Lễ Vu lan không nên chỉ trọng hình thức

14:50 08/09/2017

Cho rằng lễ Vu lan dần trở nên vững bền, sâu sắc hơn trong văn hóa Việt, tuy nhiên nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ trao đổi với Tiền Phong rằng cần xem lại nếu các nghi lễ đó quá trọng hình thức, tổ chức tràn lan theo phong trào.

Hàng nghìn người ngồi kín lòng đường dự lễ Vu lan ở chùa Phúc Khánh. Ảnh: Như Ý.

Là nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, ông nhìn nhận thế nào về sự thay đổi của lễ Vu lan những năm gần đây?

Gần đây, lễ Vu lan tổ chức ở các chùa được tổ chức chu đáo hơn, hoành tráng hơn. Ngoài phần lễ thì các đêm nghệ thuật cũng được chú trọng tổ chức và thường là kéo dài từ hai ngày trở lên trong kỳ lễ Vu lan. Đây không chỉ là ngày lễ báo hiếu mà còn là ngày cầu siêu cho thập loại chúng sinh để mong cho những linh hồn bơ vơ đầy tội nghiệp được siêu thoát.

Tôi vừa dự ngày lễ này tại Di tích văn hóa chùa Hoằng Phúc (Lệ Thủy, Quảng Bình). Thật thiêng liêng và cảm động. Các lời phát biểu của người dẫn, của Chủ tịch UBND huyện, của nhà sư giám tự đều rất hay cả về nội dung và nghệ thuật ngôn từ. Tôi thoạt nghĩ rằng, nếu giáo viên dạy văn nào cũng có thể có những văn bản mang tính nghệ thuật cao như vậy về phật hạnh, về gia đình, về quê hương, đất nước, về các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc... thì tốt biết bao.

Rất nhiều chùa hiện nay đang mở lớp hiếu hạnh nhân dịp nghỉ hè cho học sinh các cấp, dịp này cũng là dịp tổng kết kì học về đạo hiếu của con cháu với cha mẹ ông bà, họ tham gia các chương trình văn nghệ say sưa, thành kính, các sáng tác thơ ca về công cha nghĩa mẹ, về lẽ yêu thương nhân quần, trách nhiệm với truyền thống và đất nước.

Ở các gia đình theo lẽ thường mọi người cúng rằm, nhưng đây là rằm của lễ trọng trăm năm nên cũng được chú trọng hơn. Tất nhiên, cũng như các lễ tiết khác trong năm, tục đốt vàng mã cũng có nhiều lãng phí, tốn kém. Đó là điều chưa được.

Vu lan vốn từ văn hoá Phật giáo mà ra, hiện tượng tổ chức lễ Vu lan tràn lan như hiện nay theo ông có phù hợp với văn hóa người Việt?

Đúng là Vu lan có nguồn gốc từ nghi lễ Phật giáo Ấn Độ rồi truyền bá đi khắp nơi trên thế giới. Cũng như các lý thuyết khoa học chúng tôi đã được đào tạo và đang thực hành nghiên cứu cũng xuất phát từ châu Âu đó thôi, nhưng nay phát triển rộng lớn đến nỗi đào tạo ra không có việc làm. Cho nên, nó xuất phát từ đâu chỉ quan trọng một phần, mà nó đã trở thành giá trị như thế nào trong cuộc sống hiện thực mới quan trọng hơn. Bản thân nó đã trở thành văn hóa của chúng ta: sâu sắc, vững bền qua thời gian và không gian.

Lễ Vu lan vốn là dịp để thể hiện lòng hiếu thảo của con cái đang bị hình thức hóa thậm chí ngày càng ảo hơn qua những đại lễ Vu lan hoành tráng tổ chức ở nhiều ngôi chùa hiện nay. Theo ông có nhất thiết phải chạy theo phong trào như thế mới đúng là báo hiếu?

