Giáo sư hy vọng độc giả cũng cảm thấy như mình khi đọc "Lòng người mênh mang" bởi các trang viết chứa đựng những sự thật không thể chối cãi.
Từ trái qua: Nhà báo Văn Thành, tác giả Hoàng Hồng Minh và Giáo sư Ngô Bảo Châu trong buổi ra mắt sách.
Sách Lòng người mênh mang của tác giả Hoàng Hồng Minh vừa phát hành quyển thứ nhất. Buổi ra mắt sách diễn ra tối 6/8 tại Hà Nội với sự tham gia của hai diễn giả là Giáo sư Ngô Bảo Châu và nhà báo Văn Thành.
Cuốn sách chia làm 13 phần nhỏ, mỗi phần là một chủ đề riêng như: Vũ trụ trong ta, Sống chết lẽ thường, Trà chuyện, Phiên chợ văn hóa... Các bài viết giống như một lời chia sẻ của tác giả với bạn bè về những gì anh thấy, anh nghĩ. Thông qua những sự việc nhỏ, như việc anh đi mua một chai nước mắm, hay việc tham gia giao thông... Hoàng Hồng Minh đã đặt ra những vấn đề lớn, như lối sống, mô thức sinh hoạt, đối nhân xử thế, văn hóa Đông - Tây...
Tác giả Hoàng Hồng Minh và Giáo sư Ngô Bảo Châu là hai người bạn, chơi cùng nhau đã hơn 20 năm. Giáo sư gọi bạn là "Cụ Hinh", còn tác giả Hoàng Hồng Minh gọi Giáo sư là "Hòa thượng Thích Học Toán". Ở Pháp Giáo sư thường qua nhà Hoàng Hồng Minh chơi cả ngày mỗi khi rảnh rỗi. Ông kể về việc "đưa ngòi bút Hoàng Hồng Minh ra ánh sáng": "Cách đây gần 5 năm, tôi có viết blog. Nhưng blog đó chỉ nói về Toán khô khan, nên tôi muốn trang viết có thêm nhiều chủ đề cho sinh động, hấp dẫn. Để 'câu views', tôi rủ anh Minh viết blog, và từ đó chúng tôi có thêm nhiều đề tài phong phú". Cuốn Lòng người mênh mang tập hợp những bài viết hay của Hoàng Hồng Minh đăng trên blog, các báo, tạp chí trong nước.
Là người hiểu rõ và có nhiều cuộc trao đổi với Hoàng Hồng Minh nên Giáo sư Ngô Bảo Châu có bài viết "Gõ cửa nhà Cụ Hinh" như lời mở đầu cho cuốn Lòng người mênh mang. Trong bài, ông viết: "Hy vọng rằng bạn đọc cũng sẽ có cảm giác vừa buồn cười, vừa tức khi đọc những trang sách này". Giải thích cho cảm nhận của mình, Giáo sư Ngô Bảo Châu nói: "Buồn cười bởi vì Cụ Hinh chỉ ra khuyết điểm của mình trúng quá. Tức bởi vì đó là những khuyết điểm mà mình không muốn công nhận, nhưng bắt buộc phải nhận".
Để minh chứng cho cái sự "vừa tức, vừa buồn cười", Giáo sư Ngô Bảo Châu nhắc tới bài viết Gửi cho cháu lọ Shampoing trong sách. Bài viết liên quan tới một việc có thật xảy ra trong gia đình Giáo sư. Hoàng Hồng Minh kể câu chuyện bé Uyên - con của Giáo sư Ngô Bảo Châu - không thấy chiếc áo của mình sau chuyến đi chơi. Trong khi bố mẹ Uyên mới là người để quên áo, thì họ lại mắng cô bé "lơ mơ không biết giữ đồ". Mượn câu chuyện nhỏ, Hoàng Hồng Minh gợi nhắc tới thói quen của người lớn thường vội vàng đổ lỗi cho con trẻ khi chưa suy xét rõ nguyên nhân sự việc.
