Khi nhà báo... viết sách

10:09 19/06/2018

Là một nghề gắn với viết lách, chữ nghĩa nên không có gì lạ khi nhiều nhà báo viết sách. Nhưng bản chất nghề báo là công việc liên quan đến thông tin nên sách của nhà báo ngoài sự đa dạng còn có một đặc thù riêng là luôn gắn với dòng chảy của thời sự, nhất là dòng thời sự liên quan đến chuyên môn của từng người.

Học sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong đọc sách của nhà báo Lê Văn Nghĩa

Nhà báo viết văn

Nhà báo Hà Đình Nguyên là một cây bút nổi tiếng trong làng báo tại TPHCM, giới đồng nghiệp, bạn bè hay gọi đùa anh là “trùm bolero” bởi anh không chỉ có sự hiểu biết sâu sắc về dòng nhạc này, mà còn hiểu cả những vấn đề hậu trường của từng ca khúc, từng nghệ sĩ, ca sĩ… Anh là tác giả của các bộ sách: 35 Chuyện tình nghệ sĩ, 60 Bóng hồng trong thơ nhạc, 50 Chuyện kỳ thú phương Nam… Ban đầu các bài viết trong sách vốn là bài báo, nhưng do khuôn khổ của trang báo có hạn, không chuyển tải hết nội dung nên tác giả nảy ra ý định tập hợp để in thành sách. Không ngờ tác phẩm lại nhận được sự ủng hộ của bạn đọc, đến nay các cuốn sách của nhà báo Hà Đình Nguyên đã được tái bản nhiều lần. Với phong cách của một nhà báo, mỗi lần tái bán, lại có rất nhiều thông tin mới được phát hiện, bổ sung, chỉnh sửa… Chính vì vậy, tuy có nguồn gốc từ các bài báo, nhưng trên thực tế, các cuốn sách lại mang đậm chất văn chương. Tác phẩm của nhà báo Hà Đình Nguyên cũng được xem là một minh họa cho cách khai thác thông tin báo chí, vừa thể hiện được những chi tiết hấp dẫn, ly kỳ của nhân vật, vừa không gây phản cảm cho chính nhân vật, hay cả với bạn đọc, điều mà nhiều bài viết về cá nhân nghệ sĩ hiện nay hay mắc phải.

Nhà báo Lê Văn Nghĩa cũng là một cái tên nổi tiếng, đặc biệt là trong lĩnh vực viết văn hài hước, châm biếm với bút danh Hai Cù Nèo. Ông nổi tiếng đến mức, đôi khi bạn đọc không còn nhớ đến một vai trò khác của ông - nhà văn, cho đến khi ông bất ngờ giới thiệu tác phẩm Mùa hè năm Petrus, tái hiện những năm tháng theo học tại Trường Petrus Ký (hiện là Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong TPHCM). Cuốn sách đạt thành công lớn, với những bạn đọc cùng thời thì đó là hoài niệm, với bạn đọc trẻ đó là một góc nhìn gần gũi về quá khứ. Đặc biệt, vẫn giọng văn hài hước, ông khéo léo lồng ghép tuổi học sinh đầy mơ mộng, lãng mạn trên nền khốc liệt của cuộc chiến tranh. Sự thành công bất ngờ của cuốn sách giúp tác giả hào hứng tiếp tục ra thêm một số tác phẩm nữa: Chú chiếu bóng, nhà ảo thuật, tay đánh bài và tụi con nít xóm nhỏ Sài Gòn năm ấy; Tụi lớp Nhứt trường Bình Tây, cây viết máy và con chó nhỏ… Những tác phẩm của nhà báo Lê Văn Nghĩa luôn được đánh giá cao. Ông có công thức pha trộn “gia vị” riêng, đó là hoài niệm tuổi trẻ, chất dí dỏm đặc trưng và quan trọng nhất là giọng văn hiện đại, mang tính thông tin của một nhà báo. Dù bối cảnh có thể là từ 40-50 năm trước nhưng khi đọc, đôi khi cảm giác câu chuyện như diễn ra mới đây, ngay đâu đó xung quanh.

Nhà báo viết báo

Nhà báo thì dĩ nhiên là viết báo. Nhưng ở đây, các nhà báo viết báo trên sách. Tổng hợp các bài báo để ra sách là một cách làm quen thuộc của nhiều nhà báo. Do đặc thù công việc, đôi khi các bài báo vốn có tuổi đời rất ngắn (chỉ trong 1 ngày), nhưng nếu tập hợp lại, nó sẽ có một cuộc sống mới. Trường hợp bộ sách (2 cuốn) Viết từ hồi ấy của tác giả Ba Thợ Tiện (tức nhà báo Hoàng Thoại Châu) tập hợp các bài viết ngắn mang tính châm biếm đăng trên chuyên mục “Nói hay đừng” của Báo Lao Động chủ nhật những năm 90 của thế kỷ trước. Đã trải qua 30 năm, nhưng hôm nay khi đọc lại các bài viết này, bạn đọc hẳn giật mình bởi nhiều vấn đề của cuộc sống vẫn còn đó: chuyện chạy trường cho con, chuyện ngập nước, chuyện bè phái, nói xấu lẫn nhau… tất cả được thể hiện dưới một góc nhìn hài hước, nhẹ nhàng nhưng chua cay.

