Mùa mưa

09:18 16/01/2015

 (SHO). Huế đầu đông. Mưa lâm thâm,dai dẳng. Mưa kéo theo các cơn lạnh se lòng. Cái lạnh không đậm đà như miền Bắc không đột ngột như miền Nam, nó âm thầm âm thầm đủ để làm xao xuyến  nổi lòng người xa quê... Ngồi một mình trong phòng trọ, con chợt nhớ, một mùa mưa, xa rồi...

Qua mưa. Ảnh: Internet

Mùa mưa năm ấy, nội mới ra đi mãi mãi. Căn nhà vốn nhỏ bé ngày nào nay lại càng nhỏ bé hơn, cô quạnh hơn khi thiếu đi tiếng goị thân yêu của bà hôm nào. Mùa mưa đến,cơn gió lạnh lùa về. Và cũng như đã hẹn trước, cái căn bệnh thấp khớp quái ác lại hành hạ ba, chân ba tê cứng lại, những vết bầm tím vây quanh đôi chân nhỏ bé của ba. Nhìn ba đau lại phải gồng mình chống chọi, con còn nhỏ quá không ý thức được gì nhiều nhưng giọt nước mắt ở trên mắt con lại rơi vì thấy ba đau. Hồi mệ còn, mệ cũng thui thủi khóc một mình và trong lòng đau thắt.’Răng hắn còn trẻ mà ông trời hành hạ nó thế, tui già rồi có gì cứ để tui đau , thân già này không có gì để tiếc nữa’. Những nỗi vất vả mệ chịu đựng chẳng thấm tháp gì so với sự xáo động của lòng mệ khi nhìn ba. Khi ba đau mệ bôi thuốc nhẹ nhàng lên chân ba. Con không bao giờ quên được cảnh tượng đó. Mệ đột ngột ra đi, mọi việc trong nhà từ lớn đến bé lại đổ lên vai mẹ. Nhà mình hồi ấy còn khó khăn, nhưng ba mẹ vẫn gồng mình nuôi hai đúa con thành người, để không phải thua kém bè bạn... .Nhớ lại mà con thấy đau quá. Nhà mình vốn khó khăn, con đến trường với chiếc áo mưa cũ, lại rách nữa chứ. Những vết rách , bà đã khéo léo khâu lại nhưng vẫn không giấu được sự tơi tả. Giờ nó lại thêm một vết rách mới từ cổ đến ngực. Ba dán vụng về nên còn tệ hơn chưa dán nữa. Vậy là ba đưa chiếc áo mưa của ba cho con ,chiếc áo mưa màu đen, con mặc vào che hết cả mặt mũi . Con vùng vằng không chịu mặc tới trường. Con xấu hổ với bè bạn. Nhìn mấy đứa bạn cùng lớp mặc áo mưa in hình đủ màu săc còn thơm mùi mới nữa chứ, con thầm ghen tị và ao ước có một chiếc như vậy. Mặc kệ  ba dỗ dành,con vẫn cứng đầu không chịu mặc, vậy là đi đầu trần dưới cơn mưa buốt lạnh. Tủi thân, con khóc ròng mà vô tình không biết mắt ba cũng đỏ hoe... Chiều đi học về ba đưa cho con chiếc áo mưa mới toanh ,con vui sướng và nhảy cẫng lên. Chiếc áo mưa niềm ao ước bấy lâu nay của con đây mà. Đón lấy chiếc áo mưa từ tay ba con vui lắm, nhưng con cũng chợt tự hỏi tiền đâu ba mua áo mưa mới cho mình đây? Nụ cười trên môi con thay bằng sự lo lắng. Mẹ kêu con tới với vẻ giận dỗi :’con biết áo mưa đó đâu ra không? Tiền thuốc tuần này ba đem mua cho con đó’. Con lặng người không thốt lên thành lời vì con biết rằng lỗi con là quá lớn. Ba biết con sắp khóc nên ba kể chuyện cười con nghe. Vậy là nước mắt con rơi lẫn trong tiếng cười của ba. Con thương ba nhiều lắm. Có lẽ ba phải gồng mình lại để chống chịu với nỗi đau tê tái bù lại ba mang lại niềm vui nho nhỏ của con. Ba quên đi nỗi đau ấy nhưng con thì không, con sẽ nhớ và mang theo tình cha trên suốt đường đời...

