Gam màu hạnh phúc

15:05 29/03/2010
NGUYỄN THỊ ANH ĐÀODuyên trở về ký túc xá khi trời đã quá khuya. Phòng lặng ngắt. Chỉ còn trơ lại toàn sách với vở, mọi người đã ngủ say. Mùa thi đang bắt đầu.

Nhà thơ Nguyễn Thị Anh Đào - Ảnh: vanchuong.vnweblogs.com

Duyên buông tiếng thở dài rồi lặng lẽ làm cái việc mà với Duyên nó đã trở thành máu thịt: nghe nhạc Tuấn Ngọc và đọc sách. Đã mấy năm nay Duyên sống lặng lẽ như một chiếc bóng trong phòng N2 thân yêu này. Bạn bè đứa thông cảm, đứa chê trách. Ký túc xá ồn ào nhưng với Duyên lại quá bình yên. Bình yên cả trong từng suy nghĩ. Một tuần học hình như chẳng mấy rảnh rang đối với Duyên. Cày xới mãi trong sách nhiều khi cũng chán ngắt. Trong đầu óc Duyên có lúc hiện lên một cảm giác gần như là sự cởi thoát - để tâm hồn bay đến một mảnh đất xa xôi mà neo đậu. Ở đó có cả một khoảng bình yên và hạnh phúc sẽ mãi ngự trị trong trái tim cô, đậu lên đôi mắt lâu nay đã vắng đi những tia sáng như cười. Duyên nghĩ về gia đình. Cha mẹ Duyên giờ vẫn còn thức đây. Cha Duyên - một người lính trở về sau chiến tranh với số tiền trợ cấp ít ỏi chẳng thấm vào đâu cho cả nhà. Mẹ là người đàn bà bất hạnh, niềm vui không được vuông tròn (...). Nhiều khi Duyên cứ thấy cha lặng lẽ ngồi đốt thuốc hàng giờ mà chẳng biết ông đang nghĩ gì. Hạnh phúc mong manh và dễ vỡ như một giọt nước.Duyên đếm từng sợi tóc bạc trên đầu cha mà nước mắt cứ trào ra trong nỗi tùi hờn cực độ. Chẳng phải vì Duyên không hiểu được cha mình mà vì Duyên thấy mình khó hiểu. Từ dạo chuyển nhà lên phố, cha thường trầm tư như thế. Hình như cha thường trầm lắng trong những lo toan không có điểm bắt đầu.Cha hay dằn vặt bản thân mặc cho cha không than phân trách phận bao giờ. Nhớ có lần hai cha con đi bắt cá bên sông, ông thở dài "Dù cho nhà mình cơ cực mấy thì con cũng ráng học cho bằng bạn bằng bè.Cứ mỗi lần nhìn thấy các con vui, học chăm cha lại càng thương mẹ..." Duyên đọc được trong mắt ông những tia sáng hạnh phúc. Cha Duyên thường bỏ lửng câu nói như vậy.

Nhưng Duyên hiểu ông muốn nói gì. Trong bộn bề những lo toan cuộc sống ông thường dồn hết tình thương cho mẹ cô - người đàn bà  "không bình thường" trong mắt mọi người. Bởi Duyên nghĩ không phải bao giờ người cha cũng dễ dàng tâm sự cùng con gái. Cha mẹ Duyên không có số nuôi con trai. Bốn đứa con trai, đứa còn đỏ hỏn đứa lên 1, lên 2 đều ra đi... Duyên đã không giải thích hết với lòng mình những thắc mắc "tại sao". Duyên cũng không mảy may tin vào số mệnh như người ta thường nói. Duyên chỉ biết buồn và tập làm quen dần với những cơn say bắt đầu của cha từ dạo ấy. Ông đang cố vẫy vùng trong người rượu để cố quên đi bao điều khi vui vẻ cùng bạn bè. Đến tuổi trưởng thành, khi Duyên ý thức được vị trí của mình trong gia đình - đặc biệt là trong tâm hồn cha cô thì cũng là lúc Duyên vào đại học. Lo toan chồng chất lo toan. Ngày nhập học cha vui nhiều lắm. Mẹ ôm Duyên vào lòng như những ngày còn bé và chuẩn bị cho Duyên cả một bao bồ kết "Ra thành phố thì bồ kết rất hiếm con ạ". Cũng năm đó lần đầu tiên Duyên khóc trước mặt cha mẹ mình.

