Gam màu hạnh phúc

15:05 29/03/2010
NGUYỄN THỊ ANH ĐÀODuyên trở về ký túc xá khi trời đã quá khuya. Phòng lặng ngắt. Chỉ còn trơ lại toàn sách với vở, mọi người đã ngủ say. Mùa thi đang bắt đầu.

Nhà thơ Nguyễn Thị Anh Đào - Ảnh: vanchuong.vnweblogs.com

Duyên buông tiếng thở dài rồi lặng lẽ làm cái việc mà với Duyên nó đã trở thành máu thịt: nghe nhạc Tuấn Ngọc và đọc sách. Đã mấy năm nay Duyên sống lặng lẽ như một chiếc bóng trong phòng N2 thân yêu này. Bạn bè đứa thông cảm, đứa chê trách. Ký túc xá ồn ào nhưng với Duyên lại quá bình yên. Bình yên cả trong từng suy nghĩ. Một tuần học hình như chẳng mấy rảnh rang đối với Duyên. Cày xới mãi trong sách nhiều khi cũng chán ngắt. Trong đầu óc Duyên có lúc hiện lên một cảm giác gần như là sự cởi thoát - để tâm hồn bay đến một mảnh đất xa xôi mà neo đậu. Ở đó có cả một khoảng bình yên và hạnh phúc sẽ mãi ngự trị trong trái tim cô, đậu lên đôi mắt lâu nay đã vắng đi những tia sáng như cười. Duyên nghĩ về gia đình. Cha mẹ Duyên giờ vẫn còn thức đây. Cha Duyên - một người lính trở về sau chiến tranh với số tiền trợ cấp ít ỏi chẳng thấm vào đâu cho cả nhà. Mẹ là người đàn bà bất hạnh, niềm vui không được vuông tròn (...). Nhiều khi Duyên cứ thấy cha lặng lẽ ngồi đốt thuốc hàng giờ mà chẳng biết ông đang nghĩ gì. Hạnh phúc mong manh và dễ vỡ như một giọt nước.Duyên đếm từng sợi tóc bạc trên đầu cha mà nước mắt cứ trào ra trong nỗi tùi hờn cực độ. Chẳng phải vì Duyên không hiểu được cha mình mà vì Duyên thấy mình khó hiểu. Từ dạo chuyển nhà lên phố, cha thường trầm tư như thế. Hình như cha thường trầm lắng trong những lo toan không có điểm bắt đầu.Cha hay dằn vặt bản thân mặc cho cha không than phân trách phận bao giờ. Nhớ có lần hai cha con đi bắt cá bên sông, ông thở dài "Dù cho nhà mình cơ cực mấy thì con cũng ráng học cho bằng bạn bằng bè.Cứ mỗi lần nhìn thấy các con vui, học chăm cha lại càng thương mẹ..." Duyên đọc được trong mắt ông những tia sáng hạnh phúc. Cha Duyên thường bỏ lửng câu nói như vậy.

Nhưng Duyên hiểu ông muốn nói gì. Trong bộn bề những lo toan cuộc sống ông thường dồn hết tình thương cho mẹ cô - người đàn bà  "không bình thường" trong mắt mọi người. Bởi Duyên nghĩ không phải bao giờ người cha cũng dễ dàng tâm sự cùng con gái. Cha mẹ Duyên không có số nuôi con trai. Bốn đứa con trai, đứa còn đỏ hỏn đứa lên 1, lên 2 đều ra đi... Duyên đã không giải thích hết với lòng mình những thắc mắc "tại sao". Duyên cũng không mảy may tin vào số mệnh như người ta thường nói. Duyên chỉ biết buồn và tập làm quen dần với những cơn say bắt đầu của cha từ dạo ấy. Ông đang cố vẫy vùng trong người rượu để cố quên đi bao điều khi vui vẻ cùng bạn bè. Đến tuổi trưởng thành, khi Duyên ý thức được vị trí của mình trong gia đình - đặc biệt là trong tâm hồn cha cô thì cũng là lúc Duyên vào đại học. Lo toan chồng chất lo toan. Ngày nhập học cha vui nhiều lắm. Mẹ ôm Duyên vào lòng như những ngày còn bé và chuẩn bị cho Duyên cả một bao bồ kết "Ra thành phố thì bồ kết rất hiếm con ạ". Cũng năm đó lần đầu tiên Duyên khóc trước mặt cha mẹ mình.