Lòng hiếu thảo là ngọn nguồn của muôn đạo đức. Trong Phật giáo, đạo hiếu hạnh đứng đầu mọi đạo lễ khác. Đạo hiếu trong đạo Phật không chỉ bó hẹp trong gia đình mà nó mở rộng cho muôn chúng sinh, cho cả cỏ cây, môi trường, môi sinh vì theo lẽ luân hồi, con người ta kiếp này là con của nhiều lần sinh hóa ở những thực kiếp khác nhau nên ai, loài gì cũng là cha mẹ tổ tiên ta cả. Cần biết mang ơn tất cả, và cầu mong cho tất cả tồn tại an lành.

Chữ hiếu của đạo Phật rộng lớn biết bao. Lễ hội nào có chủ điểm đạo đức con người ở các tôn giáo thì cần khẳng định và khuyến khích. Tôi thấy rằng, càng gần đây, các lễ Vu lan ở các chùa càng phong phú hơn, ý nghĩa càng sâu sắc hơn. Tuy nhiên, nếu chỉ trọng về hình thức, đua nhau làm tràn lan mà yếu kém về giáo lý, ý nghĩa, giá trị thì cần chỉnh đốn. Chạy theo phong trào mà thiếu nhân văn thì cái gì cũng sẽ nằm trong tình trạng “thái quá tất bất cập”.

Cảm ơn ông.
 

Nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền: Càng xa hoa càng đi ngược lại cái tâm tốt

Bản chất của lễ Vu lan khuyến khích con người ta báo hiếu bố mẹ. Ý nghĩa tốt đẹp là vậy, nhưng trong xã hội ngày nay mọi lễ nghi tôn giáo thường được khuếch trương lên quá mức. Vu lan là dịp người ta báo hiếu cha mẹ, ông bà tổ tiên, ở mặt khác như sự chuộc lỗi - hình thức nghi lễ tín ngưỡng phần nào làm người ta nhẹ lòng bởi một số cư xử không phải với bố mẹ khi các cụ còn sống.

Giáo lý đạo Phật có nguyên tắc cơ bản tu tâm là căn bản, vậy thì mọi hành vi tín ngưỡng gì đi chăng nữa đều phải xoay quanh cái tâm là quan trọng. Đối với tôn giáo minh triết như Phật giáo, những gì hình thức tín ngưỡng đi thái quá, đặc biệt gây tốn kém xa hoa về hình thức rất dễ đi ngược lại cái tâm tốt, dễ trở thành phản giáo lý. Bởi vì người ta coi trọng nghi thức hơn thực tế, trong khi kinh sách dạy con người ta báo hiếu với bố mẹ ngay tại ngôi nhà mình, ngay khi còn sống chứ không phải chờ tới khi chết đi rồi.

TS Trần Hữu Sơn, Phó Chủ tịch thường trực Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam:

Nghi lễ nói chung ngày càng có xu hướng hoành tráng hơn, bởi nó đáp ứng một bộ phận người có tiền, bộ phận bình dân họ làm khác. Lễ Vu lan ngày càng thiên về biểu hiện bề ngoài nhiều hơn do truyền thông đem đến,  nhiều người muốn oai với người khác. Nhiều nơi tổ chức to có thể coi như dịch vụ mới, có những lễ quy tụ tới 3 nghìn người như ở Hà Nội vừa qua. Hiện nay không riêng nghi lễ, nhiều cái khác ở ta đang có xu hướng chuyển từ gia đình ra ngoài xã hội. Tuy nhiên cần nhìn nhận rằng trong mùa Vu lan người ta đốt vàng mã nhiều quá. Đó là điều dở, phản cảm. Có thể do họ muốn khoe của, mặt khác do hiểu lệch về đốt vàng mã nhiều-xưa chỉ đốt quần áo giày dép, nay hết ô tô, thậm chí đốt hình nhân ô sin, có khi sau này còn đốt cả vũ trụ nữa. Tôi thấy như vậy quá lãng phí-xu thế ngày càng phát triển.


