Không bỏ qua nghệ thuật

15:16 09/01/2018

Để không bị lãng quên giữa các loại hình nghệ thuật giải trí hiện đại, sân khấu cải lương nói riêng, nghệ thuật truyền thống nói chung, đang tìm cách chuyển mình, dần tìm lại chỗ đứng. Trong quá trình tìm hướng đi mới ấy, các nghệ sĩ không hoàn toàn chạy theo thị hiếu một cách dễ dãi mà bỏ qua yếu tố nghệ thuật.

Trích đoạn vở diễn “Ni sư Hương Tràng”, Nhà hát Cải lương Việt Nam

Tự làm mới

 Vở Ni sư Hương Tràng, dù đây thực sự là câu chuyện của bang giao, hòa hiếu, và vấn đề bảo vệ quốc gia, dân tộc… song người xem được bước vào câu chuyện tình yêu, tìm hiểu lịch sử một cách tự nguyện mà không cảm thấy bị lên gân hay khiên cưỡng. Câu chuyện dù rất giản dị, nhưng thông qua các khúc quanh, các sự cố trong cuộc đời của Huyền Trân công chúa đã khiến khán giả cảm động, khâm phục.

Gần đây, nhiều nhà hát sân khấu truyền thống nỗ lực tìm hướng đi để tồn tại và phát triển với nhiều hình thức, như làm mới các vở diễn kinh điển, kết hợp biểu diễn tăng tính tương tác với khán giả, phối hợp với các công ty du lịch tổ chức biểu diễn phục vụ du khách… Riêng với nghệ thuật cải lương, đã có một số gameshow truyền hình thực tế về loại hình sân khấu này như “Học viện cải lương”, “Chuông vàng vọng cổ”, thậm chí Đài Truyền hình Việt Nam còn xây dựng sân chơi “Ai rành 6 câu” với mong muốn thế hệ trẻ có cơ hội tiếp xúc với cải lương và văn hóa dân tộc, tiếp bước một thế hệ nghệ sĩ cải lương đã một thời vàng son...

Theo Phó Giám đốc Nhà hát Cải lương Việt Nam, NSƯT Triệu Trung Kiên, sân khấu cải lương đang có những điểm sáng, được thể hiện qua sự thừa nhận của công chúng và khán giả yêu nghệ thuật dân tộc. Hiện nay, một bộ phận khán giả vẫn trông chờ được đến thưởng thức mỗi dịp nhà hát ra mắt tác phẩm mới.

Dành nhiều tâm huyết cho sân khấu nói chung và nghệ thuật cải lương nói riêng, NSƯT Triệu Trung Kiên cho biết, để lôi kéo đông đảo khán giả, chính các nghệ sĩ phải thực sự yêu thích loại hình nghệ thuật truyền thống này và tự làm mới mình. “Quan trọng là những người làm nghề phải sống được bằng nghề. Tôi nghĩ, khi ai đó làm việc bằng tất cả tâm huyết và sự yêu thích của mình thì ở bất cứ sân khấu nào, khó khăn đến mấy cũng có thể gặt hái thành công, để lại dấu ấn trong lòng công chúng”, NSƯT Triệu Trung Kiên khẳng định.

Việc công chúng dần xa rời nghệ thuật truyền thống không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà còn tại nhiều quốc gia khác. Tuy nhiên, thông qua những vở diễn của Nhà hát Cải lương Việt Nam 5 - 7 năm gần đây cho thấy, các nghệ sĩ cũng đã rất cố gắng để phô diễn được cái hay, cái đẹp của loại hình nghệ thuật này mà nhiều khi nó bị khỏa lấp bởi nhiều lý do của cuộc sống hiện đại.

Thay đổi một cách hài hòa

Cuối năm 2017 vừa qua, vở diễn Ni sư Hương Tràng (do TS. Bùi Hữu Dược chấp bút, NSƯT Triệu Trung Kiên đạo diễn) được Nhà hát Cải lương Việt Nam ra mắt khán giả Thủ đô, với các đêm diễn tại sân khấu rạp Đại Nam thu hút rất đông khán giả, thuộc nhiều lứa tuổi. Đây cũng là một trong hai vở diễn dàn dựng theo đơn đặt hàng của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm qua. Nghệ sĩ Trần Quang Khải, thủ vai Phật hoàng Trần Nhân Tông, hồ hởi cho biết, nhìn ba tầng khán phòng không còn chỗ trống, khán giả ngồi kín cả lối đi lên xuống, anh và đồng nghiệp có thêm động lực để cống hiến.