Mẹ Duyên là người phụ nữ nhỏ nhắn dẻo dai, sức kháng cự của mẹ trong mọi hoàn cảnh làm cô cứng rắn hơn nhiều. Tám lần sinh con chỉ nuôi và chăm bẵm được ba đứa - Mẹ Duyên hầu như đã mất đi sự minh mẫn, bà thường nói một mình. Duyên tự hỏi vì sao mẹ cô lại phải chịu nhiều bất hạnh đến thế. Lấy chồng năm mười bảy tuổi, nhưng bà đã biết cấy lúa, trồng khoai khi 7 tuổi. Cuộc đời như những nấc thang càng bước lên càng thấy mình bé nhỏ. Mẹ Duyên đã yếu hẳn cả về thể xác lẫn tâm hồn. Duyên thương cái dáng tần tảo của mẹ. Có lúc ngồi nghĩ nếu cuộc đời là một vòng tuần hoàn thì rồi có lúc cô cũng giống mẹ mình. Người phụ nữ vốn phải chịu đựng bao thiệt thòi, mà có những nỗi khổ không biết nó bắt rễ từ đâu. Duyên thường vẽ chân dung mẹ, tô thêm một vài điểm sáng, có khi là tia sáng ban mai, có khi là đôi ba ngôi sao lấp lánh. Gam màu hạnh phúc mà Duyên thường dùng là gam màu tím. Duyên biết nghệ thuật được bắt đầu từ một con số không. Cũng chẳng hiểu sao Duyên lại chọn ngành họa mặc dù trong tâm hồn cô vẫn luôn có cảm giác hụt hẫng. Cô hướng về cái mà cô cho là thánh thiện nhất - cái Tâm con người. Duyên hay bộc lộ suy nghĩ của mình trong nét vẽ. Hình ảnh thân thương mà cô cố tạo dựng là một bức chân dung gia đình. Nơi đó có cha mẹ, chị và em gái Duyên. Hơn ba lần Duyên đã vẽ nhưng những lần đó đều không thành công. Bức tranh đầu tiên Duyên không hình dung được nét mặt khắc khoải của cha. Vẽ đi vẽ lại chỉ thấy ở ông có duy nhất một nụ cười mà nụ cười ấy hoàn toàn không phải của ông. Lần thứ hai Duyên lại không vẽ được ánh mắt dịu dàng của mẹ.Thay vào đó là một nỗi sợ hãi dày vò, dằng xé, muốn bật lên... Lần thứ ba khi bức tranh dường như đã vừa ý thì vô tình mực vẽ loang đầy. Từ đó Duyên không dám vẽ về gia đình nữa. Trong cô đang rạn vỡ một cái gì đó. Duyên rơi vào nỗi sợ hãi triền miên. Cô cơ hồ nhận ra mình có chút năng khiếu làm thơ.Bài thơ đầu tiên viết về Mẹ, một người bạn đã giấu Duyên đem gởi báo - báo đăng. Duyên bất ngờ nhưng cũng không vì vậy mà Duyên vui. Thoáng trong tâm trí Duyên thấy mình tủi thân vô cùng. Duyên lại lao vào viết và viết thành công. Lần đầu tiên Duyên biết tiếc những đồng tiền làm ra từ chất xám. Bạn bè thường bảo số Duyên sau này khổ lắm. Duyên cười. Biết đâu. Ngày Duyên 20 tuổi, cô nhận được một bài thơ đề tặng mà tác giả giấu kín tên. Tự nhiên Duyên thấy có một niềm hy vọng nhỏ nhoi vào cuộc đời. Duyên lật lại bức tranh gia đình và vẽ. Bức tranh xuất hiện thêm hình bóng mờ nhạt của một người không quen biết. Duyên cố hình dung, cố đoán thử xem ai mà không thể. Tận sau này mới biết đó chính là một người bạn cũ, chính anh là tác giả bài thơ đã tặng Duyên. Lần ấy trong cuộc thi tranh do nhà trường tổ chức. Bức tranh về gia đình của cô đã được trao giải nhất với lời khen tâm đắc của thầy chủ nhiệm "Con đã lột tả được cái linh hồn của hạnh phúc" Hình như Duyên không mấy hài lòng về điều đó.

