(SHO). Huế đầu đông. Mưa lâm thâm,dai dẳng. Mưa kéo theo các cơn lạnh se lòng. Cái lạnh không đậm đà như miền Bắc không đột ngột như miền Nam, nó âm thầm âm thầm đủ để làm xao xuyến nổi lòng người xa quê... Ngồi một mình trong phòng trọ, con chợt nhớ, một mùa mưa, xa rồi...
Qua mưa. Ảnh: Internet
Mùa mưa năm ấy, nội mới ra đi mãi mãi. Căn nhà vốn nhỏ bé ngày nào nay lại càng nhỏ bé hơn, cô quạnh hơn khi thiếu đi tiếng goị thân yêu của bà hôm nào. Mùa mưa đến,cơn gió lạnh lùa về. Và cũng như đã hẹn trước, cái căn bệnh thấp khớp quái ác lại hành hạ ba, chân ba tê cứng lại, những vết bầm tím vây quanh đôi chân nhỏ bé của ba. Nhìn ba đau lại phải gồng mình chống chọi, con còn nhỏ quá không ý thức được gì nhiều nhưng giọt nước mắt ở trên mắt con lại rơi vì thấy ba đau. Hồi mệ còn, mệ cũng thui thủi khóc một mình và trong lòng đau thắt.’Răng hắn còn trẻ mà ông trời hành hạ nó thế, tui già rồi có gì cứ để tui đau , thân già này không có gì để tiếc nữa’. Những nỗi vất vả mệ chịu đựng chẳng thấm tháp gì so với sự xáo động của lòng mệ khi nhìn ba. Khi ba đau mệ bôi thuốc nhẹ nhàng lên chân ba. Con không bao giờ quên được cảnh tượng đó. Mệ đột ngột ra đi, mọi việc trong nhà từ lớn đến bé lại đổ lên vai mẹ. Nhà mình hồi ấy còn khó khăn, nhưng ba mẹ vẫn gồng mình nuôi hai đúa con thành người, để không phải thua kém bè bạn... .Nhớ lại mà con thấy đau quá. Nhà mình vốn khó khăn, con đến trường với chiếc áo mưa cũ, lại rách nữa chứ. Những vết rách , bà đã khéo léo khâu lại nhưng vẫn không giấu được sự tơi tả. Giờ nó lại thêm một vết rách mới từ cổ đến ngực. Ba dán vụng về nên còn tệ hơn chưa dán nữa. Vậy là ba đưa chiếc áo mưa của ba cho con ,chiếc áo mưa màu đen, con mặc vào che hết cả mặt mũi . Con vùng vằng không chịu mặc tới trường. Con xấu hổ với bè bạn. Nhìn mấy đứa bạn cùng lớp mặc áo mưa in hình đủ màu săc còn thơm mùi mới nữa chứ, con thầm ghen tị và ao ước có một chiếc như vậy. Mặc kệ ba dỗ dành,con vẫn cứng đầu không chịu mặc, vậy là đi đầu trần dưới cơn mưa buốt lạnh. Tủi thân, con khóc ròng mà vô tình không biết mắt ba cũng đỏ hoe... Chiều đi học về ba đưa cho con chiếc áo mưa mới toanh ,con vui sướng và nhảy cẫng lên. Chiếc áo mưa niềm ao ước bấy lâu nay của con đây mà. Đón lấy chiếc áo mưa từ tay ba con vui lắm, nhưng con cũng chợt tự hỏi tiền đâu ba mua áo mưa mới cho mình đây? Nụ cười trên môi con thay bằng sự lo lắng. Mẹ kêu con tới với vẻ giận dỗi :’con biết áo mưa đó đâu ra không? Tiền thuốc tuần này ba đem mua cho con đó’. Con lặng người không thốt lên thành lời vì con biết rằng lỗi con là quá lớn. Ba biết con sắp khóc nên ba kể chuyện cười con nghe. Vậy là nước mắt con rơi lẫn trong tiếng cười của ba. Con thương ba nhiều lắm. Có lẽ ba phải gồng mình lại để chống chịu với nỗi đau tê tái bù lại ba mang lại niềm vui nho nhỏ của con. Ba quên đi nỗi đau ấy nhưng con thì không, con sẽ nhớ và mang theo tình cha trên suốt đường đời...
Hôm nay, trời lại mưa. Cơn mưaHuế thâm trầm dai dẳng. Không biết giờ này ở nhà ba đang làm gì, cũng có thể chứng bệnh cũ lại tái phát lúc trái gió trở trời nhưng chắc chắn rằng ba rất yên lòng vì đứa con ngu ngơ ngày nào giờ đã lớn và trưởng thành . Nhưng con hiểu rằng không bao giờ trong lòng ba là không nghĩ và lo lắng cho con..Cám ơn ba,!!!, con mong mùa mưa nhanh dứt.
THU VÂN
Ngày 18 tháng 9 năm 2015, được sự nhất trí của lãnh đạo tỉnh, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm thành lập. Đây là một hoạt động có ý nghĩa lịch sử và cũng vô cùng giàu chất nhân văn, nhằm ôn lại những trang sử vẻ vang của một vùng đất giàu văn hóa - về một trung tâm văn hóa - văn học nghệ thuật tiêu biểu của nước nhà.
TRẦN BẢO ĐỊNH
Thương nhớ chú Tư Sâm.
Phải nói ngay rằng, hồi trai trẻ, tôi không thích giới văn chương, chỉ thích giới văn nghệ. Chẳng hiểu vì sao?
BÙI KIM CHI
Thời thiếu nữ của tôi gắn liền với Thành nội. Nơi này tôi đã sinh ra và lớn lên. Tôi yêu Thành nội. Thành nội đã đi vào cuộc đời tôi với nhiều sắc màu.
