Lễ kỷ niệm 25 năm Sông Hương: Cháy bỏng những tấm lòng vì văn nghệ cố đô

09:36 11/08/2008
Rất nhiều hoa, rất nhiều nụ cười đã hiện diện một cách cởi mở và đầm ấm trong buổi chiều ngày 18.7.2008 tại Trung tâm Du lịch và Dịch vụ Festival - Huế, nơi diễn ra Lễ kỷ niệm 25 năm Tạp chí Sông Hương phát hành số báo đầu tiên (1983-2008).

Nhà báo Hồ Đăng Thanh Ngọc - Phó Tổng biên tập phụ trách phát biểu khai mạc

Trong rừng hoa nở ngát thơm được gửi đến trang trọng mừng ngày vui của Tạp chí, anh em văn nghệ sĩ xúc động khi nhìn thấy lẵng hoa chúc mừng của cá nhân đồng chí Hồ Xuân Mãn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy (do bận họp ở Hà Nội nên không dự được), lẵng hoa của cá nhân đồng chí Nguyễn Văn Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch hội đồng nhân dân tỉnh gửi đến, bên cạnh những lẵng hoa của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh và các huyện, thành phố Huế, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Hội Đồng hương Thừa Thiên Huế tại TP HCM, các cơ quan đơn vị và các văn phòng đại diện báo chí cả nước đóng trên địa bàn...
Lễ Kỷ niệm 25 năm thành lập Tạp chí Sông Hương đã vinh dự đón tiếp các đồng chí lãnh đạo: Nguyễn Văn Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Ngọc Thiện, Chủ tịch UBND tỉnh, Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Tổng Biên tập đầu tiên của Tạp chí Sông Hương, đại diện các cơ quan ban ngành, đồng nghiệp, cộng tác viên trong và ngoài tỉnh...
Tại buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Ngọc Thiện, thay mặt lãnh đạo tỉnh đã đánh giá: “Từ những bước đi đầu tiên đầy khó khăn gian khổ của những năm đầu thập kỷ 80 khi đất nước vừa thoát khỏi chiến tranh, đến nay, cùng với sự đổi mới và hội nhập sâu rộng của đất nước, Tạp chí Sông Hương đã từng bước trưởng thành với thời gian, vượt ra khỏi biên giới của địa phương để trở thành diễn đàn trao đổi văn hoá - văn nghệ của các lực lượng văn nghệ sĩ trong tỉnh, trong nước và cả nước ngoài, hoàn thành nhiệm vụ của một cơ quan tư tưởng - văn hoá, được bạn đọc khắp nơi trên mọi miền tổ quốc đón nhận với những tình cảm yêu thương và trân trọng”. Họa sỹ Đặng Mậu Tựu, Q. Chủ tịch Hội LH VHNT nhớ lại: “Một phần tư thế kỷ đã đi qua. Bao sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá đã diễn ra và Sông Hương cũng có những bước thăng trầm theo dòng thời gian với 233 số báo, mang nhiều dáng vẻ của sự nỗ lực đổi thay về hình thức và nội dung nhằm phục vụ bạn đọc một cách thoả mãn nhất. 25 năm và một phép chia bình quân cho 6 đời Tổng Biên Tập, mỗi đời có một khoảng thời gian thật đáng kể cho Sông Hương; mỗi đời đều để lại những dấu ấn sâu sắc trong dòng chảy văn hoá, văn nghệ Huế nói riêng và cả nước nói chung. “Từ diễn đàn Sông Hương, nhiều vấn đề lớn của văn hoá nghệ thuật nước nhà đã được đàm luận, nhiều cây bút đã được phát hiện và ươm trồng, nhiều cánh cửa văn hoá nghệ thuật thế giới đã được