Góc nhìn khác về không gian vỉa hè

09:47 09/10/2018

Từ góc nhìn của nhà quy hoạch, Giám đốc SLAB, Đại học Nam California (Mỹ), GS. Annette Kim cho rằng, vỉa hè đa chức năng là một phần tạo nên thành phố sôi động, bền vững, đóng góp vào sinh hoạt cộng đồng.

Hoạt động trên hè phố góp phần tạo nên không gian sinh hoạt cộng đồng tại đô thị

Quá trình đô thị hóa đồng nghĩa với sự phát triển của người nhập cư. Qua nhiều nghiên cứu, khảo sát thực tế cho thấy, người nhập cư sử dụng không gian công cộng khắp nơi, do đó mọi người có thể nhận thấy không gian công cộng với nhiều hình thức khác nhau. Khi thành phố càng trở nên đông đúc, không gian công cộng cũng phải biến đổi để phù hợp với sự phát triển. Ví như New York biến vỉa hè thành nơi để người dân thư giãn, ăn uống, giao lưu và mua bán.

Tại Việt Nam, Sở Quy hoạch và Kiến trúc TP Hồ Chí Minh cũng định hướng quy hoạch vỉa hè theo hướng phát triển du lịch với ý tưởng tạo đường bộ hành tại khu trung tâm. Ở đó vẫn cho phép hoạt động bán hàng rong nhưng theo sự quản lý của chính quyền để tạo không gian gần gũi. Theo kết quả phỏng vấn khách du lịch trong đợt khảo sát cho dự án Đề xuất tuyến đi bộ trong trung tâm TP Hồ Chí Minh của SLAB, GS. Annette Kim cho biết, khoảng 40% khách du lịch rất thích thú với cuộc sống nhộn nhịp, đa dạng trên vỉa hè và không gian công cộng tại TP Hồ Chí Minh. Nhiều du khách Nhật Bản hay Trung Quốc đều cảm thấy tiếc nuối khi đất nước họ thay đổi, hiện đại hóa, làm mất đi những hoạt động, không gian gần gũi như vậy. Theo GS. Annette Kim, Việt Nam đang ở giai đoạn hiện đại hóa, nên quan trọng cần xem xét việc cần xóa bỏ hay giữ lại điều gì. Những hoạt động giúp du khách tương tác nhiều trên vỉa hè là hình ảnh đẹp, cần được duy trì. Bên cạnh đó, vỉa hè cũng là nơi có thể giúp rất nhiều người kiếm sống, và mang lại lợi ích cho xã hội.

GS. Annette Kim là chuyên gia về thị trường nhà đất và chính sách đất đai, nên bà rất hiểu mức đô thị hóa chóng mặt và di cư ồ ạt ở Việt Nam. Cùng sự quan tâm đặc biệt tới văn hóa bán hàng rong và chợ đêm ở châu Á, GS. Annette Kim nhận thấy, rất nhiều hoạt động của con người diễn ra trên hè phố. Khảo sát nhiều lần tại TP Hồ Chí Minh, lối đi bộ được sử dụng một cách rất tích cực, nhiều hoạt động tại vỉa hè như mua bán, ăn uống, đỗ xe diễn ra nhộn nhịp, đan xen nhau và mọi người đều có khả năng chia sẻ không gian chung. Chính vì vậy, tuy kiến nghị trong dự án Đề xuất tuyến đi bộ trong trung tâm TP Hồ Chí Minh của SLAB không được đồng thuận và thực hiện, GS. Annette Kim vẫn cho rằng, việc làm bản đồ theo cách mới dựa trên yếu tố con người và những hoạt động thực tế cuộc sống mang tính thời điểm sẽ đưa ra góc nhìn mới mẻ về không gian công cộng. Qua đó, câu chuyện vỉa hè cần được hiểu một cách linh hoạt hơn.

