Lễ nghĩa của người Việt: Nghèo vẫn giữ lễ

15:26 07/04/2017

Thuở hàn vi, nhà sử học, nhà văn Ngô Thì Sĩ (1726 - 1780) “túi rỗng bếp lạnh”, “một đồng tiền cũng chẳng dính tay” có viết Bài văn trách ma nghèo tuyệt hay.

Từ trái qua: Tượng thờ Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi tại chùa Dâu (Bắc Ninh), Hoàng giáp Nguyễn Khắc Niêm, nhà văn hóa Nguyễn Khắc Viện - Ảnh: Tư liệu

Qua đó, ông biện luận: Dù nghèo nhưng đó cũng là lúc con người ta phấn đấu để thành tài, trui rèn tâm trí, sống có ích với đời. Hãy nghe ma nghèo nói về “vai trò” của mình: “Cứ xem từ thời Hạ, Thương, Chu trở xuống, ở các nơi danh hương hiền phố, các vị khanh tướng có danh tiếng trong thiên hạ, hết thảy đều qua tay tôi điểm hóa trước, sau đó mới luyện đức tốt, thêm trí lực, rồi mới lập nên sự nghiệp phi thường. Thí dụ như Y Doãn trước nấu bếp, Thái Công Vọng làm nghề mổ gia súc, Nịnh Tử chăn trâu, Tô Quý Tử mặc áo cầu rách, đó đều là những tấm gương rõ ràng ở đời trước. Có mười mẫu ruộng chỉ làm được ông lão nông; có nghìn vàng ở chợ chỉ được khen là anh lái buôn giàu. Nhưng một chàng áo vải thường làm nên khanh tướng, thế thì cái nghèo có phụ gì người đời đâu!”.
 
Do nghèo nên nhiều nhà chọn lấy nếp sống cần kiệm. Hoàng giáp Nguyễn Khắc Niêm (1889 - 1954) viết bài thơ răn: “Chớ nên học thói xa hoang/Rượu, bạc, nha phiến tìm đàng tránh xa/Chè xanh cho đến thuốc trà/Cũng đừng mang nghiện rồi mà lụy thân/Chỉ hai chữ Kiệm chữ Cần/Con em ta phải tập dần cho quen/Rồi ra trăm sự đều nên...”.

Nhà văn hóa Nguyễn Khắc Viện (1913 - 1997), con trai cụ Nguyễn Khắc Niêm, có kể lại thời hoa niên: “Sáng dậy ăn cháo với mấy quả cà, có khi có chút cá kho. Học đến khoảng 10 giờ, bụng đói như cào”. Nhờ vậy, năm 1939, đại chiến thế giới bùng nổ, các du học sinh ở Pháp không nhận được tiền của gia đình gửi sang nữa, lâm cảnh khổ sở, thiếu thốn hoặc phải cúi đầu lên Bộ Thuộc địa xin nhận trợ cấp. Chàng sinh viên Nguyễn Khắc Viện sống cần kiệm từ thuở bé ở nhà nên đã vượt qua được.
 
Có thể nói, trong lễ nghĩa của người Việt nổi bật quan niệm: Dù giàu hoặc nghèo mà giữ được thanh liêm, đạo đức trong đối nhân xử thế mới là cốt lõi làm người. Ấy mới là sự đáng kính, đáng trọng. Chứ giàu nứt đố đổ vách bằng trò bắt nạt dân đen, làm ăn phi pháp và không biết giữ lễ: “Dẫu ai ruộng sâu trâu nái, đụn lúa kho tiền, cũng bất quá thủ tài chi lỗ” (Nguyễn Công Trứ) - chẳng khác gì “kẻ ngu đần bo bo giữ của”.
 