mở ra…”. (1) “Bước sang thế kỷ mới, thế kỷ của hội nhập và phát triển, thế kỷ của công nghệ thông tin, thế kỷ mà các loại hình báo chí phát triển hùng hậu và quy mô, Sông Hương phải đương đầu với không ít khó khăn”. (2) Trọng trách đặt nặng lên vai người kế nhiệm (Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc); khi mà Tạp chí đang khiếm khuyết một số vị trí lãnh đạo và phóng viên, kinh phí đầu tư chưa đủ trang trải cho công tác chuyên môn... Và, cái lo chủ yếu vẫn là chất lượng của tờ báo.
Với tâm huyết nhiệt thành của một người đi trước, Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã bày tỏ trăn trở của mình là làm sao để Sông Hương có thể hay hơn: “Văn chương phải gắn với đời sống hiện tại, không xa lạ với người đọc; chứ không nên “dựng tháp ngà”, bởi “có biết bao tháp ngà đã sụp đổ!”.
Nhà văn Tô Nhuận Vỹ, Tổng Biên tập thứ hai của Tạp chí, lại đặc biệt quan tâm đến việc “viết cái cũ phải sâu, viết cái mới phải mạnh mẽ và nhìn ra thế giới” bằng cách “xé rào đối ngoại”. Đây cũng là điều mong mỏi của Hội Đồng hương TT. Huế, Tủ sách Nhớ Huế tại Tp HCM: “Sông Hương nên mở thêm một chuyên trang dành “đất” cho những người xa quê ở hải ngoại, được bày tỏ, trang trải nỗi niềm và đóng góp nhiều trang viết mang tâm tư, tình cảm và cuộc sống của bà con TT. Huế ở quê người”.
Với kinh nghiệm trong 6 năm điều hành Tạp chí, nhà văn Hồng Nhu đã chỉ ra điều cần thiết của sự ổn định một bộ máy, sau đó “mới tính đến văn chương chữ nghĩa”. Ông cũng ước muốn trong tương lai Sông Hương sẽ tổ chức được những cuộc thi sáng tác văn học nhằm mục đích “phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo những cây bút trẻ trên phạm vi cả nước”.
Nhà văn Bửu Ý “báo động đỏ” về sự tồn tại của một tạp chí địa phương giữa bối cảnh báo chí rất phong phú gồm tuần san, nguyệt san, thậm chí báo ngày cũng đang “lấn sân” văn học-nghệ thuật. Từ đó ông đặt ra yêu cầu Ban biên tập, “phải có sự chọn lựa nghiệt ngã, bạo gan”. Nhà văn đề nghị Tạp chí Sông Hương nên mở những diễn đàn học thuật để từ đó tạo môi trường sinh hoạt văn hóa văn nghệ trên không gian miền Hương Ngự. Ông nhấn mạnh: “Sông Hương không thể là một ốc đảo văn hoá; chỉ khi tạo được môi trường văn hoá, Sông Hương mới có hào quang”.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân, nguyên là Phó TBT Tạp chí Sông Hương hứa sẽ có một “văn bản” chi tiết góp ý cho Sông Hương. Tại buổi lễ, ông cũng đã có một số đề xuất đáng lưu tâm, nhất là vấn đề website của Sông Hương. Theo ông, sự ra đời của www. tapchisonghuong.com.vn là một nỗ lực ngoài sức tưởng tượng của ông. Điều đó “khẳng định chúng ta đứng trên quả đất này”.
Những ý kiến đóng góp cho Sông Hương còn nhiều, chứng tỏ sự phát triển của Tạp chí Sông Hương vẫn luôn canh cánh bên lòng quý lãnh đạo, các thế hệ “cầm chịch” đã qua, anh em văn nghệ sỹ cũng như bạn đọc yêu con sông Hương dùng dằng, âm ỉ chảy trong tâm thức của Huế thơ. 
P.V

