Lễ nghĩa của người Việt: Nghèo vẫn giữ lễ

15:26 07/04/2017

Thuở hàn vi, nhà sử học, nhà văn Ngô Thì Sĩ (1726 - 1780) “túi rỗng bếp lạnh”, “một đồng tiền cũng chẳng dính tay” có viết Bài văn trách ma nghèo tuyệt hay.

Từ trái qua: Tượng thờ Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi tại chùa Dâu (Bắc Ninh), Hoàng giáp Nguyễn Khắc Niêm, nhà văn hóa Nguyễn Khắc Viện - Ảnh: Tư liệu

Qua đó, ông biện luận: Dù nghèo nhưng đó cũng là lúc con người ta phấn đấu để thành tài, trui rèn tâm trí, sống có ích với đời. Hãy nghe ma nghèo nói về “vai trò” của mình: “Cứ xem từ thời Hạ, Thương, Chu trở xuống, ở các nơi danh hương hiền phố, các vị khanh tướng có danh tiếng trong thiên hạ, hết thảy đều qua tay tôi điểm hóa trước, sau đó mới luyện đức tốt, thêm trí lực, rồi mới lập nên sự nghiệp phi thường. Thí dụ như Y Doãn trước nấu bếp, Thái Công Vọng làm nghề mổ gia súc, Nịnh Tử chăn trâu, Tô Quý Tử mặc áo cầu rách, đó đều là những tấm gương rõ ràng ở đời trước. Có mười mẫu ruộng chỉ làm được ông lão nông; có nghìn vàng ở chợ chỉ được khen là anh lái buôn giàu. Nhưng một chàng áo vải thường làm nên khanh tướng, thế thì cái nghèo có phụ gì người đời đâu!”.
 
Do nghèo nên nhiều nhà chọn lấy nếp sống cần kiệm. Hoàng giáp Nguyễn Khắc Niêm (1889 - 1954) viết bài thơ răn: “Chớ nên học thói xa hoang/Rượu, bạc, nha phiến tìm đàng tránh xa/Chè xanh cho đến thuốc trà/Cũng đừng mang nghiện rồi mà lụy thân/Chỉ hai chữ Kiệm chữ Cần/Con em ta phải tập dần cho quen/Rồi ra trăm sự đều nên...”.

Nhà văn hóa Nguyễn Khắc Viện (1913 - 1997), con trai cụ Nguyễn Khắc Niêm, có kể lại thời hoa niên: “Sáng dậy ăn cháo với mấy quả cà, có khi có chút cá kho. Học đến khoảng 10 giờ, bụng đói như cào”. Nhờ vậy, năm 1939, đại chiến thế giới bùng nổ, các du học sinh ở Pháp không nhận được tiền của gia đình gửi sang nữa, lâm cảnh khổ sở, thiếu thốn hoặc phải cúi đầu lên Bộ Thuộc địa xin nhận trợ cấp. Chàng sinh viên Nguyễn Khắc Viện sống cần kiệm từ thuở bé ở nhà nên đã vượt qua được.
 
Có thể nói, trong lễ nghĩa của người Việt nổi bật quan niệm: Dù giàu hoặc nghèo mà giữ được thanh liêm, đạo đức trong đối nhân xử thế mới là cốt lõi làm người. Ấy mới là sự đáng kính, đáng trọng. Chứ giàu nứt đố đổ vách bằng trò bắt nạt dân đen, làm ăn phi pháp và không biết giữ lễ: “Dẫu ai ruộng sâu trâu nái, đụn lúa kho tiền, cũng bất quá thủ tài chi lỗ” (Nguyễn Công Trứ) - chẳng khác gì “kẻ ngu đần bo bo giữ của”.
 