Mẹ Duyên là người phụ nữ nhỏ nhắn dẻo dai, sức kháng cự của mẹ trong mọi hoàn cảnh làm cô cứng rắn hơn nhiều. Tám lần sinh con chỉ nuôi và chăm bẵm được ba đứa - Mẹ Duyên hầu như đã mất đi sự minh mẫn, bà thường nói một mình. Duyên tự hỏi vì sao mẹ cô lại phải chịu nhiều bất hạnh đến thế. Lấy chồng năm mười bảy tuổi, nhưng bà đã biết cấy lúa, trồng khoai khi 7 tuổi. Cuộc đời như những nấc thang càng bước lên càng thấy mình bé nhỏ. Mẹ Duyên đã yếu hẳn cả về thể xác lẫn tâm hồn. Duyên thương cái dáng tần tảo của mẹ. Có lúc ngồi nghĩ nếu cuộc đời là một vòng tuần hoàn thì rồi có lúc cô cũng giống mẹ mình. Người phụ nữ vốn phải chịu đựng bao thiệt thòi, mà có những nỗi khổ không biết nó bắt rễ từ đâu. Duyên thường vẽ chân dung mẹ, tô thêm một vài điểm sáng, có khi là tia sáng ban mai, có khi là đôi ba ngôi sao lấp lánh. Gam màu hạnh phúc mà Duyên thường dùng là gam màu tím. Duyên biết nghệ thuật được bắt đầu từ một con số không. Cũng chẳng hiểu sao Duyên lại chọn ngành họa mặc dù trong tâm hồn cô vẫn luôn có cảm giác hụt hẫng. Cô hướng về cái mà cô cho là thánh thiện nhất - cái Tâm con người. Duyên hay bộc lộ suy nghĩ của mình trong nét vẽ. Hình ảnh thân thương mà cô cố tạo dựng là một bức chân dung gia đình. Nơi đó có cha mẹ, chị và em gái Duyên. Hơn ba lần Duyên đã vẽ nhưng những lần đó đều không thành công. Bức tranh đầu tiên Duyên không hình dung được nét mặt khắc khoải của cha. Vẽ đi vẽ lại chỉ thấy ở ông có duy nhất một nụ cười mà nụ cười ấy hoàn toàn không phải của ông. Lần thứ hai Duyên lại không vẽ được ánh mắt dịu dàng của mẹ.Thay vào đó là một nỗi sợ hãi dày vò, dằng xé, muốn bật lên... Lần thứ ba khi bức tranh dường như đã vừa ý thì vô tình mực vẽ loang đầy. Từ đó Duyên không dám vẽ về gia đình nữa. Trong cô đang rạn vỡ một cái gì đó. Duyên rơi vào nỗi sợ hãi triền miên. Cô cơ hồ nhận ra mình có chút năng khiếu làm thơ.Bài thơ đầu tiên viết về Mẹ, một người bạn đã giấu Duyên đem gởi báo - báo đăng. Duyên bất ngờ nhưng cũng không vì vậy mà Duyên vui. Thoáng trong tâm trí Duyên thấy mình tủi thân vô cùng. Duyên lại lao vào viết và viết thành công. Lần đầu tiên Duyên biết tiếc những đồng tiền làm ra từ chất xám. Bạn bè thường bảo số Duyên sau này khổ lắm. Duyên cười. Biết đâu. Ngày Duyên 20 tuổi, cô nhận được một bài thơ đề tặng mà tác giả giấu kín tên. Tự nhiên Duyên thấy có một niềm hy vọng nhỏ nhoi vào cuộc đời. Duyên lật lại bức tranh gia đình và vẽ. Bức tranh xuất hiện thêm hình bóng mờ nhạt của một người không quen biết. Duyên cố hình dung, cố đoán thử xem ai mà không thể. Tận sau này mới biết đó chính là một người bạn cũ, chính anh là tác giả bài thơ đã tặng Duyên. Lần ấy trong cuộc thi tranh do nhà trường tổ chức. Bức tranh về gia đình của cô đã được trao giải nhất với lời khen tâm đắc của thầy chủ nhiệm "Con đã lột tả được cái linh hồn của hạnh phúc" Hình như Duyên không mấy hài lòng về điều đó.