(nguồn: TCSH số 234 - 08 - 2008)

 

 


---------------------------
(1)
Phát biểu của Phó TBT phụ trách, Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc.
(2) Phát biểu của Họa sỹ Đặng Mậu Tựu, Q.Chủ tịch Hội LH VHNT TT. Huế.

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • NGUYỄN QUANG HÀRa Hà Nội mùa thu này tôi muốn đến thăm anh Lê Khả Phiêu. Những ngày anh đương chức, đến, người ta nghĩ mình cơ hội. Nhưng nay anh đã nghỉ, đến thăm là nghĩa tình đời. Lòng mong muốn ấy của tôi, được anh chấp nhận và hẹn giờ gặp.

  • HỒ THẾ HÀĐến nay, Tạp chí Sông Hương đã tròn một phần tư thế kỷ (1983-2008) kể từ số đầu tiên được ra mắt bạn đọc. Hai mươi lăm năm đủ để vui buồn ôn lại những chặng thác ghềnh và phẳng lặng của một dòng sông từ nguồn ra biển.

  • ĐẶNG VĂN VIỆTKỷ niệm 63 năm Cách mạng Tháng TámSau ngày đảo chính (9-3-1945), Nhật lật đổ Pháp. Phong trào Việt Minh như một luồng gió mạnh, thổi từ miền Bắc vào miền Trung, miền Nam, thức tỉnh lòng yêu nước, thương nòi của người dân đất Việt, thúc giục mọi người sẵn sàng để chớp thời cơ, giành lại chính quyền về tay nhân dân.

  • TRẦN THÙY MAIThuở trước, mỗi đêm cuối năm, anh Hải Bằng bao giờ cũng đến thăm trụ sở Hội Văn nghệ, rồi túc tắc ngự trên chiếc xe babeta màu đỏ, ghé thăm nhà bạn bè thân hữu đó đây trước khi quay về để kịp đón giao thừa.

  • NGUYỄN QUANG HÀCuối cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, cả nước xôn xao về vụ án Trần Dụ Châu.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊTrong một cuộc vui gần đây, nhân nhắc đến việc bình chọn các nhân vật, sự kiện nổi bật trong năm trên báo chí, có ý kiến phong cho nhà văn Hồng Nhu là người đạt nhiều cái “nhất” nhất trong làng văn ở Huế.

  • TRẦN THỊ TRƯỜNG - Chúng ta lại thắng rồi. Thỉnh thoảng lão lại reo lên như thế khi bất chợt gặp một người mà lão coi là bạn. Lão nói câu ấy cả khi lão đang thoi thóp trên giường bệnh, miệng méo xệch lão nói một cách khó khăn nhưng vừa nói lão vừa cười khiến cho người ta yên tâm là lão bắt đầu sống trở lại, cái chết còn lâu mới quật được lão.

  • PHẠM QUANG TRUNGAnh Cao Xuân Hạo kính mến!Trước tiên, xin thú nhận, tôi là người mê say tên tuổi anh đã từ lâu. Tuổi trẻ và sau đó là những năm tháng trực tiếp giảng dạy, nghiên cứu, phê bình văn chương đã đưa tôi đến những trang dịch văn xuôi Nga – Xô viết đầy sức cuốn hút của anh, như Chuyện núi đồi và thảo nguyên, Chiến tranh và hòa bình, Truyện ngắn Gorki, Con đường đau khổ, Tội ác và trừng phạt…

  • VINH HUỲNHLTS: Có bạn đọc gửi thư đến Toà soạn chúng tôi đề nghị nếu chọn topten sự kiện nổi bật trong làng báo chí năm 2001 thì không nên bỏ qua “hội chứng” đánh vào các trường đại học, trong đó có Đại học Nghệ thuật Huế và trường Viết văn Nguyễn Du.

  • NGUYỄN KHẮC THẠCH(Tham luận đọc trong hội thảo)Cho đến đầu thế kỷ 21 này, chúng ta vẫn đang đứng trước nguy cơ tụt hậu về mặt kinh tế đã là điều đáng sợ nhưng cái đáng sợ hơn là nguy cơ vong bản về mặt văn hoá. Xu thế toàn cầu hoá đang xâm nhiễm và xâm thực vào đời sống chúng ta một cách ngọt ngào mà chua cay, dịu êm mà đẫm máu.

  • TRẦN HOÀNLTS: Từ ngày 4 đến ngày 7 tháng 12 năm 2001 đã diễn ra cuộc tập huấn - hội thảo báo chí văn nghệ địa phương tại thủ đô Hà Nội. Nhạc sĩ Trần Hòan, Phó Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương, Phó Chủ tịch UBTQ.LH các Hội V.H.N.T Việt Nam đã đọc báo cáo đề dẫn hội nghị. Sông Hương xin trích đăng một phần trong báo cáo đó (đầu đề do chúng tôi đặt).