Quan niệm này chi phối cả trong việc dựng vợ gả chồng. Dù hoàn cảnh nghèo khó, không “môn đăng hộ đối” nhưng chàng thư sinh mặt trắng Đặng Văn Thụy (1858 - 1936) vẫn được Thượng thư Cao Xuân Dục chọn rể. Sau đó, chàng “ở rể” và được bố vợ tiếp tục nuôi ăn học. Cái nhìn của cụ Cao thật tinh đời bởi cụ đánh giá một người không qua vị trí xuất thân mà chính là tài năng, đạo đức của người đó. Về sau, ông Thụy đậu Hoàng giáp, giữ chức Tư nghiệp Quốc tử giám, sau thăng chức Tế tửu (tương đương chức hiệu trưởng hiện nay).
 
Dù công việc như sở nguyện nhưng thu nhập không cao, vậy mà nhiều người vẫn không “mặc chiếc áo quá rộng” do sự cân nhắc, nâng đỡ, ưu ái của bề trên. Trường hợp của “Trạng Bồng” Vũ Duy Thanh (1807 - 1859) là một trong rất nhiều thí dụ sinh động. Khi giữ chức Tế tửu Quốc tử giám, ông được vua Tự Đức ban khen, có lần nhà vua hỏi: “Trẫm muốn ban chức cho khanh, khanh muốn chọn chức nào?”. Ông từ chối: “Được chuyên về rèn luyện nhân tài cho quốc gia, với thần như thế đã là thỏa nguyện”.
 
Rõ ràng chọn lấy công việc đúng với sở trường, chứ không vì việc làm ấy đem lại đồng tiền nhiều hay ít khiến mình giàu hay nghèo, còn là quan niệm vui sống của người Việt. Theo Ngô Thì Sĩ: “Tôi nghe nói: lợi nhiều thì trí mờ ám, tiền dễ thì thêm mắc lỗi”. Với không ít người có danh phận, vai vế trong xã hội thì thường nhiều kẻ đến nhờ cậy, đút lót, vì thế họ dễ dàng kiếm ra đồng tiền, mau chóng giàu lên bất chính. Thế nhưng một khi biết giữ lễ, đó chính là “ba-ri-e” rất cần thiết để họ cân nhắc và chọn lấy phép ứng xử phù hợp. Năm 1768, gặp kỳ thi Hương có sĩ tử đến nhà nhờ cậy đút lót, bà vợ Ngô Thì Sĩ cự tuyệt nghiêm khắc: “Tôi lẽ nào vì chút lợi nhỏ xíu mà hại đến tiết tháo thanh liêm của chồng tôi”.

Giữ đức thanh liêm là cốt lõi của lễ nghĩa người Việt xưa nay. Có lần nửa đêm vua Trần Minh Tông sai người bí mật đem đặt mười quan tiền trước cửa nhà Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi (1280 - 1346). Tờ mờ sáng hôm sau, ông rảo bước ra sân thấy những đồng tiền đó. Ông hỏi láng giềng chung quanh có ai đánh rơi thì đến nhận lại. Không ai nhận cả. Khi vào chầu, ông đem số tiền nhặt được tâu với nhà vua và nộp vào công quỹ. Nhà vua lắc đầu: “Nếu không có ai nhận, mà tiền lại ngay trước cửa nhà khanh thì đó là tiền của khanh. Khanh cứ giữ lấy mà dùng”. Ông khẳng khái: “Tâu bệ hạ, nếu thần đổ công sức thì đó mới là tiền của thần. Bỗng dưng có được số tiền lớn này, không phải do lao động mà có, thần không dám nhận”.
 
Sử còn chép rằng, vua Trần Anh Tông cũng rất quý trọng Mạc Đĩnh Chi, có lần ái ngại hỏi: “Trẫm nghe các quan nói nhà Trạng túng, nếu có thiếu gì cứ nói, trẫm sẽ tư cấp thêm”. Ông tâu: “Hạ thần trên nhờ ơn vua, dưới nhờ lộc nước; vợ con không đói rét là đã toại nguyện. Chỉ xin bệ hạ thương lấy muôn dân mà lo cho dân, xây dựng nước nhà vững bền thịnh trị. Đó mới là ước nguyện của hạ thần. Cúi xin bệ hạ xét cho!”. Nhà vua khen ông nói chí phải.

