Cho rằng lễ Vu lan dần trở nên vững bền, sâu sắc hơn trong văn hóa Việt, tuy nhiên nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ trao đổi với Tiền Phong rằng cần xem lại nếu các nghi lễ đó quá trọng hình thức, tổ chức tràn lan theo phong trào.
Hàng nghìn người ngồi kín lòng đường dự lễ Vu lan ở chùa Phúc Khánh. Ảnh: Như Ý.
Là nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, ông nhìn nhận thế nào về sự thay đổi của lễ Vu lan những năm gần đây?
Gần đây, lễ Vu lan tổ chức ở các chùa được tổ chức chu đáo hơn, hoành tráng hơn. Ngoài phần lễ thì các đêm nghệ thuật cũng được chú trọng tổ chức và thường là kéo dài từ hai ngày trở lên trong kỳ lễ Vu lan. Đây không chỉ là ngày lễ báo hiếu mà còn là ngày cầu siêu cho thập loại chúng sinh để mong cho những linh hồn bơ vơ đầy tội nghiệp được siêu thoát.
Tôi vừa dự ngày lễ này tại Di tích văn hóa chùa Hoằng Phúc (Lệ Thủy, Quảng Bình). Thật thiêng liêng và cảm động. Các lời phát biểu của người dẫn, của Chủ tịch UBND huyện, của nhà sư giám tự đều rất hay cả về nội dung và nghệ thuật ngôn từ. Tôi thoạt nghĩ rằng, nếu giáo viên dạy văn nào cũng có thể có những văn bản mang tính nghệ thuật cao như vậy về phật hạnh, về gia đình, về quê hương, đất nước, về các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc... thì tốt biết bao.
Rất nhiều chùa hiện nay đang mở lớp hiếu hạnh nhân dịp nghỉ hè cho học sinh các cấp, dịp này cũng là dịp tổng kết kì học về đạo hiếu của con cháu với cha mẹ ông bà, họ tham gia các chương trình văn nghệ say sưa, thành kính, các sáng tác thơ ca về công cha nghĩa mẹ, về lẽ yêu thương nhân quần, trách nhiệm với truyền thống và đất nước.
Ở các gia đình theo lẽ thường mọi người cúng rằm, nhưng đây là rằm của lễ trọng trăm năm nên cũng được chú trọng hơn. Tất nhiên, cũng như các lễ tiết khác trong năm, tục đốt vàng mã cũng có nhiều lãng phí, tốn kém. Đó là điều chưa được.
Vu lan vốn từ văn hoá Phật giáo mà ra, hiện tượng tổ chức lễ Vu lan tràn lan như hiện nay theo ông có phù hợp với văn hóa người Việt?
Đúng là Vu lan có nguồn gốc từ nghi lễ Phật giáo Ấn Độ rồi truyền bá đi khắp nơi trên thế giới. Cũng như các lý thuyết khoa học chúng tôi đã được đào tạo và đang thực hành nghiên cứu cũng xuất phát từ châu Âu đó thôi, nhưng nay phát triển rộng lớn đến nỗi đào tạo ra không có việc làm. Cho nên, nó xuất phát từ đâu chỉ quan trọng một phần, mà nó đã trở thành giá trị như thế nào trong cuộc sống hiện thực mới quan trọng hơn. Bản thân nó đã trở thành văn hóa của chúng ta: sâu sắc, vững bền qua thời gian và không gian.
Lễ Vu lan vốn là dịp để thể hiện lòng hiếu thảo của con cái đang bị hình thức hóa thậm chí ngày càng ảo hơn qua những đại lễ Vu lan hoành tráng tổ chức ở nhiều ngôi chùa hiện nay. Theo ông có nhất thiết phải chạy theo phong trào như thế mới đúng là báo hiếu?
Lòng hiếu thảo là ngọn nguồn của muôn đạo đức. Trong Phật giáo, đạo hiếu hạnh đứng đầu mọi đạo lễ khác. Đạo hiếu trong đạo Phật không chỉ bó hẹp trong gia đình mà nó mở rộng cho muôn chúng sinh, cho cả cỏ cây, môi trường, môi sinh vì theo lẽ luân hồi, con người ta kiếp này là con của nhiều lần sinh hóa ở những thực kiếp khác nhau nên ai, loài gì cũng là cha mẹ tổ tiên ta cả. Cần biết mang ơn tất cả, và cầu mong cho tất cả tồn tại an lành.
