(SHO). Huế đầu đông. Mưa lâm thâm,dai dẳng. Mưa kéo theo các cơn lạnh se lòng. Cái lạnh không đậm đà như miền Bắc không đột ngột như miền Nam, nó âm thầm âm thầm đủ để làm xao xuyến nổi lòng người xa quê... Ngồi một mình trong phòng trọ, con chợt nhớ, một mùa mưa, xa rồi...
Qua mưa. Ảnh: Internet
Mùa mưa năm ấy, nội mới ra đi mãi mãi. Căn nhà vốn nhỏ bé ngày nào nay lại càng nhỏ bé hơn, cô quạnh hơn khi thiếu đi tiếng goị thân yêu của bà hôm nào. Mùa mưa đến,cơn gió lạnh lùa về. Và cũng như đã hẹn trước, cái căn bệnh thấp khớp quái ác lại hành hạ ba, chân ba tê cứng lại, những vết bầm tím vây quanh đôi chân nhỏ bé của ba. Nhìn ba đau lại phải gồng mình chống chọi, con còn nhỏ quá không ý thức được gì nhiều nhưng giọt nước mắt ở trên mắt con lại rơi vì thấy ba đau. Hồi mệ còn, mệ cũng thui thủi khóc một mình và trong lòng đau thắt.’Răng hắn còn trẻ mà ông trời hành hạ nó thế, tui già rồi có gì cứ để tui đau , thân già này không có gì để tiếc nữa’. Những nỗi vất vả mệ chịu đựng chẳng thấm tháp gì so với sự xáo động của lòng mệ khi nhìn ba. Khi ba đau mệ bôi thuốc nhẹ nhàng lên chân ba. Con không bao giờ quên được cảnh tượng đó. Mệ đột ngột ra đi, mọi việc trong nhà từ lớn đến bé lại đổ lên vai mẹ. Nhà mình hồi ấy còn khó khăn, nhưng ba mẹ vẫn gồng mình nuôi hai đúa con thành người, để không phải thua kém bè bạn... .Nhớ lại mà con thấy đau quá. Nhà mình vốn khó khăn, con đến trường với chiếc áo mưa cũ, lại rách nữa chứ. Những vết rách , bà đã khéo léo khâu lại nhưng vẫn không giấu được sự tơi tả. Giờ nó lại thêm một vết rách mới từ cổ đến ngực. Ba dán vụng về nên còn tệ hơn chưa dán nữa. Vậy là ba đưa chiếc áo mưa của ba cho con ,chiếc áo mưa màu đen, con mặc vào che hết cả mặt mũi . Con vùng vằng không chịu mặc tới trường. Con xấu hổ với bè bạn. Nhìn mấy đứa bạn cùng lớp mặc áo mưa in hình đủ màu săc còn thơm mùi mới nữa chứ, con thầm ghen tị và ao ước có một chiếc như vậy. Mặc kệ ba dỗ dành,con vẫn cứng đầu không chịu mặc, vậy là đi đầu trần dưới cơn mưa buốt lạnh. Tủi thân, con khóc ròng mà vô tình không biết mắt ba cũng đỏ hoe... Chiều đi học về ba đưa cho con chiếc áo mưa mới toanh ,con vui sướng và nhảy cẫng lên. Chiếc áo mưa niềm ao ước bấy lâu nay của con đây mà. Đón lấy chiếc áo mưa từ tay ba con vui lắm, nhưng con cũng chợt tự hỏi tiền đâu ba mua áo mưa mới cho mình đây? Nụ cười trên môi con thay bằng sự lo lắng. Mẹ kêu con tới với vẻ giận dỗi :’con biết áo mưa đó đâu ra không? Tiền thuốc tuần này ba đem mua cho con đó’. Con lặng người không thốt lên thành lời vì con biết rằng lỗi con là quá lớn. Ba biết con sắp khóc nên ba kể chuyện cười con nghe. Vậy là nước mắt con rơi lẫn trong tiếng cười của ba. Con thương ba nhiều lắm. Có lẽ ba phải gồng mình lại để chống chịu với nỗi đau tê tái bù lại ba mang lại niềm vui nho nhỏ của con. Ba quên đi nỗi đau ấy nhưng con thì không, con sẽ nhớ và mang theo tình cha trên suốt đường đời...
Hôm nay, trời lại mưa. Cơn mưaHuế thâm trầm dai dẳng. Không biết giờ này ở nhà ba đang làm gì, cũng có thể chứng bệnh cũ lại tái phát lúc trái gió trở trời nhưng chắc chắn rằng ba rất yên lòng vì đứa con ngu ngơ ngày nào giờ đã lớn và trưởng thành . Nhưng con hiểu rằng không bao giờ trong lòng ba là không nghĩ và lo lắng cho con..Cám ơn ba,!!!, con mong mùa mưa nhanh dứt.