Nguồn: Lê Minh Quốc - TN
 
 
Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Nghiêm Thuần (Yanchun), 52 tuổi, người Vũ Hán. Chị bị nhiễm virus Corona chủng mới (2019-nCoV), giống như vài chục ngàn người khác ở Hồ Bắc. Giữa tâm chấn đại dịch vốn dĩ trở thành cơn bão quét qua nhiều tỉnh thành Trung Quốc, Vũ Hán bị phong tỏa, Nghiêm Thuần không thể tìm ra bất kỳ một bệnh viện nào nhận chữa trị chị, tất cả đều quá tải. Nghiêm Thuần quyết định tự cách ly tại nhà để tìm cách kháng bệnh.

  • Thực hiện chủ trương xã hội hóa, nhiều nguồn lực đã được đầu tư cho lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật. Tuy nhiên, do nhận thức của xã hội còn hạn chế, cùng những yếu kém trong cách làm của các đơn vị văn hóa, nghệ thuật, việc thực hiện chủ trương gặp nhiều rào cản.

  • Trong Tết Nguyên đán 2020, nhiều nhà xuất bản, công ty sách đã cho ra mắt, tái bản nhiều tựa sách Tết đặc sắc, đem đến cho bạn đọc những thông tin, kiến thức quý giá về phong tục, văn hóa Việt gắn với Tết cổ truyền của dân tộc, gắn với những hồi ức, kỷ niệm thời ấu thơ của nhiều thế hệ... Với tính hấp dẫn đó đã giúp sách Tết tạo được sức hút trong lòng bạn đọc.

  • NGUYỄN THANH TÂM   

    Báo tết - báo xuân đã trở thành một hoạt động thường niên mỗi dịp tết đến xuân về của những người làm báo Việt Nam. Dịp ấy, người đọc cũng háo hức chờ đón những số báo rực rỡ, tươi tắn, bừng lên như sắc hoa đón chào xuân ấm.

  • “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh” thường được nhắc đến như biểu tượng của Tết Việt. Thực tế, Tết ở các vùng miền trên cả nước phong phú, đa dạng hơn, trải qua các thời kỳ lịch sử lại thay đổi nhiều. Tuy nhiên, giá trị căn cốt và thiêng liêng của Tết thì giống nhau, và vẫn đang được lưu giữ, tiếp nối qua thời gian.

  • Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2019 - 2024 vừa khép lại trong niềm vui vì đã chọn ra được tân Chủ tịch là NSND Thúy Mùi – vị nữ Chủ tịch đầu tiên của hội.

  • Nhiều năm qua, vì thiếu đội ngũ những người sáng tác - tác giả, soạn giả giỏi nghề nên sân khấu TPHCM ở cả lĩnh vực cải lương lẫn kịch nói cứ ngày một khan hiếm kịch bản chất lượng. Đặc biệt, trong năm 2019, hàng loạt tác phẩm cũ (ra đời cách nay hàng chục năm) lần lượt được tái dựng, càng cho thấy sự khủng hoảng trầm trọng của vấn đề kịch bản sân khấu.

  • Trong cuộc sống hiện đại, khi âm nhạc điện tử đang phát triển mạnh mẽ thì việc kế thừa và phát triển âm nhạc dân tộc, đặc biệt là nghệ thuật đàn bầu Việt Nam, đang đặt ra nhiều thách thức.

  • Internet, việc số hóa sách và sự ra đời của những công cụ đọc sách điện tử, chính những cái mới ấy, cùng sự phổ biến chúng trong đời sống một cách rất nhanh chóng, đã buộc người ta phải nêu câu hỏi: Liệu đã sắp đến lúc sách giấy “cáo chung”?