Hôm nay, trời lại mưa. Cơn mưaHuế thâm trầm dai dẳng. Không biết giờ này ở nhà ba đang làm gì, cũng có thể chứng bệnh cũ lại tái phát lúc trái gió trở trời nhưng chắc chắn rằng ba rất yên lòng vì đứa con ngu ngơ ngày nào giờ đã lớn và trưởng thành . Nhưng con hiểu rằng không bao giờ trong lòng ba là không nghĩ và lo lắng cho con..Cám ơn ba,!!!, con mong mùa mưa nhanh dứt.

 THU VÂN

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • PHẠM XUÂN PHỤNG

    Một buổi sáng tháng 7 năm 1994, tại Văn phòng Đảng ủy Bệnh viên Trung ương Huế, tôi tiếp một nhân viên văn phòng Hội Văn học Nghệ thuật (nay là Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế).

  • TRẦN NGUYÊN HÀO  

    Lòng nhân ái của Bác Hồ dành cho mọi người dân Việt Nam; tình yêu thương ở Bác lan tỏa đến những người nô lệ mất nước và những người cùng khổ trên khắp thế gian, cho những người da đen bị phân biệt chủng tộc, cho cả những người da trắng bần cùng, cho những người phụ nữ các nước đế quốc thực dân có chồng con bị đưa sang Việt Nam và nước thuộc địa làm bia đỡ đạn; và cho cả chính những người lính ở bị đưa đi đánh nhau và nhận những cái chết oan uổng trong các cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa.

  • HÀN NHÃ LẠC

    Thêm một giọng ca tài danh từng tôn cao giá trị di sản ca Huế vừa ra đi: nghệ sĩ nhân dân Minh Mẫn vừa qua đời ngày 13 tháng ba năm 2018, nhằm ngày 26 tháng giêng âm lịch.

  • ĐẠI HỘI VHNT THỪA THIÊN HUẾ LẦN THỨ NHẤT

    (Trích bài phát biểu của đồng chí Vũ Thắng, nguyên ủy viên BCH Trung ương Đảng CSVN, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế tại Đại Hội)

  • HÒA ÁI   

    Đến nay, những bài thơ chúc Tết của Hồ Chủ tịch đã trở thành di sản của dân tộc. Những bài thơ chúc Tết của Bác trong mỗi dịp Tết đều toát lên tư tưởng chỉ đạo của Đảng ta trong một giai đoạn lịch sử.

  • PHẠM PHÚ PHONG
              Du ký  

    Do cách chia thời gian theo ngày tháng, người ta thường coi thời gian trôi/ đi qua, nhưng thực ra thời gian vẫn đứng yên đó thôi, chỉ có con người và vạn vật trôi qua dưới con mắt chăm chú, kiên trì và nhẫn nại của thời gian.

  • TRẦN THỊ KIÊN TRINH

    Là em gái của anh nhưng khi tôi được sinh ra anh đã tròn hai mươi tuổi. Những gì nhớ về anh chỉ là ký ức tuổi thơ trong khu vườn tranh thỉnh thoảng anh về.

  • LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG  
       (Viết từ lời kể của cựu chiến binh Đặng Hà)

    Tôi tình cờ đọc được thông tin Hải quân Mỹ lấy thành phố Huế để đặt tên cho một tuần dương hạm mang tên USS Hue City (CG-66). Tuần dương hạm này thuộc lớp Ticonderoga, trang bị tên lửa, gắn với trận đánh Trung đoàn 1, Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ tham chiến Huế vào dịp Tết Mậu Thân.

  • NGUYỄN TỰ LẬP  

    Cuộc Tổng công kích - Tổng khởi nghĩa Tết Mậu Thân 1968 của quân và dân ta trên chiến trường miền Nam cách đây tròn nửa thế kỷ (1968 - 2018).

