Từ lâu có một cuốn Lục Vân Tiên mà các nhà nghiên cứu ở miền Nam đánh giá là bản Nôm cổ nhất nhưng bị thất lạc. Gần đây, trong một lần viếng chùa cổ Long An, tình cờ cụ Nguyễn Quảng Tuân đã phát hiện, mang về hiệu chỉnh và công bố. Cũng với tình yêu vốn quý cổ truyền dân tộc, ông đã lặn lội khắp nơi trong và ngoài nước để sưu tầm, nghiên cứu, công bố nhiều tư liệu giá trị, đặc biệt là hàng loạt bản cổ khác nhau về Truyện Kiều.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Quảng Tuân với tủ sách cổ quý hiếm thuộc hàng bậc nhất Việt Nam
Mê ca trù, yêu nàng Kiều
Tết Ất Mùi 2015, nhà nghiên cứu Nguyễn Quảng Tuân đã sang tuổi 91 nhưng trông ông vẫn còn xuân lắm. Sinh ra ở đất Bắc nhưng ông gắn cả đời mình với Sài Gòn ở phương Nam. Văn hóa xứ Kinh Bắc quê hương, nhất là nghệ thuật ca trù, đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến Nguyễn Quảng Tuân từ thuở còn ấu thơ. Dù sau này ông về Hà Nội học Trường Bưởi, tiếp thu kiến thức Tây học từ nhiều nguồn khác nhau, rồi vào Sài Gòn dạy học, nhưng tình yêu đối với ca trù vẫn không vơi trong ông.
Bậc lão thành Nguyễn Quảng Tuân nói rằng, ca trù là thú chơi tao nhã từ xưa của cổ nhân, không dành cho đám đông mà chỉ thu hẹp trong phạm vi một nhóm nhỏ, có tri thức. Điều quan trọng là người nghe phải tuyệt đối giữ im lặng để cùng thưởng thức từ lời thơ, giọng hát tới nhịp phách, cung đàn. Vì lẽ đó, ông còn sáng tác và cổ động cho ca trù với hy vọng góp phần giữ gìn và phát huy một thể loại dân ca trí thức và kinh điển của tổ tiên đang dần bị mai một.
Ngoài ca trù, Nguyễn Quảng Tuân cũng hết sức say mê sách cổ, đặc biệt là Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du. Tất nhiên, Truyện Kiều thì nhiều người từ trong đến ngoài nước yêu thích, nhưng say mê kiểu như ông Nguyễn Quảng Tuân quả là khác thường. Chính vì yêu áng thơ bất hủ này mà suốt đời ông bỏ công lặn lội từ Á sang Âu - Mỹ truy tìm những văn bản cổ nhất để mày mò nghiên cứu, phục dựng, phiên âm, hiệu đính, chú giải, viết lại chữ Nôm bằng tay cả tác phẩm.
Cũng vì mê Kiều mà ông liên tục bỏ tiền túi làm sách, xuất bản nhiều công trình với mong muốn mang tới cho bạn đọc bản Truyện Kiều hoàn chỉnh, xác thực nhất như: Chữ nghĩa Truyện Kiều, Tập Kiều vịnh Kiều, Tìm hiểu Nguyễn Du và Truyện Kiều, Truyện Kiều - bản Nôm cổ nhất 1866, Truyện Kiều - bản Kinh đời Tự Đức, Truyện Kiều - bản Nôm cổ nhất - Liễu Văn Đường 1871,… Trong quá trình sưu tầm, nghiên cứu dĩ nhiên là không thể tránh được sai sót hoặc những nhận định chủ quan, tuy nhiên niềm say mê vốn cổ của cha ông và công phu truy tìm của Nguyễn Quảng Tuân là đáng trân trọng.
Đánh giá cao công lao của nhà nghiên cứu Nguyễn Quảng Tuân đối với việc bảo tồn Truyện Kiều, Hội Bảo tồn di sản chữ Nôm của Mỹ đã quyết định trao Giải thưởng Balaban Award 2010 cho ông.