  • Lần đầu xuất bản năm 1942 tại Nhà in Lê Cường, “Giáo dục nhi đồng” của nữ tác giả Đạm Phương Nữ Sử trình bày những quan điểm sâu sắc về tầm quan trọng của giáo dục gia đình đối với sự trưởng thành của trẻ nhỏ, xa hơn là đối với sự cường thịnh của một dân tộc.

  • ĐẶNG NGỌC NGUYÊN  

    Chỉ trong vòng ba mươi năm sau đổi mới đất nước 1986, giao thông Việt Nam đã phát triển vượt bậc. Từ chỗ trên đường cái quan xe đạp nhiều hơn xe máy, giờ chủ yếu lại là ô tô xuôi ngược.

  • Chúng ta đang sống trong một thế giới mà thiết bị điện tử kết nối internet đã trở thành công cụ tìm kiếm, tra cứu, làm việc, học tập, giải trí... trở nên rất phổ biến. Câu hỏi đặt ra là con người đang kết nối với con người, với thế giới như thế nào? Bộ sách “Chúng vận hành như thế nào?” của NXB Kim Đồng có thể là một gợi ý dành cho các bạn đọc nhỏ tuổi.

  • NGUYỄN QUANG PHƯỚC

    Công cuộc chống tham nhũng do Đảng khởi xướng và thực hiện đang ngày càng quyết liệt, công cuộc “đốt lò” hiện nay đã và đang nhận được sự ủng hộ của cả hệ thống chính trị, của toàn thể đồng bào và sự hợp tác chặt chẽ từ quốc tế. Chống tham nhũng quyết liệt, là cách toàn Đảng thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: không ngừng xây dựng, chỉnh đốn cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức. Khi được “Lòng Dân” tin tưởng, khi nhân dân ủng hộ và tham gia thì vạn sự tất thành.

  • Sau 10 năm thực hiện hai tiêu chí văn hóa thuộc Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới, cơ sở vật chất, văn hóa thể thao cũng như đời sống tinh thần của người dân ở nhiều địa phương trong cả nước đã được cải thiện. Tuy nhiên, kết quả hoàn thiện hai tiêu chí này chưa thật sự đồng đều.

  • Liên hoan Sân khấu thử nghiệm quốc tế diễn ra từ ngày 4 đến 13-10 tại Hà Nội được kỳ vọng sẽ có nhiều đột phá trong thể hiện ngôn ngữ hình thể, cấu trúc, làm giàu thêm ngôn ngữ của nghệ thuật sân khấu.

  • Trong thời đại công nghệ phát triển, ít nhiều cũng ảnh hưởng đến nhận thức của các bạn trẻ, nhất là đối với học sinh, sinh viên. Để các em hiểu đâu là tốt, đâu là xấu và biết trân trọng những giá trị mà ông cha ta đã gìn giữ từ bao đời, diễn giả văn hóa Hồ Nhựt Quang (học trò GS.TS Trần Văn Khê) tiếp tục thay thầy thực hiện dự án vinh danh văn hóa trong học đường.

  • Khán giả Bắc Giang hâm mộ chèo đang được sống trong bầu không khí sôi động với tiếng trống, tiếng đàn, tiếng nhị réo rắt bổng trầm cùng những câu hát chèo trong Liên hoan chèo toàn quốc, tổ chức tại Bắc Giang. Những ngày qua, liên hoan thật sự gây chú ý và đọng lại nhiều cảm xúc đối với các nhà quản lý, văn nghệ sĩ cùng đông đảo nhân dân địa phương.

  • Không ít nơi, trong các bản của đồng bào chỉ còn lác đác vài căn nhà sàn và tương lai không xa các ngôi nhà sàn này sẽ biến mất nhường chỗ cho nhà xây.

  • Những ngày qua, dư luận một lần nữa lại bất ngờ bởi kế hoạch thực hiện một vòng đại xòe với 5.000 người tham dự, nhằm lập nên kỷ lục Guinness thế giới về số lượng người tham gia vòng xòe lớn nhất.