  • NGUYỄN KHOA ĐIỀM(TBT: 1983 - 1986)Bây giờ nhìn lại những số Sông Hương đầu tiên (số 1 ra mắt tháng 6-1983) không khỏi cảm thấy tờ tạp chí như một… cô gái quê, giản dị, khiêm nhường, có vẻ… tồi tội. Giấy đen. Bìa mỏng. Bát chữ typo chỗ đậm chỗ nhạt. Sông Hương làm sang cho in ảnh tác giả, khốn nỗi, ảnh loè nhoè, không rõ mặt. Giá bao cấp 7 đồng/số, vẫn bị chê đắt. Được cái lượng bản in ngay số đầu là 4.000 bản. Trông khí sắc cuốn tạp chí vẫn chưa xa cái thời tranh đấu chống Mỹ, in sách báo trong gác trọ sinh viên.

  • TÔ NHUẬN VỸ(TBT: 1986 - 1989)Có năm kỷ vật của Hải Bằng tặng tôi và gia đình, từ ngày anh còn sống cho đến nay, sau 10 năm anh mất, tôi vẫn nhìn ngắm và chăm sóc hàng ngày. Đó là bức tranh hồ sen, là hai câu thơ anh viết trên giấy đặc biệt, là tất cả các tập thơ anh in từ sau 1975, là đôi chim hạc anh tạo bằng rễ cây và con chó Jò bé xíu.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ(TBT: 1991)Tôi có may mắn được làm Phó Tổng biên tập nhiều năm cho hai “đời” Tổng biên tập nổi tiếng là Nguyễn Khoa Điềm và Tô Nhuận Vỹ, nhưng đến “phiên” mình được gánh vác trọng trách thì chỉ đảm đương được một thời gian ngắn. Đã đành do tài hèn sức mọn, nhưng cũng vì đó là giai đoạn khó khăn sau “Đổi Mới”, chúng ta đang phải tìm đường, nhiều quan niệm - nhất là về văn học nghệ thuật chưa dễ được nhất trí…

  • HỒNG NHU(TBT: 1992 - 1997)Thời gian như bóng câu qua cửa. Mới đó mà đã một phần tư thế kỷ, tờ tạp chí Sông Hương có mặt cùng bạn đọc trong và ngoài nước.

  • NGUYỄN KHẮC THẠCH(TBT: 2000 - 2008)Vậy là đã tròn một phần tư thế kỷ. Ngày ấy, cũng vào mùa “Hạ trắng” nắng lên thắp đầy như nhạc Trịnh, tờ Tạp chí Sông Hương - tạp chí sáng tác lý luận phê bình nghiên cứu văn học nghệ thuật của xứ Huế được ra đời và đi qua cái ngưỡng “vạn sự khởi đầu nan” một cách kỳ diễm, đầy ấn tượng.

  • MAI VĂN HOANSáng 8 - 5 - 2008, ghé quán  26 Lê Lợi (trụ sở Hội Văn nghệ Thừa Thiên Huế) ngồi uống cà phê với hai nhà thơ Kiều Trung Phương và Ngàn Thương, tôi vô cùng sửng sốt khi Ngàn Thương cho biết người suốt đời đi tìm chân dung Hàn Mạc Tử là anh  Phạm Xuân Tuyển đã mất cách đây gần 7 tháng tại Phan Thiết.

  • I.Con người ấy từng mang tên Nguyễn Sinh Cung, và tên chữ Nguyễn Tất Thành, trước khi đến với tên Nguyễn Ái Quốc, đã trải một tuổi thơ vất vả vào những năm kết thúc thế kỉ XIX, để bước vào thế kỉ XX với một niềm khao khát lớn: “Khi tôi độ 13 tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ: tự do, bình đẳng, bác ái. Đối với chúng tôi, người da trắng nào cũng là người Pháp. Người Pháp đã nói thế. Và từ thủa ấy tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn sau những chữ ấy...” (1)

  • Từ rất nhiều năm nay tôi rất muốn bày tỏ đôi điều về những bi kịch cuộc đời mà nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường (HPNT) từng chịu đựng và trăn trở, từng nén vào lòng để sống và sáng tác.

  • Chiều 17.11 vừa rồi, ở địa chỉ 26 Lê Lợi đã diễn ra cuộc tọa đàm giữa đoàn nhà văn Trung Quốc với Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Huế. Nhà thơ Phạm Tiến Duật, Phó Ban đối ngoại Hội Nhà văn Việt Nam, Tổng biên tập Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ đã tháp tùng đoàn nhà văn bạn từ Hà Nội tới Huế.