Quan niệm này chi phối cả trong việc dựng vợ gả chồng. Dù hoàn cảnh nghèo khó, không “môn đăng hộ đối” nhưng chàng thư sinh mặt trắng Đặng Văn Thụy (1858 - 1936) vẫn được Thượng thư Cao Xuân Dục chọn rể. Sau đó, chàng “ở rể” và được bố vợ tiếp tục nuôi ăn học. Cái nhìn của cụ Cao thật tinh đời bởi cụ đánh giá một người không qua vị trí xuất thân mà chính là tài năng, đạo đức của người đó. Về sau, ông Thụy đậu Hoàng giáp, giữ chức Tư nghiệp Quốc tử giám, sau thăng chức Tế tửu (tương đương chức hiệu trưởng hiện nay).
 
Dù công việc như sở nguyện nhưng thu nhập không cao, vậy mà nhiều người vẫn không “mặc chiếc áo quá rộng” do sự cân nhắc, nâng đỡ, ưu ái của bề trên. Trường hợp của “Trạng Bồng” Vũ Duy Thanh (1807 - 1859) là một trong rất nhiều thí dụ sinh động. Khi giữ chức Tế tửu Quốc tử giám, ông được vua Tự Đức ban khen, có lần nhà vua hỏi: “Trẫm muốn ban chức cho khanh, khanh muốn chọn chức nào?”. Ông từ chối: “Được chuyên về rèn luyện nhân tài cho quốc gia, với thần như thế đã là thỏa nguyện”.
 
Rõ ràng chọn lấy công việc đúng với sở trường, chứ không vì việc làm ấy đem lại đồng tiền nhiều hay ít khiến mình giàu hay nghèo, còn là quan niệm vui sống của người Việt. Theo Ngô Thì Sĩ: “Tôi nghe nói: lợi nhiều thì trí mờ ám, tiền dễ thì thêm mắc lỗi”. Với không ít người có danh phận, vai vế trong xã hội thì thường nhiều kẻ đến nhờ cậy, đút lót, vì thế họ dễ dàng kiếm ra đồng tiền, mau chóng giàu lên bất chính. Thế nhưng một khi biết giữ lễ, đó chính là “ba-ri-e” rất cần thiết để họ cân nhắc và chọn lấy phép ứng xử phù hợp. Năm 1768, gặp kỳ thi Hương có sĩ tử đến nhà nhờ cậy đút lót, bà vợ Ngô Thì Sĩ cự tuyệt nghiêm khắc: “Tôi lẽ nào vì chút lợi nhỏ xíu mà hại đến tiết tháo thanh liêm của chồng tôi”.

Giữ đức thanh liêm là cốt lõi của lễ nghĩa người Việt xưa nay. Có lần nửa đêm vua Trần Minh Tông sai người bí mật đem đặt mười quan tiền trước cửa nhà Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi (1280 - 1346). Tờ mờ sáng hôm sau, ông rảo bước ra sân thấy những đồng tiền đó. Ông hỏi láng giềng chung quanh có ai đánh rơi thì đến nhận lại. Không ai nhận cả. Khi vào chầu, ông đem số tiền nhặt được tâu với nhà vua và nộp vào công quỹ. Nhà vua lắc đầu: “Nếu không có ai nhận, mà tiền lại ngay trước cửa nhà khanh thì đó là tiền của khanh. Khanh cứ giữ lấy mà dùng”. Ông khẳng khái: “Tâu bệ hạ, nếu thần đổ công sức thì đó mới là tiền của thần. Bỗng dưng có được số tiền lớn này, không phải do lao động mà có, thần không dám nhận”.
 
Sử còn chép rằng, vua Trần Anh Tông cũng rất quý trọng Mạc Đĩnh Chi, có lần ái ngại hỏi: “Trẫm nghe các quan nói nhà Trạng túng, nếu có thiếu gì cứ nói, trẫm sẽ tư cấp thêm”. Ông tâu: “Hạ thần trên nhờ ơn vua, dưới nhờ lộc nước; vợ con không đói rét là đã toại nguyện. Chỉ xin bệ hạ thương lấy muôn dân mà lo cho dân, xây dựng nước nhà vững bền thịnh trị. Đó mới là ước nguyện của hạ thần. Cúi xin bệ hạ xét cho!”. Nhà vua khen ông nói chí phải.