  • Những tượng đài thiêng liêng trong lòng dân Quảng Điền   

    NGUYỄN QUANG HÀ
                             Bút ký 

  • Thái độ về cuộc Cần Vương

    Người thẩm vấn (NTV): Ông có phải là kẻ hâm mộ người anh hùng cuối cùng trong cuộc tử chiến chống người Pháp đó không?

  • CHƯƠNG THÂU

    Hồ sơ Thẩm vấn là tập tài liệu khá khá dày dặn của Hội đồng xử án Tòa Đề hình của chính quyền thực dân để chuẩn bị xử Phan Bội Châu vào ngày 23/11/1925 tại Hà Nội.

  • LTS: Kỷ niệm 150 năm ngày sinh của chí sĩ Phan Bội Châu, Sông Hương được tiếp cận với bản thảo “Vụ án Phan Bội Châu năm 1925: Hồ sơ thẩm vấn”. Đây là nguồn tư liệu quý, nằm trong tập Bổ di II lần đầu được công bố về vụ án chí sĩ Phan Bội Châu.

  • Cuối mùa hè năm 1978 chúng tôi là lứa lưu học sinh đầu tiên được tới Liên Xô bằng máy bay, trước đây chỉ đi bằng tàu hỏa liên vận qua Bắc Kinh. Đối với nhiều người Việt Nam lúc bấy giờ, nhất là những người lính sau mấy năm chỉ sống ở núi rừng, Moscow thực sự là thiên đường.

  • DƯƠNG PHƯỚC THU

    Dưới thời Pháp thuộc, những năm đầu thế kỷ XX, để ra được một tờ báo - mà lại báo tiếng Việt do người Việt quản lý tại Kinh đô Huế quả thực nhiêu khê và vô cùng khó khăn, phức tạp.

  • ĐẶNG NHẬT MINH

    Tôi vẫn còn nhớ đinh ninh cảnh quay đầu tiên của phim Cô gái trên sông vào tháng 10 năm 1987 là cảnh Liên, nhà báo nữ (do Hà Xuyên đóng) đến bệnh viện Huế tìm gặp Nguyệt (do Minh Châu đóng).

  • THÁI KIM LAN

    Con đường ấy, từ dốc cầu Gia Hội đổ xuống, dọc theo con sông nhánh trước kia còn gọi là sông Đông Ba, Hàng Đường, rồi Bạch Đằng, lấy tên dòng sông chảy qua chùa Diệu Đế, qua cầu Đồng Ba, về Bao Vinh, ngã Ba Sình, con đường mang nhiều vẻ lạ, nó mang phố về biển khơi và chuyên chở tứ xứ về kinh thành, vốn là phố cổ một thời với những căn nhà gỗ kiến trúc thuần Huế, nơi những gia đình thượng lưu, quý tộc định cư  một thời quan quan thư cưu

  • DƯƠNG PHƯỚC THU

    Ngay sau Cách mạng Tháng Tám thành công, Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời, nhận chỉ thị của Hồ Chủ tịch, đại diện Ủy ban Nhân dân lâm thời Thừa Thiên và Ủy ban Nhân dân Trung Bộ đóng tại Huế đã đến mời cụ Huỳnh Thúc Kháng, một tiến sĩ Nho học yêu nước, một nhà báo nổi tiếng, một người không đảng phái ra Hà Nội gặp cụ Hồ.

  • HƯƠNG CẦN

    Vài năm lại đây, báo chí thường nhắc đến ông hai lúa Bùi Hiển (Thủ Dầu Một, Bình Dương) tự chế thành công chiếc máy bay trực thăng vào năm 2012, ông làm chiếc thứ hai vào năm 2014.

  • VŨ HẢO

    Tháng Tám năm 1945 đã trở thành mốc son chói lọi, vẻ vang trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Cách mạng tháng Tám thành công đã phá tan xiềng xích của thực dân, phát xít, lật đổ chế độ phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước của dân, do dân và vì dân.