Những ngày này mình Duyên thấy khó có thể bình yên. Đã 4 năm đại học mà Duyên vẫn một mình. Duyên sợ vướng vào chuyện tình cảm rồi lại lụy phiền, lại khổ. Anh vẫn bên cạnh Duyên lo lắng chăm sóc cho Duyên như một người anh trai thực sự. Đã có lần Duyên không cầm nổi lòng mình trước ánh mắt của Anh, nhưng nghĩ đến gia đình Duyên lại lạnh lùng đến nghiệt ngã. Anh đã biết vậy nên chẳng bao giờ nói với Duyên điều gì cả, Duyên thầm cảm ơn anh về điều đó, mặc cho trong trái tim cô luôn dành trọn cho anh một tình yêu cao thượng và mãnh liệt.

Duyên sợ một lúc nào đó tất cả sẽ tan và chẳng để lại một dấu vết nào trong tâm hồn cô. Duyên nhớ đến mẹ và bật khóc. Đồng hồ chỉ 2 giờ sáng.

Ngoài kia trời bắt đầu mưa. Mùa đông đã gõ nhịp đều đều qua từng ô cửa sổ. Duyên hoàn tất bức tranh của mình với những ngôi sao ước nguyện bằng màu hồng - gam màu hạnh phúc Duyên dùng lần đầu tiên trong suốt những năm đại học. Duyên gửi vào đó những gì có thể. Ngày mai...

Huế 12.12.99
N.T.A.Đ




 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • NGHĨA THÂN

    Thời sinh viên tôi thường đi làm thêm ở quán bar hay những nhà hàng dành cho khách Tây. Tôi sang phố Phạm Ngũ Lão xin làm phục vụ nhà hàng. Lúc đó tôi nghĩ rằng làm ở chỗ có khách nước ngoài có thêm thu nhập và có thể trau dồi kiến thức, ngoại ngữ.

  • HỒNG NHU

    Tà-Dnga bước những bước uyển chuyển về bản. Mái tóc dính mồ hôi, vương trên khuôn mặt trắng ngần. Chiếc váy còn mới, có nhiều mầu sặc sỡ viền dưới gấu, bó sát lấy tấm thân thon thon.

  • NGUYỄN NGUYÊN NHUNG

    L.T.S.: Nguyễn Nguyên Nhung, sinh năm 1977 tại Huế. Cô gái 16 tuổi này hiện là nội trợ một gia đình nghèo đông người. Cô đang cặm cụi học nghề để giúp bố nuôi đàn em nhỏ. Và cô bắt đầu viết...

  • NGÔ THIÊN THU

    (Ngô Thiên Thu sinh năm 1965 tại Huế. Sinh viên năm thứ 5 Khoa Ngoại ngữ Trường ĐHTH Huế năm 1992).

  • ĐOÀN QUỲNH ANH

    Đoàn Quỳnh Anh sinh năm 1970 tại Đồng Hới. Hiện là nữ sinh viên năm thứ 4 Khoa Văn Trường Đại học Tổng hợp Huế.