Nguồn: Lê Minh Quốc - TN
 
 
Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Ngày 15/10, tại Hà Nội, Bộ VHTTDL đã tổ chức cuộc họp nhằm chuẩn bị cho phiên họp Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng các danh hiệu nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú (NSND, NSƯT) và danh hiệu nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú (NNND, NNƯT) năm 2018.

  • Nghệ thuật truyền thống dân tộc như: tuồng, chèo, cải lương, kịch hát dân tộc… đang kêu cứu, vì người xem ngày càng giảm, người theo nghề ngày càng hiếm. Hiện nghệ thuật truyền thống dân tộc đang thiếu hụt trầm trọng lực lượng thay thế trên tất cả các lĩnh vực, như diễn viên, nhạc công, biên kịch, đạo diễn…

  • Từ góc nhìn của nhà quy hoạch, Giám đốc SLAB, Đại học Nam California (Mỹ), GS. Annette Kim cho rằng, vỉa hè đa chức năng là một phần tạo nên thành phố sôi động, bền vững, đóng góp vào sinh hoạt cộng đồng.

  • Kết thúc loạt bài này, chúng tôi mong muốn, những nhận thức về văn hóa ngày càng hoàn thiện tiến gần đến giá trị cốt lõi nhất của văn hóa: Hình thành nhân cách con người và cốt cách của một dân tộc, trở thành nguồn lực nội sinh quan trọng để đất nước phát triển bền vững.

  • Hiện nay, nguy cơ mai một giá trị truyền thống làng xã rất lớn, ở cả chiều rộng và chiều sâu. Việc bảo tồn các giá trị di sản trong quá trình quy hoạch không gian kiến trúc làng không thể chậm trễ và trì hoãn. Trong đó, bảo tồn thích ứng và phát triển tiếp nối là phương thức mà giá trị tinh thần của di sản được kế thừa, hoàn thiện.

  • Chỉ đạo nghệ thuật được ví như người giữ lửa, bảo đảm khuynh hướng nghệ thuật, phong cách sáng tạo của đơn vị. Tuy nhiên, nhiều nhà hát của Hà Nội đang thiếu đội ngũ chỉ đạo nghệ thuật tài năng, chuyên nghiệp, dẫn tới sáng tạo ít mang tính đương thời, chưa có nhiều tác phẩm đỉnh cao có thể cạnh tranh với các loại hình nghệ thuật khác.

  • Mặt nạ giấy bồi, đèn kéo quân, tàu thủy sắt tây... từng mang lại niềm vui cho biết bao đứa trẻ mỗi độ Tết Trung thu. Nhưng trước sự phát triển của xã hội, những món đồ chơi truyền thống này liệu có cần thay đổi để đáp ứng thị hiếu trẻ nhỏ “thời 4.0”?

  • Vài năm trở lại đây, thị trường sách thiếu nhi trong nước đã có những chuyển biến với nhiều tín hiệu khởi sắc, nhưng vẫn cần nhiều cú hích để thực sự ổn định.

  • Dù trẻ con ngày nay ít còn chơi đèn kéo quân nữa, nhưng mỗi mùa Trung thu đến, gần ngày rằm tháng 8, nghệ nhân Vũ Văn Sinh lại cặm cụi làm những chiếc đèn truyền thống để giữ nghề, hoài niệm tuổi thơ và tưởng nhớ tổ tông.

  • Năm 2018, cải lương đánh dấu sự xuất hiện đúng 100 năm trên mảnh đất Nam bộ. Ngoài vở diễn “Thầy Ba Đợi” tri ân người khai sáng bộ môn nghệ thuật này, bộ phim “Song Lang” cũng ra mắt công chúng để góp thêm tình yêu cho khán giả hôm nay đối với loại hình sân khấu độc đáo trong tâm thức cư dân mở đất. Con đường đã qua của cải lương rất nhiều thành tựu, nhưng con đường phía trước của cải lương cũng không ít thử thách!