Gần hơn, bạn đọc có thể thấy tác phẩm Những giọt nước mắt muộn màng của nữ nhà báo Minh Long; là tập hợp 15 bài phóng sự, được thực hiện trong suốt nhiều năm làm báo, ở nhiều lĩnh vực, đề tài như: Than tặc hoành hành tại Quảng Ninh, Móng Cái - Buôn lậu công khai trước trạm gác biên phòng, Di dân... dân chẳng an cư, Rút ruột công trình - Chuyện xưa chưa cũ…

Không thể không nhắc đến cái tên nhà báo Huỳnh Dũng Nhân, người thầy của nhiều thế hệ nhà báo. Cuốn sách nổi tiếng nhất của anh có lẽ phải kể đến Để viết phóng sự thành công. Đây có thể coi như một trong những giáo trình nghề báo chi tiết nhất khi trình bày cặn kẽ các phương thức để thực hiện một bài phóng sự, một trong những thể loại nổi bật của báo chí. Là một cây bút phóng sự nổi tiếng, Huỳnh Dũng Nhân đã đưa vào sách cả những chi tiết mà chỉ những ai đã từng trực tiếp cầm bút viết phóng sự mới hiểu rõ, thậm chí dù đọc qua nhưng phải đến khi va chạm, nhà báo trẻ mới có thể hiểu rõ từng chi tiết mà Huỳnh Dũng Nhân đã nhắc đến.

Nghề báo vốn được coi là nghề “hot”, hấp dẫn. Thế nhưng cũng như mọi ngành nghề khác, nghề báo cũng có những vấn đề nhức nhối. Báo chí lương tâm, cuốn sách của nhà báo Đỗ Đình Tấn, tái hiện một góc nhìn về nghề báo, chua xót và nghiệt ngã. Đó là câu hỏi không có lời đáp về vấn đề đạo đức của các phương tiện truyền thông và ảnh hưởng của chúng đối với xã hội. Đặc biệt là trong bối cảnh mạng xã hội đang dần trở thành một dạng báo chí nhưng lại vẫn chưa thể hình thành một khái niệm về đạo đức trong thông tin cho dạng báo chí này. Cuốn sách đề ra thực trạng nhưng không tìm ra cách giải quyết, bởi ngay cả chính tác giả cũng không thể biết đâu là giới hạn cho tất cả, chỉ có ở lương tâm mỗi nhà báo là thứ quyết định. Không mang tính vĩ mô như trên, Làm báo - Mực mài nước mắt của nhà báo Lê Khắc Hoan lại tập trung vào những chuyện “bếp núc” của nghề báo - những chuyện mà các nhà báo trẻ sẽ không bao giờ được học ở trường. Từ mối quan hệ phóng viên - phóng viên, phóng viên - tòa soạn, các trục trặc nội bộ, mối quan hệ với bạn đọc, với cơ quan quản lý…, có thể nói, với hơn nửa thế kỷ làm báo, tác giả không đi sâu vào chuyên môn nghề nghiệp mà tập trung khắc họa sự hình thành, phát triển của một tờ báo trong cơ chế thị trường với đủ mọi mặt, từ tích cực và tiêu cực đan xen đến giành giật giằng co, đấu tranh quyết liệt…

Còn rất nhiều nữa những trang sách từ các cây bút là những nhà báo chuyên nghiệp, họ đã và đang góp phần làm đa dạng hóa thị trường sách Việt Nam. Đưa đến bạn đọc những trang viết mang đậm hơi thở cuộc sống từ những chất liệu của người làm báo.

Theo Tường Vy - SGGP

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • NGUYỄN KHẮC THẠCH

    Phải giải thích cho mỗi người thích giải
    Cần công bằng với những kẻ bằng công.

  • LTS: Nhân Tạp chí Sông Hương phát hành số thứ 100 (6-1997), Ban Biên tập chúng tôi có dịp trò chuyện với hai nhà văn từng là Tổng biên tập của tạp chí: Tô Nhuận Vỹ và Nguyễn Khắc Phê.

  • UÔNG TRIỀU

    Tôi nghĩ tiếng Việt chưa bao giờ vào giai đoạn thay đổi nhanh chóng và nhiều như bây giờ. Trong thời kỳ quốc tế hóa, toàn cầu hóa, tiếng Việt phải chịu những áp lực lớn hoặc tự thích nghi để phù hợp với tình hình mới.

