Từ góc nhìn của nhà quy hoạch, Giám đốc SLAB, Đại học Nam California (Mỹ), GS. Annette Kim cho rằng, vỉa hè đa chức năng là một phần tạo nên thành phố sôi động, bền vững, đóng góp vào sinh hoạt cộng đồng.
Hoạt động trên hè phố góp phần tạo nên không gian sinh hoạt cộng đồng tại đô thị
Quá trình đô thị hóa đồng nghĩa với sự phát triển của người nhập cư. Qua nhiều nghiên cứu, khảo sát thực tế cho thấy, người nhập cư sử dụng không gian công cộng khắp nơi, do đó mọi người có thể nhận thấy không gian công cộng với nhiều hình thức khác nhau. Khi thành phố càng trở nên đông đúc, không gian công cộng cũng phải biến đổi để phù hợp với sự phát triển. Ví như New York biến vỉa hè thành nơi để người dân thư giãn, ăn uống, giao lưu và mua bán.
Tại Việt Nam, Sở Quy hoạch và Kiến trúc TP Hồ Chí Minh cũng định hướng quy hoạch vỉa hè theo hướng phát triển du lịch với ý tưởng tạo đường bộ hành tại khu trung tâm. Ở đó vẫn cho phép hoạt động bán hàng rong nhưng theo sự quản lý của chính quyền để tạo không gian gần gũi. Theo kết quả phỏng vấn khách du lịch trong đợt khảo sát cho dự án Đề xuất tuyến đi bộ trong trung tâm TP Hồ Chí Minh của SLAB, GS. Annette Kim cho biết, khoảng 40% khách du lịch rất thích thú với cuộc sống nhộn nhịp, đa dạng trên vỉa hè và không gian công cộng tại TP Hồ Chí Minh. Nhiều du khách Nhật Bản hay Trung Quốc đều cảm thấy tiếc nuối khi đất nước họ thay đổi, hiện đại hóa, làm mất đi những hoạt động, không gian gần gũi như vậy. Theo GS. Annette Kim, Việt Nam đang ở giai đoạn hiện đại hóa, nên quan trọng cần xem xét việc cần xóa bỏ hay giữ lại điều gì. Những hoạt động giúp du khách tương tác nhiều trên vỉa hè là hình ảnh đẹp, cần được duy trì. Bên cạnh đó, vỉa hè cũng là nơi có thể giúp rất nhiều người kiếm sống, và mang lại lợi ích cho xã hội.
GS. Annette Kim là chuyên gia về thị trường nhà đất và chính sách đất đai, nên bà rất hiểu mức đô thị hóa chóng mặt và di cư ồ ạt ở Việt Nam. Cùng sự quan tâm đặc biệt tới văn hóa bán hàng rong và chợ đêm ở châu Á, GS. Annette Kim nhận thấy, rất nhiều hoạt động của con người diễn ra trên hè phố. Khảo sát nhiều lần tại TP Hồ Chí Minh, lối đi bộ được sử dụng một cách rất tích cực, nhiều hoạt động tại vỉa hè như mua bán, ăn uống, đỗ xe diễn ra nhộn nhịp, đan xen nhau và mọi người đều có khả năng chia sẻ không gian chung. Chính vì vậy, tuy kiến nghị trong dự án Đề xuất tuyến đi bộ trong trung tâm TP Hồ Chí Minh của SLAB không được đồng thuận và thực hiện, GS. Annette Kim vẫn cho rằng, việc làm bản đồ theo cách mới dựa trên yếu tố con người và những hoạt động thực tế cuộc sống mang tính thời điểm sẽ đưa ra góc nhìn mới mẻ về không gian công cộng. Qua đó, câu chuyện vỉa hè cần được hiểu một cách linh hoạt hơn.
Theo GS. Annette Kim, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nền kinh tế phi chính thức có thể tạo ra việc làm cho 30% dân số, và là nguồn cung ứng thực phẩm quan trọng. Bên cạnh đó, những hoạt động trên vỉa hè đã là một phần tự nhiên của nền kinh tế Việt Nam. Buôn bán trên hè phố là cách con người ở đây đã làm trong hơn 100 năm qua. Do đó, việc buôn bán trên vỉa hè đã được chấp nhận một cách tự nhiên trong xã hội, khác với các quốc gia khác nơi kinh tế vỉa hè không có vai trò đáng kể. Điều đặc biệt ấn tượng với GS. Annette Kim khi tham gia Ban Giám khảo Cuộc thi Quy hoạch khu trung tâm hiện hữu của TP Hồ Chí Minh là ở Việt Nam, các tầng lớp cư dân khác nhau với mức thu nhập khác nhau có thể quây quần và cùng tham gia các hoạt động trên vỉa hè. Vì vậy, GS. Annette Kim cho rằng, về mặt xã hội, ở Việt Nam, nền kinh tế vỉa hè đã được chấp nhận và có tính chính đáng của nó.
“Tôi nhận thấy rằng, khi hiểu vỉa hè là không gian đô thị có thể biến đổi theo thời gian như vậy hoàn toàn có thể sáng tạo linh hoạt, hiệu quả trong thiết kế của người làm kiến trúc. Và Việt Nam là đất nước có thể chế xã hội cho phép việc chia sẻ không gian vỉa hè, đây là sự đối lập với thế giới khi mà xu hướng tranh giành sử dụng không gian chung luôn diễn ra”, GS. Annette Kim nhận định.
Theo An Yên - ĐBND
NGUYỄN TĂNG PHÔ
NGUYỄN KHẮC THẠCH
Phải giải thích cho mỗi người thích giải
Cần công bằng với những kẻ bằng công.