  • Dù còn nhiều khó khăn nhưng giới bạn đọc đang dần tiếp cận và sử dụng những sản phẩm trong cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 để có thể thỏa mãn nhu cầu tiếp nhận thông tin hữu ích. 

  • Vùng đất phía Tây Hà Nội còn nhiều ngôi đình làng là biểu tượng của vùng xứ Đoài, với những giá trị đặc sắc về kiến trúc và điêu khắc. Tuy nhiên, hiện nay, các ngôi đình này đối diện với nguy cơ xuống cấp và bị hủy hoại. Đã có rất nhiều công trình bị “trùng tu như phá”, gần đây nhất là tại đình Lương Xá, xã Liên Bạt, huyện Ứng Hòa.

  • Mong muốn nghiên cứu, phục dựng, bảo tồn lại các nét đẹp trong văn hóa truyền thống của Việt Nam, ngày 8-8, Ỷ Vân Hiên với đội ngũ các bạn trẻ chuyên nghiệp, có kiến thức chuyên môn cùng với lòng nhiệt thành, sức sáng tạo mạnh mẽ đã ra mắt tại Hà Nội.

  • Trong 6 tháng đầu năm 2018, ngành xuất bản đã gây được tiếng vang trong xã hội với nhiều cuốn sách có nội dung tốt, mang tính thời sự... Số lượng xuất bản phẩm vi phạm về nội dung có giảm so với cùng kỳ năm 2017 nhưng vẫn chưa có giải pháp khắc phục triệt để.

  • Tiếp bước sự sáng tạo với sơn mài của các bậc thầy thời kỳ hội họa Đông Dương, ngày nay nghệ thuật sơn mài đương đại vẫn kế thừa và phát triển với nhiều lối biểu hiện và tìm tòi mới. Tuy nhiên, bên cạnh hiệu quả nghệ thuật, nhiều sáng tạo cũng gây tranh luận.

  • Tính đến thời điểm này, Việt Nam có 12 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh. Thế nhưng, bên cạnh niềm vinh dự thì những danh hiệu cũng đang tạo ra nhiều sức ép không nhỏ với các nhà quản lý văn hóa trong công tác quảng bá, bảo tồn và phát triển.

  • Tuồng là môn nghệ thuật sân khấu truyền thống độc đáo của dân tộc Việt Nam. Thế nhưng, cũng giống như những loại hình nghệ thuật truyền thống khác, tuồng đang đứng trước nguy cơ mai một. Ở đó việc bảo tồn để duy trì và phát triển nghệ thuật tuồng đang là “bài toán” không dễ gì tìm được câu trả lời thấu đáo.

  • “Ok (đồng ý) hay không thì mày nhớ confirm (xác nhận) cho người ta nha”; “giao đứa nào set up (sắp xếp) vụ này ngay và luôn đi chứ hứa rồi bỏ đó không hà”; “go now (đi ngay), mà free (miễn phí) thiệt hả?”; “nay được ở nhà full (cả) ngày”… Đó là vài trong số những câu Tây không ra Tây, ta chẳng ra ta mà giới trẻ Việt đang sử dụng trong cuộc sống hàng ngày.

  • Mùa World Cup 2018 đang đến những giờ phút cao trào của xúc cảm trong lòng người hâm mộ môn thể thao “vua”. Mỗi trận đấu mang lại nhiều cung bậc tình cảm: hân hoan, hào hứng, thất vọng, buồn khổ... theo từng đường bóng. Trong làng văn cũng có rất nhiều người hâm mộ đang cuồng nhiệt cổ vũ cho đội bóng mình yêu thích, thành thật khóc - cười sau mỗi trận bóng, và cuối cùng là đặt bút... làm thơ.

  • Chúng ta tưởng rằng, chúng ta tạo ra mạng xã hội là để chúng ta tự do hơn: tự do phát ngôn, tự do thể hiện quan điểm và suy nghĩ của mình, nhưng nhìn những điều đang diễn ra, chúng ta liệu có đạt được tự do thực sự và quan trọng hơn, là tìm kiếm được hạnh phúc?