Theo GS. Annette Kim, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nền kinh tế phi chính thức có thể tạo ra việc làm cho 30% dân số, và là nguồn cung ứng thực phẩm quan trọng. Bên cạnh đó, những hoạt động trên vỉa hè đã là một phần tự nhiên của nền kinh tế Việt Nam. Buôn bán trên hè phố là cách con người ở đây đã làm trong hơn 100 năm qua. Do đó, việc buôn bán trên vỉa hè đã được chấp nhận một cách tự nhiên trong xã hội, khác với các quốc gia khác nơi kinh tế vỉa hè không có vai trò đáng kể. Điều đặc biệt ấn tượng với GS. Annette Kim khi tham gia Ban Giám khảo Cuộc thi Quy hoạch khu trung tâm hiện hữu của TP Hồ Chí Minh là ở Việt Nam, các tầng lớp cư dân khác nhau với mức thu nhập khác nhau có thể quây quần và cùng tham gia các hoạt động trên vỉa hè. Vì vậy, GS. Annette Kim cho rằng, về mặt xã hội, ở Việt Nam, nền kinh tế vỉa hè đã được chấp nhận và có tính chính đáng của nó.

“Tôi nhận thấy rằng, khi hiểu vỉa hè là không gian đô thị có thể biến đổi theo thời gian như vậy hoàn toàn có thể sáng tạo linh hoạt, hiệu quả trong thiết kế của người làm kiến trúc. Và Việt Nam là đất nước có thể chế xã hội cho phép việc chia sẻ không gian vỉa hè, đây là sự đối lập với thế giới khi mà xu hướng tranh giành sử dụng không gian chung luôn diễn ra”, GS. Annette Kim nhận định.

Theo An Yên - ĐBND

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Bạo lực học đường - một vấn đề tưởng chừng rất cũ nhưng lại luôn mới, bởi ngày nào chúng ta chưa tìm ra cách xử lý căn cơ, tận gốc rễ của vấn đề thì ngày ấy, nó vẫn còn là một nỗi nhức nhối của ngành giáo dục và của cả cộng đồng.

  • Năm 2020 ghi nhận nhiều diễn biến thiên tai rất bất thường, cực đoan, xảy ra trên nhiều vùng, miền của cả nước. Tính từ đầu năm đến nay, đã xảy ra 16 loại hình thiên tai; trong đó có 13 cơn bão trên Biển Đông; 264 trận dông, lốc, mưa lớn trên 49 tỉnh, thành phố. Đỉnh điểm là đợt mưa lũ lớn lịch sử từ ngày 6 đến 22-10 đã gây thiệt hại lớn tại khu vực Trung Bộ, nhất là tại các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế. Ngoài ra, hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng, sạt lở bờ sông, bờ biển, sụt lún đê biển cũng xảy ra trên diện rộng tại đồng bằng sông Cửu Long.

  • Cho đến nay, đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp trên toàn cầu, giải pháp phong tỏa kiểm soát lây lan dịch bệnh trong cộng đồng được áp dụng rộng rãi ở các quốc gia, đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và tinh thần của người dân, đặc biệt là các cộng đồng yếu thế nhiều nơi trên thế giới.

  • Theo giám tuyển nghệ thuật, dịch giả Nguyễn Như Huy, gần đây dòng sách nghệ thuật bỗng được quan tâm, đặc biệt là với sự xuất hiện của tác phẩm Câu chuyện nghệ thuật với độ dày gần 688 trang cùng giá bìa lên đến 999.000 đồng.

  • Xã hội hóa (XHH) văn hóa nghệ thuật (VHNT) ở TPHCM có tốc độ khá nhanh nhưng vẫn còn đó những vấn đề trầm kha. Ngoài sự thiếu giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước về VHNT, còn có sự dễ dãi, thiếu chiều sâu của chính các đơn vị tham gia công tác XHH.

  • Sau nhiều lần cách tân, sân khấu nghệ thuật chèo vẫn không thoát khỏi những khó khăn. Nhiều nghệ sĩ cho rằng, để chèo được tái sinh thì phải thiết kế lại tư duy để chèo thu hút khán giả.

  • Khi được hỏi, người thầy đầu tiên của bạn là ai? - nhiều bạn trẻ có cùng chung đáp án: Không ai khác chính là cha, mẹ!