Theo Tiền Phong
 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Câu hỏi khá táo bạo, tương tự như khi người ta tính chuyện bứng một gốc cây cổ thụ ngàn năm, rễ của nó đã lan rộng cả dải đất hình chữ S, tán của nó xòe cả bầu trời vùng biển đông, toan ngắt cành ngắt lá đem trồng đi chỗ khác, hoặc chừng như muốn xem bói một quẻ nhờ vào lời thần thánh hoặc tìm nhà bác học phán cho một câu điều chỉnh. Tôi thì tôi không dám nói chuyện điều chỉnh – hai chữ rất thời thượng của thời… hậu cách mạng bứng gốc, nay bớt lại chỉ điều chỉnh thôi nhưng điều chỉnh cái gì, ai điều chỉnh?

  • Trong xã hội dịch chuyển, Tết với mỗi thế hệ mang giá trị, ý nghĩa khác nhau. Nếu nhiều gia đình trẻ có thể đóng cửa dắt nhau đi du lịch, đón và chơi Tết ở một nơi xa thì với không ít người cao tuổi, ngày Tết vẫn mang giá trị truyền thống bất biến. Tuy nhiên, một điều chung nhất dễ nhận thấy, đó là trong tâm thức mỗi người Việt luôn trân trọng những giá trị linh thiêng ngày Tết cổ truyền.

  • Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 5/4/2016 đã ban hành Luật Báo chí - văn bản pháp lý quy định về quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân, tổ chức và hoạt động báo chí, quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia và có liên quan đến hoạt động báo chí, quản lý nhà nước về báo chí.

  • Tính đến hết năm 2018, tỉnh Quảng Nam có 379 di tích các loại, phần lớn hư hại xuống cấp do thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thời tiết khắc nghiệt...

  • ĐẶNG PHÚC

    Phía sau những mẫu quảng cáo “cho vay lãi thấp, không cần thế chấp, thủ tục đơn giản, nhanh gọn”, hoạt động “tín dụng đen” đang biến tướng khắp mọi nơi, gây ra nhiều hệ lụy khôn lường cho xã hội. Không dừng lại ở đó, “tín dụng đen” khi núp bóng dưới hình thức công ty dịch vụ tài chính, đang thao túng nhiều phận đời, khiến họ lao đao. 

  • Vừa qua tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia, Hà Nội đã diễn ra hội thảo: “Phim như một di sản văn hoá” do Hội đồng Anh phối hợp với Viện Phim Việt Nam tổ chức. Với nội dung tương lai nào cho việc lưu trữ phim Việt Nam, đặc biệt từ góc nhìn phim tài liệu– một di sản văn hoá của nước nhà.

  • Tại lễ tổng kết năm 2018, nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ tịch Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam vui mừng thông báo: Kinh phí cho các cấp hội và văn nghệ sĩ vẫn được Nhà nước hỗ trợ.

  • Trong những năm qua, du lịch cộng đồng (DLCĐ) đã đem đến nhiều tác động tích cực cho xã hội, mang lại các lợi ích về văn hóa, kinh tế và môi trường. Tuy nhiên, do chưa có chiến lược phát triển bài bản, các mô hình du lịch cộng đồng ở Việt Nam vẫn chủ yếu hoạt động theo kiểu manh mún, nhỏ lẻ với chất lượng phục vụ chưa cao.

  • Nền tảng để xây dựng một xã hội hài hòa, chia sẻ và nhân ái là sự bình đẳng. Tuy nhiên, vẫn còn đó nhiều câu chuyện về sự bất bình đẳng trong xã hội mà nhiếp ảnh vừa là công cụ vừa là không gian để các câu chuyện được kể lên một cách chân thật và truyền cảm hứng nhất.