Những ngày này mình Duyên thấy khó có thể bình yên. Đã 4 năm đại học mà Duyên vẫn một mình. Duyên sợ vướng vào chuyện tình cảm rồi lại lụy phiền, lại khổ. Anh vẫn bên cạnh Duyên lo lắng chăm sóc cho Duyên như một người anh trai thực sự. Đã có lần Duyên không cầm nổi lòng mình trước ánh mắt của Anh, nhưng nghĩ đến gia đình Duyên lại lạnh lùng đến nghiệt ngã. Anh đã biết vậy nên chẳng bao giờ nói với Duyên điều gì cả, Duyên thầm cảm ơn anh về điều đó, mặc cho trong trái tim cô luôn dành trọn cho anh một tình yêu cao thượng và mãnh liệt.

Duyên sợ một lúc nào đó tất cả sẽ tan và chẳng để lại một dấu vết nào trong tâm hồn cô. Duyên nhớ đến mẹ và bật khóc. Đồng hồ chỉ 2 giờ sáng.

Ngoài kia trời bắt đầu mưa. Mùa đông đã gõ nhịp đều đều qua từng ô cửa sổ. Duyên hoàn tất bức tranh của mình với những ngôi sao ước nguyện bằng màu hồng - gam màu hạnh phúc Duyên dùng lần đầu tiên trong suốt những năm đại học. Duyên gửi vào đó những gì có thể. Ngày mai...

Huế 12.12.99
N.T.A.Đ




 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • VÕ TUẤN ANHTà áo dài đượm màu tím biếc, nón lá nghiêng che thấp thoáng lúc sang sông ngập trán trong những giọt nước mưa đầu mùa trên đất cố đô. Những phong vị ấy dường như là mùi vị của Huế, nguyên sơ và thanh thoát đến lạ thường, tất cả hình ảnh đấy quá đỗi thân thương đối với những ai đã trót nặng lòng với Huế.

  • Kính gửi: Ban biên tập Tạp chí Sông HươngTừ ngày biết đến Tạp chí Sông Hương, cháu thường theo dõi và rất thích đọc, đặc biệt là những trang thơ. Gần đây cháu rất vui là tạp chí đã có những thay đổi về hình thức cũng như nội dung.Thỉnh thoảng cháu cũng làm thơ, nhưng chủ yếu viết cho mình đọc, cùng lắm là tặng cho bạn bè. Không dám gửi cho tạp chí nào cả, sợ họ cười.Lần này theo lời khuyên của mấy đứa bạn, cháu gửi  mấy bài thơ này lên Tạp chí Sông Hương để các chú các cô trong ban biên tập xem cho cháu.Cháu xin chân thành cám ơn và kính chúc các chú các cô trong ban biên tập khỏe, hạnh phúc.                                                                Q.L

  • LTS: Cái đẹp có khi phải hơi thiêu thiếu một chút mới gây được mỹ cảm ở người thưởng ngoạn... Có lẽ xuất phát từ quan điểm ấy mà Lãng Hiển Xuân viết truyện ngắn nầy với chiều sâu ý tưởng đầy chất nhân văn, nhưng người đọc cảm thấy vẫn còn thiếu một chút gì...Chúng ta vui mừng khi biết đây là trang viết đầu tay của anh. Xin giới thiệu với bạn đọc, và chờ đợi Lãng Hiển Xuân những sáng tác mới.SH

  • LTS: 17 bài thơ đầu tay làm thành tập "Mùa huyết phượng" 17 nốt nhạc xanh lưu luyến thổn thức chia tay với tuổi thần tiên.Sông Hương xin giới thiệu trong số 17 bài thơ ấy

  • TẠ XUÂN HẢI - ĐỖ THƯ

  • LTS: Trong những ngày đầu tháng 8, Sở GD-ĐT, Hội LH VHNT TT-Huế đã phối hợp tổ chức Trại sáng tác Thiếu nhi 2009 tại làng cổ Phước tích và Khu du lịch Thanh Tân. Trên 40 tác giả nhí đến từ các thôn làng, TP Huế đã cùng nhau viết về nét đẹp quê hương, về bốn mùa đi qua trong mắt, về những kỷ niệm đẹp trong đời và những khát vọng vươn lên... Do số trang có hạn, Sông Hương xin giới thiệu 2 bài thơ trong số rất nhiều tác phẩm có được từ trại viết ấy.

  • MINH CHÂU TRẦN             Truyện ngắnTôi sinh ra và lớn lên ở làng Tây Hồ, ngôi làng được ngăn cách với chung quanh bằng mấy luỹ tre rậm rạp và cánh đồng quê bát ngát. Làng chúng tôi cách làng Đông một cái gò và cánh đồng ấy. Trên gò là một ngôi miếu nhỏ nhưng cổ kính. Nghe bà tôi kể lại thì nó đã rất lâu đời rồi và linh thiêng vô cùng.