Cái duyên tìm sách và tình bạn văn chương
Nguyễn Quảng Tuân xuất thân là nhà giáo. Ông có một cuộc sống thanh đạm và nghiêm cẩn. Vì mê sách cổ, thích nghiên cứu chữ nghĩa mà ông từng gặp hệ lụy. Nhưng ông không nản chí, vì đối với ông bể học thật vô cùng và chuyện đúng sai là lẽ thường tình. Trò chuyện với chúng tôi, bậc lão thành tâm sự: “Đời tôi sống vui vì sách. Nhờ trời đến tuổi này tôi vẫn mạnh khỏe, minh mẫn để tiếp tục đọc, học và nghiên cứu sách”. Rồi ông đưa chúng tôi đến từng tủ sách, mở cửa, giới thiệu say sưa những cuốn sách cổ mà ông tâm đắc nhất. Ông còn lật từng trang sách, giải thích về sự quý giá của sách lẫn công phu của người làm sách, nhất là những bản khắc in Truyện Kiều bằng chữ Nôm được ông mang về từ Pháp, từ Mỹ. Nhìn ông, chúng tôi cảm thấy sách cổ như đang được “gọi hồn” về trong tình yêu của ông.
Mời chúng tôi uống trà giữa tiết lạnh đầu xuân, học giả Nguyễn Quảng Tuân cho biết ông hay đi lễ chùa cho tâm hồn thư thái, giao lưu trò chuyện với các nhà sư. Một lần xuống viếng chùa Kim Cang ở Long An, ông thấy có tủ sách xin được xem, tình cờ phát hiện tác phẩm Lục Vân Tiên bản Nôm của thi hào Nguyễn Đình Chiểu rất quý hiếm. Đây chính là cuốn Lục Vân Tiên mà các nhà nghiên cứu ở miền Nam từng đánh giá là bản Nôm cổ nhất nhưng tìm mãi không ra. Quá đỗi vui mừng, ông xin thầy trụ trì cho mượn về nghiên cứu. Sư thầy bảo: “Bác cần thì cứ lấy”. Ông mang sách về phiên âm, chú giải, xuất bản năm 2008.
Rồi một lần khác ông xuống Tân Bình chơi ở nhà Tiến sĩ Phan Lạc Tuyên, một trí thức nổi tiếng từng tham gia đảo chính Tổng thống Ngô Đình Diệm ở Sài Gòn trước đây. Nhìn lên, ông chợt thấy có một giá sách cổ treo trên bàn thờ. Ông tò mò muốn xem, nhưng chủ nhà không cho, bảo sách cổ chỉ để thờ chứ không ai được đụng vào. Một thời gian sau, ông Phan Lạc Tuyên đến thăm nhà Nguyễn Quảng Tuân, thấy bộ ấm trà đẹp do chủ nhà mang từ Nhật về, thích quá cầm ngắm nghía mãi.
Như nhớ ra điều gì, ông Tuyên đề nghị ông Tuân đổi bộ ấm trà Nhật cho mấy quyển sách cổ. Mừng quá, ông Tuân đồng ý ngay. Nhờ đó, ông Tuân mới thoát nỗi ám ảnh về giá sách cổ trên bàn thờ nhà ông Tuyên và được sở hữu mấy cuốn sách rất quý trên cả trăm năm. Tình bạn giữa hai nhà trí thức càng khắng khít cho tới khi ông Tuân ngậm ngùi vĩnh biệt ông Tuyên cách đây hơn 2 năm.
Say mê sách cổ, Nguyễn Quảng Tuân cũng rất yêu quý, trân trọng tình bạn. Nhân dịp mừng xuân Canh Thìn năm 2000, Giáo sư Trần Thanh Đạm có viết tặng ông hai câu thơ:
“Dẫu qua thời thế cơn mưa gió
Vẫn giữ tâm hồn mảnh tuyết sương”
Cuộc đời Nguyễn Quảng Tuân không ít thăng trầm nhưng ông vẫn luôn “giữ tâm hồn mảnh tuyết sương”. Khi ông được vinh danh với Giải thưởng Balaban Award, chính John Balaban - nhà thơ, nhà ngôn ngữ học, giáo sư Anh văn Đại học North Carolina Stale, đồng thời là người sáng lập và từng giữ chức chủ tịch Hội Bảo tồn di sản chữ Nôm, đã làm tặng Nguyễn Quảng Tuân một bài thơ, do Lê Phạm Lê chuyển ngữ, trong đó có đoạn sâu sắc và cảm động:
“Mê mải một mình trên bước đi
Miệt mài nghiên bút mãi tư duy
Trên đường nếu gặp người tri kỷ,
Chào hỏi nhau như bạn cố tri”.
Nguồn: Phan Phú Yên - SGGP
PHÙNG TẤN ĐÔNG
1. Bộ bài chòi - một sản phẩm của giao lưu văn hóa
PHẠM TRƯỜNG AN
Ngày 1/12/2016, “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” chính thức được UNESCO công nhận là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại”.