  • Trong lịch sử, chưa bao giờ Việt Nam có đội ngũ những người làm lý luận, lịch sử và phê bình mỹ thuật chuyên nghiệp như hiện nay, đóng góp các công trình nghiên cứu mỹ thuật từ giai đoạn cổ đến hiện đại một cách dày dặn, liên tục và xuyên suốt. Tuy nhiên, việc đào tạo nhân lực cho ngành lý luận, lịch sử và phê bình mỹ thuật đang đứng trước nhiều khó khăn.

  • Trong sự phát triển chung của văn học nghệ thuật (VHNT), lực lượng nghệ sĩ trẻ, nghiên cứu trẻ đang đóng một vai trò rất lớn trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa. Thế nhưng, với các loại hình VHNT truyền thống, dân gian vai trò của những người trẻ hiện nay đang khá mờ nhạt bởi sự chi phối của xã hội. 

  • Việt Nam có 443 mạng xã hội do các danh nghiệp trong nước cung cấp dịch vụ, được Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cấp phép hoạt động, tuy nhiên, số người tham gia sử dụng không cao. 

  • Đó là khi cảm xúc bỗng chộn rộn, thôi thúc bàn tay cầm cây bút viết nên một đôi câu thơ, dạo vài khúc nhạc hay cọ vẽ những mảng màu. Đó là khi, những văn nghệ sĩ được người đời mến mộ, hẹn nhau làm nên một ấn phẩm ngày Tết. Để ra giêng ngày rộng tháng dài, ai đó sẽ giở cuốn sách thơm mùi mực, nhẩn nha nhấm nháp phong vị ngày xuân…

  • Một đất nước không có nghệ thuật giống như con người không có tâm hồn, nhưng nghệ thuật ấy mà đóng đinh một chỗ thì chẳng khác nào một tâm hồn cằn khô. Rất may, nhiều nghệ sĩ vẫn miệt mài lao động và chuyển mình sáng tạo.

  • “Để xây dựng một triết lý giáo dục mang tính thống nhất, rõ ràng đòi hỏi sự tham gia của nhiều người. Song, theo tôi, nền giáo dục cần lấy mục tiêu cuối cùng là phục vụ cuộc sống, tức phải đào tạo ra những con người hành động, sáng tạo, chứ không phải là những con người nói theo khuôn, làm theo mẫu như thực tế đã và đang diễn ra”, Nhà giáo Ưu tú Vũ Thế Khôi nêu ý kiến.

  • Nhiều chính sách về đào tạo giáo viên sư phạm, các chính sách ưu tiên, ưu đãi cho người học âm nhạc dân tộc, các cải cách và những quyết định xây dựng chương trình mới đưa âm nhạc vào giảng dạy tại bậc Trung học phổ thông là những động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển của giáo dục âm nhạc nói riêng và sự nghiệp giáo dục đào tạo con người nói chung.

  • Những năm gần đây, vi phạm bản quyền âm nhạc luôn là một vấn đề làm “nóng” dư luận.

  • Những năm qua, vấn đề quản lý và bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan được nhà nước đặc biệt quan tâm và thực thi một cách tích cực. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan ở lĩnh vực âm nhạc vẫn liên tục xảy ra các sai phạm với nhiều hình thức và mức độ phức tạp.

  • Trong những năm gần đây, vi phạm bản quyền tác giả trong lĩnh vực văn học - nghệ thuật đã trở thành một “vấn nạn” làm đau đầu các cơ quan quản lý. Mặc dù đã có những chế tài xử phạt nhưng dường như đây vẫn chưa thực sự là những liều thuốc “đặc trị” để xử lý các vi phạm.

  • Như đã đưa tin, từ ngày 1 đến 5/11, Liên hoan Ca trù toàn quốc 2018 sẽ diễn ra tại Hà Tĩnh với sự tham gia của 13 tỉnh, thành có di sản ca trù. Với tư cách là Tổng đạo diễn của sự kiện này, nhà nghiên cứu âm nhạc Đặng Hoành Loan đã có những chia sẻ.