LTS: Nhân Tạp chí Sông Hương phát hành số thứ 100 (6-1997), Ban Biên tập chúng tôi có dịp trò chuyện với hai nhà văn từng là Tổng biên tập của tạp chí: Tô Nhuận Vỹ và Nguyễn Khắc Phê.
UÔNG TRIỀU
Tôi nghĩ tiếng Việt chưa bao giờ vào giai đoạn thay đổi nhanh chóng và nhiều như bây giờ. Trong thời kỳ quốc tế hóa, toàn cầu hóa, tiếng Việt phải chịu những áp lực lớn hoặc tự thích nghi để phù hợp với tình hình mới.
VIỆT HÙNG
Văn hóa là một khái niệm rộng, nó bao trùm lên mọi hoạt động của con người trong xã hội. Văn hóa không những phản ánh được quan hệ giữa con người với con người, mà nó còn phản ánh được thế giới nội tâm của con người, và cả sự hòa hợp giữa thế giới nội tâm ấy với biểu hiện của nó ra bên ngoài xã hội.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
Trong hoạt động văn hóa - văn nghệ, một vấn đề thường gây ra bất đồng - thậm chí đưa đến những "vụ việc” tai tiếng - là việc đánh giá, bình chọn tác phẩm.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
Trong thời buổi thiên hạ đổ xô ra mặt tiền làm ăn, chuyện "nhà mặt tiền" đã xảy ra bao vụ xung đột và là đề tài của nhiều "tác phẩm" dân gian. Để chiếm được mặt tiền, ngoài thế lực đồng tiền, cũng đã ngầm nảy sinh "chế độ", "tiêu chuẩn" này nọ mới được cấp đất mặt tiền.
NGUYỄN QUANG HÀ
Ghi chép
Trong dân gian có câu: "Giàu tại phận, trắng tại da". Tố Hữu, nhà thơ cách mạng thì đặt lại vấn đề nghèo khổ: "Số phận hay do chế độ này?".
TRUNG SƠN
Một vài năm trở lại đây, những người quan tâm đến giá trị văn hóa của Huế vui mừng nhận thấy, bên cạnh các di sản quý báu của người xưa để lại, đã có không ít tác phẩm, công trình nghệ thuật mới làm đẹp thêm cho Huế, trong đó, hẳn phải kể đến sự xuất hiện các "Galery” - những phòng tranh thường xuyên ở 15 Lê Lợi, khách sạn Morin và những cuộc triển lãm được tổ chức liên tiếp ở Hội Văn Nghệ.
HOÀNG ĐĂNG KHOA
Trước hết cần minh định khái niệm, “trẻ” ở đây là chỉ xét về độ tuổi, cụ thể là dưới 35, theo quy ước mang tính tạm thời tương đối hiện hành của Hội Nhà văn Việt Nam.
"Việc trên đời, chỉ cần vẫn còn cơ hội sống thì dù liên tiếp gặp thiên tai nhân họa, tạm thời bị ức chế, sớm muộn cũng sẽ có ngày ngẩng cao đầu. Việc cá nhân là vậy, việc gia đình là vậy, việc quốc gia, dân tộc cũng là như thế...".
Đó là những trang nhật ký của bác sĩ, bệnh nhân và cả những nhà văn nhà thơ viết gửi cho người thân bạn bè trong đại dịch COVID-19.
Truyền tải các bài học với nội dung cô đọng, kết hợp với chuyện kể, hình ảnh, phim, trò chơi, hoạt động tương tác... giờ học lịch sử được tổ chức trực tuyến nhưng không khô khan, tạo được sự hứng thú, thu hút học sinh tìm hiểu về những câu chuyện của quá khứ. Đó là cách Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đang làm với Giờ học lịch sử online.
Những tháng ngày qua, cả nước căng mình chống đại dịch Covid-19 - kẻ thù cực kỳ nguy hiểm mà vô hình. Cuộc sống thường ngày vốn luôn sôi động bỗng trầm lặng xuống với không ít nỗi lo và sự ám ảnh, chờ đợi.
Nhằm gìn giữ và lan tỏa truyền thống hiếu học, coi trọng hiền tài, cũng như những giá trị lịch sử, văn hóa nghìn năm của dân tộc, dự án “Không gian văn hóa Quốc Tử Giám” vừa được xây dựng với các hoạt động hướng tới công chúng, đặc biệt là giới trẻ.
30 năm gắn bó với TP Hồ Chí Minh từ ngày xuất ngũ, học đại học, trở thành giảng viên mỹ thuật, đồ họa, họa sĩ Lê Sa Long chưa bao giờ trải qua những ngày mà cả thành phố như “lặng hẳn” vì căng mình chống dịch Covid-19.
Trong bối cảnh giãn cách xã hội, nghệ sĩ và công chúng cùng ở nhà chung tay phòng, chống dịch bệnh, sân khấu cũng đóng cửa, tắt đèn. Tuy vậy, trên nền tảng trực tuyến, các nghệ sĩ Nhà hát Chèo Việt Nam vẫn “cháy hết mình” qua các chương trình biểu diễn, giao lưu với khán giả, đưa chèo đến gần người yêu nghệ thuật truyền thống.
Từ những câu chuyện cảm động hoặc những hình ảnh “đắt giá” nhiều họa sĩ chuyên nghiệp và không chuyên đã có những sáng tác tranh minh họa, ký họa theo phong cách lạc quan, lan tỏa những thông điệp tích cực về phòng, chống Covid-19.