tấm giấy phủ tường. Một cảm giác là lạ xâm chiếm lòng anh.

  • SRI DAORUANG

    Nhà văn Sri Daoruang tên thật là Wanna Sawasdsri, sinh năm 1943, quê quán ở Phitsanulok, Bắc Bangkok, Thái Lan. Bà là tác giả của tuyển tập Quỷ truyện Dân gian (Tales of the Demon Folk, 1984).

  • HENRI TROYAT

    LTS. Henri Troyat tên thật là Lev Tarassov sinh năm 1911 tại Moskva. Viện sĩ Viện Hàn lâm Pháp. Giải thưởng văn học đầu tiên với tác phẩm "Faux jours" (1935). Ông đã xuất bản trên 20 tác phẩm tiểu thuyết và truyện ngắn. Những tác phẩm được dư luận đặc biệt chú ý như bộ ba tiểu thuyết "Tant que la terre durera" (1947), "Le sac et la cendre" (1948) và "Etrangers sur la terre" (1950) hoặc như "La lumière des Justes"... Ông còn viết cả kịch bản văn học. Truyện ngắn "Cơn choáng" (Le vertige) lấy từ tập "La Fosse Commune" xuất bản năm 1986.

  • Yamakawa Masao (1930 - 1965), tên thật là Yamakawa Yoshimi, ông sinh ở Tokyo, tốt nghiệp Đại học tư thục Keo (khoa Pháp văn). Yamakawa Masao từng làm biên tập cho Tạp chí văn học Mita Bungaku. Sau đó ông viết và công bố các truyện ngắn như: Cái chết mỗi ngày, Năm ấy, Công viên ven biển… với phong cách tinh tế, miêu tả sự phi lý của cái chết và tuổi trẻ thời kỳ hậu chiến. Ông qua đời năm 34 tuổi do tai nạn giao thông.

  • Nhà văn Ấn Độ (người Hindi), Krishna Baldev Vaid sinh năm 1927. Ông học đại học tại Punjab và Harvard; dạy học tại nhiều trường đại học ở Ấn Độ và Mỹ. Ông viết tiểu thuyết, kịch, truyện ngắn, phê bình và dịch thuật văn học. Tác phẩm của ông được dịch ra nhiều ngôn ngữ như Anh, Pháp, Đức, Ý, Ba Lan, Nga, Nhật và các tiếng khác ở Ấn Độ.

  • HÁCH XUYÊN THỨ LANG
                          (Nhật)

    Phải dấu việc này không cho anh ấy biết. Lãng Tử nghĩ vậy và nắm chặt bao nhỏ trong tay, tần ngần rảo bước trên cầu. Đêm tối không người với dòng sông lặng lẽ trôi giữa một màn đen kịt, và rồi nó sẽ mang đi điều bí mật của ta.

  • DHUMKETU

    Dhumketu là bút danh của Gaurishankar Govardhauram, là nhà văn Ấn Độ (1892 - 1965), thường được xem như là một trong những người khai sáng loại hình truyện ngắn. Tác phẩm của ông thường có bút pháp gây xúc động, lãng mạn hoặc miêu tả đậm nét những cảm xúc của con người.