  • VIỆT HÙNG

    Văn hóa là một khái niệm rộng, nó bao trùm lên mọi hoạt động của con người trong xã hội. Văn hóa không những phản ánh được quan hệ giữa con người với con người, mà nó còn phản ánh được thế giới nội tâm của con người, và cả sự hòa hợp giữa thế giới nội tâm ấy với biểu hiện của nó ra bên ngoài xã hội.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ

    Trong hoạt động văn hóa - văn nghệ, một vấn đề thường gây ra bất đồng - thậm chí đưa đến những "vụ việc” tai tiếng - là việc đánh giá, bình chọn tác phẩm.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ

    Trong thời buổi thiên hạ đổ xô ra mặt tiền làm ăn, chuyện "nhà mặt tiền" đã xảy ra bao vụ xung đột và là đề tài của nhiều "tác phẩm" dân gian. Để chiếm được mặt tiền, ngoài thế lực đồng tiền, cũng đã ngầm nảy sinh "chế độ", "tiêu chuẩn" này nọ mới được cấp đất mặt tiền.

  • NGUYỄN QUANG HÀ
                 Ghi chép

    Trong dân gian có câu: "Giàu tại phận, trắng tại da". Tố Hữu, nhà thơ cách mạng thì đặt lại vấn đề nghèo khổ: "Số phận hay do chế độ này?".

  • TRUNG SƠN

    Một vài năm trở lại đây, những người quan tâm đến giá trị văn hóa của Huế vui mừng nhận thấy, bên cạnh các di sản quý báu của người xưa để lại, đã có không ít tác phẩm, công trình nghệ thuật mới làm đẹp thêm cho Huế, trong đó, hẳn phải kể đến sự xuất hiện các "Galery” - những phòng tranh thường xuyên ở 15 Lê Lợi, khách sạn Morin và những cuộc triển lãm được tổ chức liên tiếp ở Hội Văn Nghệ.

  • HOÀNG ĐĂNG KHOA  

    Trước hết cần minh định khái niệm, “trẻ” ở đây là chỉ xét về độ tuổi, cụ thể là dưới 35, theo quy ước mang tính tạm thời tương đối hiện hành của Hội Nhà văn Việt Nam.

  • "Việc trên đời, chỉ cần vẫn còn cơ hội sống thì dù liên tiếp gặp thiên tai nhân họa, tạm thời bị ức chế, sớm muộn cũng sẽ có ngày ngẩng cao đầu. Việc cá nhân là vậy, việc gia đình là vậy, việc quốc gia, dân tộc cũng là như thế...".

  • Đó là những trang nhật ký của bác sĩ, bệnh nhân và cả những nhà văn nhà thơ viết gửi cho người thân bạn bè trong đại dịch COVID-19.

  • Truyền tải các bài học với nội dung cô đọng, kết hợp với chuyện kể, hình ảnh, phim, trò chơi, hoạt động tương tác... giờ học lịch sử được tổ chức trực tuyến nhưng không khô khan, tạo được sự hứng thú, thu hút học sinh tìm hiểu về những câu chuyện của quá khứ. Đó là cách Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đang làm với Giờ học lịch sử online.

  • Những tháng ngày qua, cả nước căng mình chống đại dịch Covid-19 - kẻ thù cực kỳ nguy hiểm mà vô hình. Cuộc sống thường ngày vốn luôn sôi động bỗng trầm lặng xuống với không ít nỗi lo và sự ám ảnh, chờ đợi.

  • Nhằm gìn giữ và lan tỏa truyền thống hiếu học, coi trọng hiền tài, cũng như những giá trị lịch sử, văn hóa nghìn năm của dân tộc, dự án “Không gian văn hóa Quốc Tử Giám” vừa được xây dựng với các hoạt động hướng tới công chúng, đặc biệt là giới trẻ.

  • 30 năm gắn bó với TP Hồ Chí Minh từ ngày xuất ngũ, học đại học, trở thành giảng viên mỹ thuật, đồ họa, họa sĩ Lê Sa Long chưa bao giờ trải qua những ngày mà cả thành phố như “lặng hẳn” vì căng mình chống dịch Covid-19.

  • Trong bối cảnh giãn cách xã hội, nghệ sĩ và công chúng cùng ở nhà chung tay phòng, chống dịch bệnh, sân khấu cũng đóng cửa, tắt đèn. Tuy vậy, trên nền tảng trực tuyến, các nghệ sĩ Nhà hát Chèo Việt Nam vẫn “cháy hết mình” qua các chương trình biểu diễn, giao lưu với khán giả, đưa chèo đến gần người yêu nghệ thuật truyền thống.

  • Từ những câu chuyện cảm động hoặc những hình ảnh “đắt giá” nhiều họa sĩ chuyên nghiệp và không chuyên đã có những sáng tác tranh minh họa, ký họa theo phong cách lạc quan, lan tỏa những thông điệp tích cực về phòng, chống Covid-19.