  • LTS: Cuộc thi sáng tác văn học “Trang viết học trò” do Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế phát động trong năm 2008 đã thu hút hơn hai ngàn bài dự thi của cả ba cấp học và đã tổ chức lễ trao giải thưởng ngày 15/5/2009 cho hơn 50 bài viết có chất lượng. Các nhà văn, nhà thơ Hồng Nhu, Lâm Thị Mỹ Dạ, Mai Văn Hoan, Phạm Phú Phong, Nguyễn Khắc Phê đã được mời làm Ban Chung khảo cuộc thi. Tạp chí Sông Hương kỳ này vui mừng giới thiệu với bạn đọc một bài đạt giải trong cuộc thi này.

  • HOÀNG KIM NHI        (CLB Văn học Trẻ Thừa Thiên Huế)            Nhân đôi mắt, máu trái tim

  • Đêm Phước Tích

  • Khúc hát chị đi tìm

  • ...Mùa nắng hạn thèm được nghe tiếng sấmCha thở dài nhìn đập nước cạn khôCỏ cháy héo thương bầy trâu trơ mõmĐêm con cóc nghiến răng đến thẫn thờ...

  • DƯƠNG THÙY DƯƠNG                (Câu lạc bộ Viết Trẻ Thừa Thiên Huế)Lớp 3. Vào năm 198 mấy, tôi biết về những giao xúc yêu đương của người lớn. Phòng ngủ của mẹ tôi không có cửa vì  phòng ngủ của những người lớn lúc bấy giờ đều như thế, không có cửa. Một tấm rèm nhựa màu xanh lấp lánh như phòng ngủ của mẹ đã thuộc hạng sang.

  • Trần Vĩnh Liên, sinh tháng Tư năm 1975, vào thời điểm lịch sử dân tộc chuyển sang trang mới.Bạn viết trẻ của Sông Hương dù khá đông đảo nhưng tìm được một người chào đời vào cái mốc lịch sử ấy thì quả là hiếm!Sông Hương giới thiệu trang thơ đầu tay của Trần Vĩnh Liên với ý nghĩa đó.Ước mơ thời học sinh của Liên là sẽ theo học văn chương, nhưng như một duyên nợ, Liên lại là cử nhân ngoại ngữ (Khoa tiếng Đức - Đại học Ngoại ngữ Hà Nội). Thơ Trần Vĩnh Liên giàu ước mơ và dự cảm nhưng còn thao thức, phân vân giữa đường biên hư - thực; nhiều rung động muốn giãi bày nhưng lại giữ gìn, e ấp. Chính điều đó đã làm nên nét quyến rũ thầm kín, run rẩy của thơ Trần Vĩnh Liên.

  • Phan Danh Hiếu - Ngô Thị Thục Trang - Trần Đình Khuê - Nguyễn Thị Hương - Trần Văn Quyết - Nguyễn Đình Dương

  • LÊ THỊ PHƯƠNG HIỀN                                Truyện ngắnTháng bảy mưa ngâu ấy với Thuỷ là nhiều kỷ niệm nhất. Đúng dịp nghỉ hè của trường đại học, Thuỷ và Huy có thời gian quấn quít bên nhau bù lại những ngày bận tối mắt vì ôn thi. Huy chở Thuỷ trên cái xe đạp vẹo vọ, đợt ấy Hà Nội dầm trong mưa nhưng chẳng có ai cảm thấy chán đi chơi cả. Hai đứa chung nhau một chiếc áo mưa.

  • NGUYỄN LÊ VÂN KHÁNHGió lạ“Huế vào đêm cuối năm mưa lùn phùn và những cơn lạnh ù ù miết vào da thịt tôi. Gió mỗi lúc một lớn. Tôi không nghĩ đêm 30 vẫn còn những cơn gió lạ lùng như thế. Mẹ tôi lúc còn sống bà thường nói rằng ông trời dung dưỡng tất cả con người sống trên mặt đất này.

  • NGUYỄN MẠNH TIẾN (*)“Thiên sứ đích thực của triết gia là điều chỉnh những điều chênh lệch; kiện tráng những điều chính nghĩa; thăng hoa những điều thánh thiện”. (Alcuin)

  • NGUYỄN KIM LOAN - NHỤY NGUYÊN

  • Lê Thị Phương Thảo - Hoàng Lan