TRẦN VĂN DŨNG
Vào ngày 7/12/2017, tại Phiên họp Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 12 của UNESCO diễn ra tại Jeju, Hàn Quốc, di sản Nghệ thuật Bài Chòi Trung Bộ Việt Nam đã chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Đây là điều ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế khẳng định sau khi Hải Vân Quan chính thức trở thành Di tích cấp quốc gia, do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa có ý kiến chỉ đạo về việc gửi Báo cáo tóm tắt Hồ sơ "Khu Di sản thiên nhiên Ba Bể-Na Hang" tới Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đề nghị đưa vào Danh mục dự kiến xây dựng Hồ sơ di sản thế giới.
Tại buổi lễ đón Bằng UNESCO ghi danh “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện đã chính thức công bố Chương trình Hành động Quốc gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” giai đoạn 2017- 2022.
Sở VHTT Hà Nội vừa đã có văn bản số 921/SVH&TT gửi UBND huyện Gia Lâm xung quanh việc các mảng chạm ở bậu cửa sổ di tích đền Phù Đổng, xã Phù Đổng bỗng dưng bị sơn đỏ chót, sai lệch nghiêm trọng so với nguyên gốc và kỹ thuật bảo tồn.
Tối 31/3, Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt tháp Chăm Hòa Lai và Pô Klong Garai là di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt.
Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông là người vạch ra phương hướng và đặt viên đá đầu tiên, nhưng người đứng ra hoàn thành xuất sắc hoài bão ấy chính là Tổ sư Pháp Loa.
Thủ tướng Chính phủ đồng ý Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thay mặt Chính phủ ký hồ sơ “Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam” trình Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) xem xét đưa vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Dành 20 năm nghiên cứu, hướng dẫn trùng tu một số di sản văn hóa tại Việt Nam như khu phố cổ Hội An, nhà cổ ở Bắc Ninh hay làng cổ Đường Lâm (Hà Nội)…, GS.KTS EJIMA AKIYOSHI (Nhật Bản) cho rằng, việc bảo tồn cần dựa trên nguyện vọng của người dân - chủ thể di sản, và hài hòa lợi ích giữa các bên liên quan.
Tối 21/3, tại đền Mẫu Âu Cơ, huyện Hạ Hòa (Phú Thọ) đã diễn ra Lễ đón nhận và vinh danh “Tín ngưỡng thờ mẫu Âu Cơ” là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Nhân dịp kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh Quảng Nam (1997-2017), ngày 21/3, thành phố Hội An phối hợp với các ngành chức năng đã khánh thành và đưa vào sử dụng công trình kè bảo vệ Phố cổ Hội An, Di sản Văn hóa Thế giới.
Trong các vũ khúc cung đình còn lại đời Nguyễn, điệu múa cung đình “Bát tiên hiến thọ” thuộc thể loại múa chúc tụng, thường được múa vào những ngày lễ vạn thọ, thánh thọ, tiên thọ.
Di sản Thành nhà Hồ và Khu di tích Phủ Trịnh - Nghè Vẹt tại Vĩnh Lộc, Thanh Hóa vốn có sẵn tiềm năng, nếu được đánh thức, đầu tư bài bản, sẽ trở thành điểm sáng trong phát triển du lịch không chỉ trong tỉnh mà còn ở phạm vi quốc gia, quốc tế.
Bộ VHTT&DL vừa quyết định xếp hạng di tích quốc gia đối với 15 di tích thuộc địa bàn các tỉnh, thành phố: Hà Nội, TPHCM, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Nam Định, Bắc Giang, Hải Phòng, Thái Bình và Đắk Lắk. Trong 15 di tích này có 10 di tích lịch sử và 5 di tích kiến trúc nghệ thuật.
Ông Trần Minh Hà, Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Bắc Giang khẳng định như trên tại cuộc họp báo về Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt chùa Bổ Đà chiều ngày 6-3 tại Bắc Giang.
Sáng 28/2, tại đền Cửa Ông (thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh) đã diễn ra lễ đón bằng công nhận Lễ hội đền Cửa Ông là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Ngày 23/2, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn, tổ chức công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận các xã An toàn khu, Vùng An toàn khu ở tỉnh Lạng Sơn; đón Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt - Di tích lịch sử Khởi nghĩa Bắc Sơn.
Ít ai biết Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) từng bị sử dụng làm nơi đóng quân, có thời gian lại dùng làm điểm “cách ly dã chiến” cho việc đối phó với dịch tả ở Hà Nội.