  • NGUYỄN HỮU THÔNG

    Ông Hàn đã yếu lắm... người ông quắt queo lại, chỉ còn da bọc xương. Chứng suy nhược tuổi già đã đến thời kỳ nhà thương trả về cho gia đình, nhưng không hề làm ông thay đổi nét yên bình trong đôi mắt.


  • Đặng Thành - Trần Đình Xuân Dũng


  • Thành Phương - Phạm Nguyên Tường - Nhật Lệ

  • LTS: Lê Thị Minh Nghĩa, một nữ sinh mực tím của ph biển Quy Nhơn. Em đã thầm lặng bền bỉ thử bút trên mươi lăm truyện ngắn, với ước mộng tốt nghiệp Phổ thông Trung học, sẽ đầu đơn thi vào Trường Đại học Viết văn Nguyễn Du. SH nồng nhiệt và cảm động giới thiệu "cô bé câm lặng" niềm ước mộng tương lai mà nữ sinh mực tím đang mong muốn thể hiện, nắm bắt...

  • Nguyễn Hồng Hạnh sinh tháng 1.1968, tại Huế. Sinh viên Khoa ngữ văn Đại học Tổng hợp Huế. Hội viên câu lạc bộ Văn học thuộc Nhà văn hóa Thành phố Huế. Sông Hương xin trân trọng giới thiệu những bài thơ đầu tay của Hồng Hạnh
    SÔNG HƯƠNG

  • PHẠM THỊ ANH NGA

    (Đại học Sư phạm Huế)


  • Hoài Thi - Phạm Huy Ngữ

  • LÊ THỊ HOÀI NAM

    Nàng ngả đầu trên một chồng gối chăn cao ngất. Hai tay vòng ra phía gáy. Rõ là nàng đang ở trong tư thế hoàn toàn không thoải mái. Nhưng nàng thích thế. Cặp mắt nàng bất động nhìn dán vào bức tường màu khói hương mà dưới ánh sáng của ngọn đèn néon dễ gợi cho người ta cảm giác trong suốt, trong suốt đến trống rỗng.

  • QUỲNH NHƯ

    "…Chỉ một mình, đêm khuya thao thức vắt tay lên trán, nước mắt đầm đìa tôi mới khẽ gọi "Mẹ ơi, mẹ ơi" như một đứa bé. Những lúc ấy tôi cô đơn vô cùng. Không có gì trên trái đất nầy có thể lấp bằng được. Người ta dù lớn dù nhỏ đến đâu đều cần đến mẹ biết bao nhiêu…"

  • Đây là một hoạt động xã hội thường kỳ đầu tiên mà Sông Hương quyết tâm thực hiện, nhằm góp phần động viên một cách học và dạy Văn sinh động, hấp dẫn trong trường học.


  • Hồ Hồng Sâm - Hoàng Thị Thương

  • LÊ HÙNG VỌNG

    Đến lúc cô tình nhân thứ tư chia tay anh chàng kỹ sư Tân không một lời từ giã thì tiếng tăm của anh ta trong giới chị em ở đây đã nổi như cồn.

  • Sáng nay (29.7), Tạp chí Sông Hương đã tổ chức giới thiệu tác phẩm “Đi tìm nhành hoa thạch thảo” của tác giả Lê Duy Đoàn. Đến dự có đông đảo bạn đọc cùng các nhà văn nhà thơ tại Thừa Thiên Huế.

  • LTS: Trong Đêm thơ tự chọn tại tòa soạn Sông Hương, tác giả được mọi người chú ý lại là một tác giả mới, rất mới: Nguyễn Thị Thái (còn có tên gọi là Tuất), hiện đang là một thợ may bình thường ở xã Xuân Long thành phố Huế.

  • Tôn Nữ Ngọc Hoa - Ngô Anh Phương - Hoàng Phương Vỹ