Chữ hiếu của đạo Phật rộng lớn biết bao. Lễ hội nào có chủ điểm đạo đức con người ở các tôn giáo thì cần khẳng định và khuyến khích. Tôi thấy rằng, càng gần đây, các lễ Vu lan ở các chùa càng phong phú hơn, ý nghĩa càng sâu sắc hơn. Tuy nhiên, nếu chỉ trọng về hình thức, đua nhau làm tràn lan mà yếu kém về giáo lý, ý nghĩa, giá trị thì cần chỉnh đốn. Chạy theo phong trào mà thiếu nhân văn thì cái gì cũng sẽ nằm trong tình trạng “thái quá tất bất cập”.
Cảm ơn ông.
|
Theo Tiền Phong
Nhiều phụ huynh lo lắng giá sách giáo khoa sẽ tăng khi thực hiện chủ trương xã hội hóa. Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu giá sách giáo khoa trong chương trình giáo dục phổ thông mới không vượt giá sách hiện hành. Điều này mang lại niềm vui cho phụ huynh nhưng lại khiến các nhà xuất bản “đứng ngồi không yên”. Trước tình hình này, có ý kiến đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập hội đồng thẩm định giá sách.
Giữa những dòng tin với gam màu xám trên các kênh thông tin hàng ngày, tôi dừng lại ở những dòng chữ ấm áp tình người: một cụ ông ở Kon Tum, năm nay đã 90 tuổi, bán lạc làm từ thiện. Ông là Lưu Bình, ở P.Quyết Thắng, TP.Kon Tum.
Nghiêm Thuần (Yanchun), 52 tuổi, người Vũ Hán. Chị bị nhiễm virus Corona chủng mới (2019-nCoV), giống như vài chục ngàn người khác ở Hồ Bắc. Giữa tâm chấn đại dịch vốn dĩ trở thành cơn bão quét qua nhiều tỉnh thành Trung Quốc, Vũ Hán bị phong tỏa, Nghiêm Thuần không thể tìm ra bất kỳ một bệnh viện nào nhận chữa trị chị, tất cả đều quá tải. Nghiêm Thuần quyết định tự cách ly tại nhà để tìm cách kháng bệnh.
Thực hiện chủ trương xã hội hóa, nhiều nguồn lực đã được đầu tư cho lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật. Tuy nhiên, do nhận thức của xã hội còn hạn chế, cùng những yếu kém trong cách làm của các đơn vị văn hóa, nghệ thuật, việc thực hiện chủ trương gặp nhiều rào cản.
Trong Tết Nguyên đán 2020, nhiều nhà xuất bản, công ty sách đã cho ra mắt, tái bản nhiều tựa sách Tết đặc sắc, đem đến cho bạn đọc những thông tin, kiến thức quý giá về phong tục, văn hóa Việt gắn với Tết cổ truyền của dân tộc, gắn với những hồi ức, kỷ niệm thời ấu thơ của nhiều thế hệ... Với tính hấp dẫn đó đã giúp sách Tết tạo được sức hút trong lòng bạn đọc.
NGUYỄN THANH TÂM
Báo tết - báo xuân đã trở thành một hoạt động thường niên mỗi dịp tết đến xuân về của những người làm báo Việt Nam. Dịp ấy, người đọc cũng háo hức chờ đón những số báo rực rỡ, tươi tắn, bừng lên như sắc hoa đón chào xuân ấm.
“Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh” thường được nhắc đến như biểu tượng của Tết Việt. Thực tế, Tết ở các vùng miền trên cả nước phong phú, đa dạng hơn, trải qua các thời kỳ lịch sử lại thay đổi nhiều. Tuy nhiên, giá trị căn cốt và thiêng liêng của Tết thì giống nhau, và vẫn đang được lưu giữ, tiếp nối qua thời gian.
Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2019 - 2024 vừa khép lại trong niềm vui vì đã chọn ra được tân Chủ tịch là NSND Thúy Mùi – vị nữ Chủ tịch đầu tiên của hội.
Nhiều năm qua, vì thiếu đội ngũ những người sáng tác - tác giả, soạn giả giỏi nghề nên sân khấu TPHCM ở cả lĩnh vực cải lương lẫn kịch nói cứ ngày một khan hiếm kịch bản chất lượng. Đặc biệt, trong năm 2019, hàng loạt tác phẩm cũ (ra đời cách nay hàng chục năm) lần lượt được tái dựng, càng cho thấy sự khủng hoảng trầm trọng của vấn đề kịch bản sân khấu.