Bên cạnh đó, cuốn sách Lòng người mênh mang còn kể những câu chuyện về nhiều người bạn khác của tác giả hay chính bản thân anh. "Các câu chuyện chỉ rất nhỏ, nhưng đều chạm đến những vấn đề lớn", như nhận xét của họa sĩ Lê Thiết Cương - người vẽ bìa, minh họa cho cuốn sách.
Đọc các bài viết trong Lòng người mênh mang, Giáo sư Ngô Bảo Châu còn luôn tự nhận mình là Pinochio, còn Hoàng Hồng Minh là Dế mèn (hai nhân vật trong truyện Những cuộc phiêu lưu của Pinochio). Dế Cụ (tức Cụ Hinh) luôn nhắc nhở, nói đúng những khuyết điểm của người gỗ Thích Học Toán (tức Ngô Bảo Châu), cũng như điều hay, điểm xấu của nhiều người Việt.
![]() |
Sách "Lòng người mênh mang". |
Nhà báo Văn Thành là người thường chọn đăng các bài của Hoàng Hồng Minh lên tạp chí Tia Sáng. Ông cho biết mỗi lần đăng, bài của Hoàng Hồng Minh thường bị cắt gọt vài chỗ, những đoạn cắt thường là đoạn hay nhất của bài viết, tuy nhiên chúng được giữ nguyên bản khi đưa vào cuốn sách Lòng người mênh mang. "Mỗi lần đăng bài của Hoàng Hồng Minh là một lần thử thách sự dũng cảm của tôi" - nhà báo Văn Thành chia sẻ.
Tác giả Hoàng Hồng Minh là một người Việt sống tại Pháp. Anh không muốn tiết lộ nhiều về bản thân. Những dòng giới thiệu về tác giả của sách tiết lộ anh hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin: "Bị hong khô trong logic học, bị bỏ lò tiếp nối trong công nghệ thông tin, tác giả tin rằng mình đã thành ra một chú cá khô đồ nhắm của thời gian đời người. Nhưng khi bị rơi tõm vào dòng chảy xiết đa văn hóa, chú cá khô bỏ lò lúc này bỗng quẫy mình vui sướng nhận ra muôn màu óng ánh ẩn mình trong những dòng chảy".
Nguồn: Lam Thu - Vnexpress
Chúng ta đ ề u đã bi ết Hàn Mặc Tử n ằ m ở nhà thương Qu y Hoà từ 21- 9 -1940 đ ế n 11 - 11 -1940 thì từ tr ầ n. Nhưng có một đi ề u dám chắc ai cũng băn khoăn là su ố t trong 51 ngày đ êm đó, thi sĩ có làm bài thơ nào không?
Công chúng yêu sân khấu cả nước ngưỡng mộ Nghệ sĩ Nhân dân Ngọc Bình với tư cách là một diễn viên tài năng, một đạo diễn gạo cội, một lãnh đạo ngành sân khấu năng nổ, nhưng ít ai biết anh còn là một tác giả sáng tác kịch bản văn học cho nhiều thể loại sân khấu, mà chủ yếu là kịch nói và ca kịch...
Kể từ khi ca khúc “Có một dòng sông” được công bố lần đầu tiên qua loa truyền thanh xã Hương Chữ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế do chính tác giả cầm guitar thùng trình bày khi vừa viết xong, đến nay vừa tròn 40 năm, nhưng sức lay động của bài ca vẫn còn ngân vang mãi trong nhiều thế hệ người nghe được sinh ra và lớn lên bên dòng sông ấy, bất chấp dòng chảy thời gian.
Mẹ trong mỗi chúng ta là hình ảnh đầy thiêng liêng và diệu kỳ. Mẹ! Có nghĩa là duy nhất/ Một bầu trời/ Một mặt đất/ Một vầng trăng/ Mẹ không sống đủ trăm năm/ Nhưng đã cho con dư dả nụ cười tiếng hát (Ngày xưa có mẹ - Thanh Nguyên).
(Đọc “Chuyện kể về món hàng quý giá nhất đời” của Jean-Claude Grumberg, Nxb. Văn học 2023 - Dịch giả: Hoàng Anh).