Rõ ràng, so với một vài năm trước đây, lượng khán giả yêu nghệ thuật cải lương đã tăng lên. Điều này cũng chứng tỏ, nghệ thuật cải lương vẫn có sức sống. Tuy nhiên, để đưa nó trở lại thời hoàng kim cần nỗ lực rất lớn của nhiều người, cũng như sự hỗ trợ của nhiều ban, ngành. Bên cạnh đó, bản thân khán giả cũng nên mở lòng đón nhận.

Các đơn vị nghệ thuật hiện nay có xu hướng làm mới tác phẩm truyền thống để có thể phù hợp với thị hiếu khán giả cũng như bối cảnh xã hội đương đại. Đạo diễn Triệu Trung Kiên cho rằng, cần hài hòa ở sự thay đổi này, không hoàn toàn chạy theo thị hiếu một cách dễ dãi mà bỏ quên yếu tố nghệ thuật. “Cách tân nghệ thuật cải lương để thỏa mãn phần nào những tiêu chí và đòi hỏi của khán giả hiện đại, nhưng điều đó không có nghĩa là biến nó thành một loại hình nghệ thuật lai tạp”.

Theo đạo diễn Triệu Trung Kiên, không đổi mới không được, nhưng đổi mới yếu tố gì và ở mức độ nào lại là một sự tinh toán rất tinh tế của những người làm nghề. “Bởi vì thực tế cho thấy những nhân tố của sân khấu cải lương đã trở lại với sân khấu giải trí. Tuy nhiên, cũng nên đánh giá một cách thấu đáo rằng các chương trình không phải đều giống nhau, món ăn phải được thay đổi thường xuyên, người ta chán ăn món ăn quốc tế hóa rồi thì phải quay lại với các món ăn dân tộc. Đây có lẽ cũng chỉ là sự thay đổi ở khẩu vị mà thôi”.

Theo Hồng Hà - ĐBND

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • NGUYỄN CƯƠNG

    Chiến tranh đã lùi vào quá khứ mấy chục năm. Nhưng hậu quả của nó để lại thì chưa biết khi nào mới khắc phục xong, trong đó có di chứng chất độc hóa học dioxin, đến nay đã di truyền sang thế hệ thứ 3 và không biết sẽ đến thế hệ thứ bao nhiêu? Vì chất dioxin tồn lưu trong lòng đất có thời gian bán phân hủy lên tới hàng trăm năm!

  • Đây thật sự là một quyết định rất hợp lý, đúng với nguyện vọng của đông đảo nhân dân cả nước.

  • TÂM VĂN

    Năm 1980 xã tôi trống dong cờ mở, mổ bò ăn mừng xã được công nhận xóa nạn mù chữ, phổ cập bổ túc văn hóa lớp năm; nhân dịp về quê, được UBND xã mời dự, tôi xắm rắm đi, ông nội tôi nói: “Họ mần quá bậy, dân dốt mất thôi”.

  • LƯU THỦY

    Thừa Thiên Huế đang tăng tốc trên tiến trình xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương. Cuộc làm việc mới đây giữa đoàn khảo sát Trung ương với lãnh đạo tỉnh đã định hình phương án cấu trúc đô thị tương lai. Còn rất nhiều việc phải thực hiện để cuộc chuyển mình đưa Thừa Thiên Huế lên thành phố trực thuộc Trung ương; nhưng có một điều phải luôn lưu ý: phải hết sức giữ gìn để phát huy các giá trị di sản, sinh thái, cảnh quan, môi trường hết sức đặc trưng của nó.

  • Mở đầu chuyến thăm Việt Nam lần thứ 5, Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa - bậc thầy giác ngộ tâm linh quốc tế - vừa có cuộc trò chuyện với các đại diện Hội Nhà văn VN tại Văn Miếu Quốc Tử Giám. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều chọn và đọc câu hỏi.

  • Năm 2010, Đức Pháp Vương Gyalwang Dpukpa đã viếng thăm Việt Nam. Trong dịp này, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đã có một cuộc trò chuyện với Ngài. Vào 8h30 ngày 05/4/2014, Đức Pháp Vương với sự cộng tác của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều sẽ có cuộc đối thoại giữa với các nhà văn Việt Nam tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội. VanVN.Net xin đăng tải cuộc trò chuyện giữa Đức Pháp Vương và nhà thơ Nguyễn Quang Thiều cách đây 4 năm.