Trong cuộc sống hiện đại, khi âm nhạc điện tử đang phát triển mạnh mẽ thì việc kế thừa và phát triển âm nhạc dân tộc, đặc biệt là nghệ thuật đàn bầu Việt Nam, đang đặt ra nhiều thách thức.
Internet, việc số hóa sách và sự ra đời của những công cụ đọc sách điện tử, chính những cái mới ấy, cùng sự phổ biến chúng trong đời sống một cách rất nhanh chóng, đã buộc người ta phải nêu câu hỏi: Liệu đã sắp đến lúc sách giấy “cáo chung”?
Lần đầu xuất bản năm 1942 tại Nhà in Lê Cường, “Giáo dục nhi đồng” của nữ tác giả Đạm Phương Nữ Sử trình bày những quan điểm sâu sắc về tầm quan trọng của giáo dục gia đình đối với sự trưởng thành của trẻ nhỏ, xa hơn là đối với sự cường thịnh của một dân tộc.
ĐẶNG NGỌC NGUYÊN
Chỉ trong vòng ba mươi năm sau đổi mới đất nước 1986, giao thông Việt Nam đã phát triển vượt bậc. Từ chỗ trên đường cái quan xe đạp nhiều hơn xe máy, giờ chủ yếu lại là ô tô xuôi ngược.
Chúng ta đang sống trong một thế giới mà thiết bị điện tử kết nối internet đã trở thành công cụ tìm kiếm, tra cứu, làm việc, học tập, giải trí... trở nên rất phổ biến. Câu hỏi đặt ra là con người đang kết nối với con người, với thế giới như thế nào? Bộ sách “Chúng vận hành như thế nào?” của NXB Kim Đồng có thể là một gợi ý dành cho các bạn đọc nhỏ tuổi.
NGUYỄN QUANG PHƯỚC
Công cuộc chống tham nhũng do Đảng khởi xướng và thực hiện đang ngày càng quyết liệt, công cuộc “đốt lò” hiện nay đã và đang nhận được sự ủng hộ của cả hệ thống chính trị, của toàn thể đồng bào và sự hợp tác chặt chẽ từ quốc tế. Chống tham nhũng quyết liệt, là cách toàn Đảng thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: không ngừng xây dựng, chỉnh đốn cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức. Khi được “Lòng Dân” tin tưởng, khi nhân dân ủng hộ và tham gia thì vạn sự tất thành.
Sau 10 năm thực hiện hai tiêu chí văn hóa thuộc Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới, cơ sở vật chất, văn hóa thể thao cũng như đời sống tinh thần của người dân ở nhiều địa phương trong cả nước đã được cải thiện. Tuy nhiên, kết quả hoàn thiện hai tiêu chí này chưa thật sự đồng đều.
Liên hoan Sân khấu thử nghiệm quốc tế diễn ra từ ngày 4 đến 13-10 tại Hà Nội được kỳ vọng sẽ có nhiều đột phá trong thể hiện ngôn ngữ hình thể, cấu trúc, làm giàu thêm ngôn ngữ của nghệ thuật sân khấu.
Trong thời đại công nghệ phát triển, ít nhiều cũng ảnh hưởng đến nhận thức của các bạn trẻ, nhất là đối với học sinh, sinh viên. Để các em hiểu đâu là tốt, đâu là xấu và biết trân trọng những giá trị mà ông cha ta đã gìn giữ từ bao đời, diễn giả văn hóa Hồ Nhựt Quang (học trò GS.TS Trần Văn Khê) tiếp tục thay thầy thực hiện dự án vinh danh văn hóa trong học đường.
Khán giả Bắc Giang hâm mộ chèo đang được sống trong bầu không khí sôi động với tiếng trống, tiếng đàn, tiếng nhị réo rắt bổng trầm cùng những câu hát chèo trong Liên hoan chèo toàn quốc, tổ chức tại Bắc Giang. Những ngày qua, liên hoan thật sự gây chú ý và đọng lại nhiều cảm xúc đối với các nhà quản lý, văn nghệ sĩ cùng đông đảo nhân dân địa phương.