  • Nói việc thiện thì dễ, làm việc thiện mới khó. Cổ nhân đã dạy như vậy và xem chừng vẫn luôn là chân lý...

  • Những ngày này, lũ chồng lũ, bão số 8 dự báo sắp tràn về miền Trung khốn khổ, chính quyền phải huy động đến 700.000 bộ đội ứng phó với bão.

  • Thỉnh thoảng, một vài bạn bè trên mạng xã hội (MXH) của tôi lại đăng thông tin “thoái ẩn”, như một lời cáo biệt với cộng đồng. Sau một thời gian, có người quay trở lại, có người bặt vô âm tín.

  • Liên quan đến câu chuyện phát triển văn hóa đọc, vào ngày 6-10, ông Lê Hoàng, Phó Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam, đã trình bày chuyên đề Hoạt động xuất bản, phát triển văn hóa đọc: Thách thức - cơ hội - những kiến nghị và công việc cần làm trước đại diện đến từ các nhà xuất bản (NXB), công ty sách tại TPHCM.

  • Trong thiên phóng sự tháng Tám “Sáng, Mê” đăng trên tuần báo Tiểu thuyết thứ Bảy năm 1949, nhà văn Vũ Bằng có thuật lại quang cảnh sau: “Từ đầu tháng, những hàng bánh Trung thu không còn thiếu một cách quảng cáo gì mà không đem ra dùng. Báo chí. Truyền thanh bươm bướm”. Các nhà buôn xưa đã hăm hở “quảng cáo”, “PR” cho nhãn hiệu bánh của mình.

  • TRANG TUỆ

    “Tuổi già và dòng chảy thời gian dạy ta mọi thứ”
                                       (Sophocles)

  • Ký ức hiện lên trên hình con vật tinh xảo, ngộ nghĩnh, trên từng lớp giấy nhiễu, vải hay giấy bóng kính của chiếc đèn Trung thu tưởng chừng đã bị lãng quên. Nói như nhà nghiên cứu Trịnh Bách: “Bắt đầu từ ấy mà khơi lên, mà thắp sáng con đường tìm về nét đẹp truyền thống. Cũng là trả lại phong vị cho mùa trăng tháng Tám vốn hàm chứa bao giá trị văn hóa dân tộc”.

  • Trước khi đọc bài viết này, xin hãy dành một ít phút tự hỏi chính mình rằng: Bạn có tự hào khi nói “Tôi là người Việt Nam” không?

  • Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, từ đầu năm đến nay sân khấu Việt Nam đã bị ảnh hưởng khá nặng nề khi các nhà hát, đơn vị nghệ thuật phải tạm dừng hoạt động. Trong khoảng thời gian này, các nghệ sĩ, diễn viên đã miệt mài tập luyện, để giờ đây khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát, nhiều sân khấu trong cả nước đã “sáng đèn” trở lại với những vở diễn mới phục vụ công chúng.

  • Sau 3 ngày làm việc, Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Điện ảnh Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2020-2025 đã kết thúc và ra mắt Ban chấp hành mới.

  • Đây là chủ đề nội dung chia sẻ của Đức Dalai Lama trong chương trình đối thoại trực tuyến toàn cầu, diễn ra hồi giữa tháng 8 do Viện Hòa bình Hoa Kỳ (United States Institute of Peace - USIP) tổ chức.

  • Chúng ta đang trong giai đoạn “dầu sôi lửa bỏng” khi dịch bệnh hoành hành, gây nên vô số hệ lụy trong đời sống. Trên khắp thế giới và cả trong nước, các mặt kinh tế - xã hội đều ngổn ngang những vấn đề.

  • Sau khi đắc quả A-la-hán, Tôn giả Mục-kiền-liên vận thần thông đi khắp các cõi tìm người mẹ đã khuất. Thấy mẹ đang chịu đói khát khổ sở trong kiếp ngạ quỷ, Ngài đau lòng vô cùng, vội dâng lên mẹ bát cơm. Lòng bỏn sẻn tham lam chưa dứt, bà sợ chúng ma cướp giật nên đưa tay che bát cơm. Nhưng cơm đã hóa thành lửa đỏ!