  • Một sử gia người Na Uy trong nhiều năm ròng đã nghiên cứu về lịch sử Việt Nam với nhiều tình cảm đặc biệt. Mới đây, ông đã cho đăng tải bộ sưu tập gồm 122 số báo Việt Nam Độc Lập do Mặt trận Việt Minh xuất bản từ năm 1941-1945.

     

  • Sau này tôi cũng đã điều chỉnh suy nghĩ. Tôi cho rằng những lầm lẫn trong xã hội, nếu có, có lẽ trách nhiệm ở chính người dân chúng ta, chiếm 51%.

  • 39 năm trước, Chiến dịch Huế- Đà Nẵng với mốc son đáng nhớ là ngày 26-3 toàn tỉnh Thừa Thiên- Huế được giải phóng hoàn toàn. 

  • Bức thư của một bạn trẻ tự xưng là du học sinh Nhật Bản tại Việt Nam đang gây xôn xao cộng đồng mạng những ngày qua.

  • Hạnh phúc là điều ai cũng hướng tới, tìm kiếm, mỏi mong có được. Và, hạnh phúc, đối với mỗi người hoàn toàn không giống nhau, cách gọi tên hạnh phúc khác nhau do hoàn cảnh sống sai biệt và do cách nhìn về cuộc sống không như nhau.

  • Sự thật là một điều không dễ dàng tìm cho ra, cho nên con người phải phát triển khoa học, phát triển công nghệ trên mọi lĩnh vực.

  • Đó là ý kiến của Bộ trưởng Bộ GDĐT Phạm Vũ Luận tại phiên họp ngày 25.2 của Hội đồng Quốc gia về giáo dục và phát triển nhân lực giai đoạn 2011-2015, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

  • Hình như khi Thượng đế sinh ra một thiên tài, người đều đặt vào họ những thói tật kỳ dị, khác người? Sự vĩ đại của họ đôi khi được làm nên từ những “mặt trái” - dị thường này? GS.BS. Tôn Thất Tùng là một thiên tài như vậy.

  • TRÊN TIẾN TRÌNH XÂY DỰNG THỪA THIÊN HUẾ TRỞ THÀNH THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

    LÊ VĂN LÂN

  • 5 giờ sáng ngày 17 tháng 2 năm 1979,  hơn 120.000 lính Trung Quốc tràn vào Việt Nam, mở đầu cho cuộc chiến nhà cầm quyền Bắc Kinh huy động tới hơn 600.000 quân tấn công toàn tuyến biên giới phía Bắc của Tổ quốc ta. 

  • HỒ TƯ

    Huế có Hoàng thành, quần thể lăng tẩm, đền đài của người xưa để lại, nay đã trở thành di sản văn hóa thế giới, hiện đang được trùng tu, tôn tạo và khai thác du lịch, có nhã nhạc cung đình cũng là một di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

  • "Nói đến cuộc sống là vô biên không thể kể xiết nào là vui buồn, khổ đau, hạnh phúc, mệt nhọc, sung sướng… nhưng điều tất yếu là ta phải biết nhận diện nó, để rồi chuyển hoá nó thì tự nhiên cuộc sống trở nên có ý nghĩa hơn, thong dong hơn, đừng nói gì đến “Mỗi lần nêu ra một lần mới”. Ví như ban nãy tôi đang đứng giữa trời đất đưa tay chỉ bầy chim én bay lượn trên cao, tay vừa đưa lên thì chúng đã bay xa. Cho nên mỗi chúng ta đừng vội vàng đi tìm cầu mà hãy trân quý cuộc sống trong hiện tại cho thật thi vị nhiệm mầu". (Trích Tâm quán tình người, Thích Pháp Bảo)

  • Mặc dù được “mệnh danh” là vùng đất có nền văn hóa, nghệ thuật truyền thống lâu đời nhưng thiết chế văn hóa của Thừa Thiên- Huế đang còn nhiều bất cập. Nhiều địa điểm biểu diễn nghệ thuật chưa xứng tầm với các sự kiện quốc gia, quốc tế; hệ thống nhà văn hóa (NVH) ở các cấp được đầu tư xây dựng nhưng hoạt động chưa hiệu quả.

  • NGUYỄN KHẮC THẠCH

    Đâu phải cái gì cũng qua rồi là xong, là hết. Ra đi và sống mãi là chương trình truyền hình trực tiếp mà VTV đã thực hiện khi vị đại tướng của nhân dân đã ngủ yên trong lòng đất mẹ.