THU VÂN
TRẦN HUYỀN ÂN
Tôi thường hay nghĩ về tết gắn liền với hình ảnh của mạ tôi - người thường kể cho tôi nghe câu chuyện tết bằng câu mở đầu: “Hồi nớ, tết là...”.
Kinh tặng, hương hồn nghệ sĩ Châu Thành
“Những con hổ xám đường 14” là biệt danh mà nguyên Thành đội trưởng Huế Thân Trọng Một dùng để tôn vinh một Trung đội bộ đội địa phương Quận 4 miền Tây Thừa Thiên do A Lơn chỉ huy.
Sau cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 9 năm, kết thúc bằng Điện Biên Phủ lẫy lừng, chờ tổng tuyển cử sau Hiệp định Genève hai năm mòn mỏi, quân dân ta còn phải trường kỳ kháng Mỹ dài mấy mươi năm.
LÊ XUÂN VIỆT
Sau ngày miền Nam giải phóng (Xuân 1975) tôi chuyển công tác từ Đại học tổng hợp Hà Nội vào Huế. Ở thành phố đẹp và thơ, đầy mơ mộng này rất hợp ngành văn mà tôi say mê và theo đuổi từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông.
PHẠM HỮU THU Nếu không nghe những nhận xét, dù kiệm lời của những vị cựu lãnh đạo địa phương và không trực tiếp kiểm chứng, thú thật là tôi không thể viết về con người này, một con người không chỉ dũng cảm trong chiến đấu mà còn giàu lòng nhân ái đối với đối phương và tận tâm vì nghĩa tình đồng đội. Người đó là ông Lê Hữu Tòng, nguyên Huyện đội trưởng Huyện đội Hương Thủy!
Hồng Thế vừa làm thơ vừa cày ruộng ở quê. Cách đây mấy năm, anh có con bò già không cày được nữa, phải bán đi để mua bò mới.
TẤN HOÀI
bút ký
Nhà văn Graham Grin có một quyển tiểu thuyết "MỘT NGƯỜI MỸ TRẦM LẶNG".
NHẤT LÂM
Bút ký
NGUYỄN PHÚC ƯNG ÂN
Hồi ký
Tôi tỉnh giấc. Ngoảnh sang bên cạnh thấy các bạn đã ngồi dậy. Nằm yên trong bóng đêm, tôi thử tính xem mình đang còn cách Huế mấy cây số.
HỮU THU - CHIẾN HỮU
Ghi chép
Cuối năm ngoái, huyện Hương Trà tổ chức khánh thành hồ chứa nước Khe Rưng.
THANH THANH
Thật bất ngờ đọc lại một năm thơ Sông Hương dưới trăng rằm mười bốn chạp rồi ngơ ngẩn bấm đốt tay.
HÀ KHÁNH LINH - NGUYỄN KHẮC PHÊ
Chuẩn bị ra số kỷ niệm 10 năm giải phóng, Tòa soạn Tạp chí Sông Hương đã có kế hoạch phỏng vấn đồng chí Vũ Thắng, ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Trị Thiên, nhưng chương trình làm việc trong tuần của đồng chí văn phòng đã xếp quá chật.
PHẠM HUY LIỆU
Hồi ký
Đầu tháng 9/1968 tôi điều trị ở Bệnh viện Binh trạm 34, tỉnh Saravane, Nam Lào. Viện nằm trong thung lũng. Xung quanh nhiều núi cao rừng già nên cũng ít bị máy bay Mỹ quấy nhiễu.
DƯƠNG PHƯỚC THU
Bắt sáu tên giặc Pháp nhảy dù xuống huyện Phong Điền.
Ngày 23 tháng 8 năm 1945, Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Huế thắng lợi, chiều cùng ngày, tại Sân vận động Bảo Long (về sau đổi gọi là Sân vận động Tự Do), trước hàng vạn đồng bào dự mít tinh, Ủy ban Cách mạng lâm thời tỉnh Thừa Thiên được thành lập và ra mắt, do nhà giáo Tôn Quang Phiệt làm Chủ tịch.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
Tôi tỉnh giấc khi trời còn tối, nhưng không sao ngủ được nữa. Không phải vì tiếng động của những guồng máy quay, tiếng những vành thép nghiền vỡ vụn đá và cờ-lanh-ke.
TRẦN SỬ kể
HOÀNG NHÂN ghi
Chiến tranh du kích ở huyện Hương Thủy trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp đã diễn ra với nhiều hình thức chiến đấu đầy tính chất sáng tạo của toàn dân.
NGÔ MINH
Đối với anh em làm thơ, viết văn ở ba tỉnh Bình - Trị - Thiên trong nhiều chục năm qua, nhà thơ Hải Bằng là người không thể quên!
HỒNG NHU
Tôi biết anh, đọc anh từ trong kháng chiến chống Pháp, nhưng mỗi người một đơn vị công tác, mãi đến năm 1972 mới gặp nhau. Đó là một ngày mùa hè, bấy giờ Đông Hà vừa mới được giải phóng.