Nhìn thấu mà không nói thấu là đỉnh cao cảnh giới xử thế trí tuệ. Nói theo thuật ngữ Phật học, cái trí nói chung có ba phần hợp thành là trí thức, trí tuệ và trí huệ.
Lê Minh Phong (sinh 1985) vốn cùng quê với Huy Cận, nhưng xa hơn về phía núi. Cả hai đều có một tâm hồn cổ sơ. Nét hoang dã của vùng đất ấy đã tạo ra ngọn Lửa thiêng trong thơ Huy Cận, tạo nên những huyền thoại, cổ tích trong văn xuôi Lê Minh Phong.
(Đọc tập tiểu luận “Ngắn dần đều” của Hoàng Đăng Khoa, Nxb. Đà Nẵng và Book Hunter, 2024)
YẾN THANH
Tôi luôn quan niệm rằng, tiểu thuyết là một bản tự thuật chân thật về tâm hồn người nghệ sĩ. Thơ ca có thể là tiếng nói trực tiếp, chân thành của cảm xúc, song những giới hạn của thể loại về nhạc tính, vần điệu, câu từ, khổ thơ, số chữ trong từng câu… luôn ngăn trở tác giả vẽ nên bức chân dung đầy đủ, hoàn thiện về tâm hồn của mình.
Tôi luôn quan niệm rằng, tiểu thuyết là một bản tự thuật chân thật về tâm hồn người nghệ sĩ. Thơ ca có thể là tiếng nói trực tiếp, chân thành của cảm xúc, song những giới hạn của thể loại về nhạc tính, vần điệu, câu từ, khổ thơ, số chữ trong từng câu… luôn ngăn trở tác giả vẽ nên bức chân dung đầy đủ, hoàn thiện về tâm hồn của mình.
VÕ QUỐC VIỆT (Đọc “Đất Việt trời Nam liệt truyện” của Trần Bảo Định)
Tập thơ Vực trắng, Nxb. Hội Nhà văn quý 2/2024 của nhà thơ, nhà báo Lữ Mai gồm 55 bài thơ, được sắp xếp thành 6 phần: “Từ núi”, “Đi lạc”, “Nói bằng gai sắc”, “Trở về chạng vạng”, “Gửi Huế”, “Cánh tàn bừng giấc”.
HỒ THẾ HÀ
Lê Quang Sinh sáng tác thơ và trở thành nhà thơ được độc giả cả nước yêu quý và đón nhận nồng nhiệt. Nhưng ít ai biết Lê Quang Sinh là nhà phê bình thơ có uy tín với mỹ cảm tiếp nhận bất ngờ qua từng trang viết đồng sáng tạo tài hoa của anh.
PHONG LÊ
Hải Triều, đó là một tên tuổi quan trọng trong sinh hoạt văn chương - học thuật thời kỳ 1930 - 1945. Ông vừa giống vừa khác với thế hệ những đồng nghiệp cùng thời, nếu xét trên phạm vi các mối quan tâm về học thuật.
TRẦN HOÀNG
HỒ THẾ HÀ
Võ Mạnh Lập là nhà văn chuyên viết ký (essai/ essey) với thế mạnh sở trường nghiêng về ký sự, truyện ký, bút ký, hồi ký, phóng sự, ghi chép…
NHẬT CHIÊU
(Chiyo-ni: The relief offered by haiku)
Có một nghệ thuật cứu chữa, cứu thoát chúng ta trong cuộc sống bản thân trong tình trạng thương tổn, trong tâm lý và tâm linh, đó là thực tập viết thơ và đọc thơ.
HỒ THẾ HÀ
Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ tài danh của nền thơ Việt Nam hiện đại.
TRẦN BẢO ĐỊNH
1. Là người con xứ Nghệ - vùng đất dày truyền thống học tập, tranh đấu, Võ Thu Hương nuôi chí thực hiện đam mê theo nghiệp văn và nhà văn nữ ấy, đã trưởng thành cùng gắn bó với văn chương Thành phố Hồ Chí Minh.