THANH TÙNG
Kinh đô Huế cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, bầu trời u ám của xã hội phong kiến Việt Nam lúc mãn chiều xế bóng đã phát ra tín hiệu của một vì sao NGUYỄN TẤT THÀNH.
LÊ HUY MẬU
Anh Điềm, bấy giờ còn là Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa TW, nhưng đã sắp nghỉ. Anh ra thăm Côn Đảo. Trong đoàn tháp tùng anh ra Côn Đảo của Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu có tôi.
PHẠM HỮU THU
1.
Cuối năm 1989, tôi cùng Trần Phá Nhạc ghé 47 C Duy Tân, Quận 3 - TP. HCM thăm anh Trịnh Công Sơn.
LGT: Hiện không nhiều tài liệu miêu tả miêu tả về đời sống, sinh hoạt văn hóa, xã hội của Huế vào thập niên 30 - 40 của thế kỷ trước. Bản dịch dưới đây là trích đoạn từ cuốn nhật kí Adieu Saigon, Au revoir Hanoi (Chào Hà Nội, tạm biệt Sài Gòn - Nhật ký kì nghỉ năm 1943) của Claudie Beaucarnot.
DÃ LAN NGUYỄN ĐỨC DỤ
Hồi Ký
Ba mươi tháng tư. Tôi đang dùng bữa tối cùng gia đình thì chợt nghe tivi thông báo ông Thanh Nghị chết.
PHƯỚC VĨNH
Hình ảnh Hồ Chủ tịch là nguồn cảm hứng sáng tạo đối với nhiều nghệ sĩ tạo hình Việt Nam.
BỬU Ý
Đinh Cường đã vĩnh biệt tất cả chúng ta! Một nghệ sĩ trong cái ý nghĩa toàn diện, cao đẹp nhất, một nghệ sĩ làm lan tỏa nghệ thuật ra chung quanh mình cho gia đình, cho bạn bè, cho cả đời sống, khiến anh trở thành tâm điểm cho những cuộc gặp mặt, những buổi hội hè.
PHAN NGỌC MINH
1. Năm 2004, tôi triển lãm tranh tại Foyer du Vietnam - Paris, do ông Võ Văn Thận, là nhà thơ kiêm phụ trách quán bảo trợ. Tại đây tôi đã gặp gỡ được nhiều bạn bè Việt Pháp, trong không khí thân thiện ấm áp…
PHAN NGỌC MINH
1. Năm 2004, tôi triển lãm tranh tại Foyer du Vietnam - Paris, do ông Võ Văn Thận, là nhà thơ kiêm phụ trách quán bảo trợ. Tại đây tôi đã gặp gỡ được nhiều bạn bè Việt Pháp, trong không khí thân thiện ấm áp…
VÕ SƠN TRUNG
Trong gần một thế kỷ qua, bạn đọc Việt Nam đã tiếp cận khá nhiều tác phẩm của đại thi hào Ấn Độ Rabindranath Tagore, trong đó có hàng chục tập thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch nói, tiểu luận, và thậm chí cả hồi ký của thi hào…
Lần đầu nói chuyện trực tiếp với họa sĩ Đinh Cường tại xe cà phê Tôn trước nhà thờ Tôn Nhân Phủ ở Thành Nội, tôi: “Thưa thầy!” Anh khoát tay: “Úi dà, bày đặt. Chỗ bạn bè anh em với nhau cả, thầy bà chi nghe đỗ mệt!”
TRẦN NGUYỄN KHÁNH PHONG
Thật vui mừng và xúc động khi cầm trên tay tập sách Rừng hát của cố nhạc sĩ Trương Minh Phương do gia đình tặng. Tuyển tập dày 1.328 trang, chia làm 4 phần, tập hợp những sáng tác, nghiên cứu văn học nghệ thuật trong cuộc đời của nhạc sĩ.
VÕ TRIỀU SƠN
Ngay sau Lễ Quốc khánh 2/9/1945 ra mắt nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, công cuộc kiến thiết đất nước được bắt đầu, trong đó có văn hóa.
VÕ TRIỀU SƠN
Ngay sau Lễ Quốc khánh 2/9/1945 ra mắt nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, công cuộc kiến thiết đất nước được bắt đầu, trong đó có văn hóa. Những ngày tháng đầu tiên của các hoạt động văn hóa nghệ thuật dưới chính thể Việt Nam mới diễn ra thật sôi nổi. Sau đây là lược thuật một số hoạt động trong mùa đông 1945, cách đây tròn 70 năm.
LỮ QUỲNH
"Vì tôi là người Huế và đã một thời tuổi trẻ nặng nợ với sông Hương suốt những mùa hè nóng bức ngủ đò nên tôi nhìn sông Hương luôn luôn với đôi mắt của người bạn.
Sáng ngày 27-11-2015 tôi đến nghĩa trang Père Lachaise để tiễn anh đến nơi yên nghỉ cuối cùng, sau khi hỏa táng, anh sẽ nằm trong ngôi mộ gia đình, đây cũng là nơi nhạc sĩ Chopin yên giấc ngàn thu nhưng trái tim thì trở về quê hương Ba Lan. Nguyễn Thiên Đạo cũng thế anh nằm ở Paris nhưng trái tim và tâm hồn anh từ lúc sống đến lúc chết luôn luôn hướng về Việt Nam.
HOÀI MỤC
Vừa giải phóng xong ba tôi đưa cả gia đình từ thành phố về quê. Cuộc sống vất vả nhưng quá nhiều cái mới lạ nên đầu óc con nít của tôi khi mô cũng thấy háo hức.