Gam màu hạnh phúc

15:05 29/03/2010
NGUYỄN THỊ ANH ĐÀODuyên trở về ký túc xá khi trời đã quá khuya. Phòng lặng ngắt. Chỉ còn trơ lại toàn sách với vở, mọi người đã ngủ say. Mùa thi đang bắt đầu.

Nhà thơ Nguyễn Thị Anh Đào - Ảnh: vanchuong.vnweblogs.com

Duyên buông tiếng thở dài rồi lặng lẽ làm cái việc mà với Duyên nó đã trở thành máu thịt: nghe nhạc Tuấn Ngọc và đọc sách. Đã mấy năm nay Duyên sống lặng lẽ như một chiếc bóng trong phòng N2 thân yêu này. Bạn bè đứa thông cảm, đứa chê trách. Ký túc xá ồn ào nhưng với Duyên lại quá bình yên. Bình yên cả trong từng suy nghĩ. Một tuần học hình như chẳng mấy rảnh rang đối với Duyên. Cày xới mãi trong sách nhiều khi cũng chán ngắt. Trong đầu óc Duyên có lúc hiện lên một cảm giác gần như là sự cởi thoát - để tâm hồn bay đến một mảnh đất xa xôi mà neo đậu. Ở đó có cả một khoảng bình yên và hạnh phúc sẽ mãi ngự trị trong trái tim cô, đậu lên đôi mắt lâu nay đã vắng đi những tia sáng như cười. Duyên nghĩ về gia đình. Cha mẹ Duyên giờ vẫn còn thức đây. Cha Duyên - một người lính trở về sau chiến tranh với số tiền trợ cấp ít ỏi chẳng thấm vào đâu cho cả nhà. Mẹ là người đàn bà bất hạnh, niềm vui không được vuông tròn (...). Nhiều khi Duyên cứ thấy cha lặng lẽ ngồi đốt thuốc hàng giờ mà chẳng biết ông đang nghĩ gì. Hạnh phúc mong manh và dễ vỡ như một giọt nước.Duyên đếm từng sợi tóc bạc trên đầu cha mà nước mắt cứ trào ra trong nỗi tùi hờn cực độ. Chẳng phải vì Duyên không hiểu được cha mình mà vì Duyên thấy mình khó hiểu. Từ dạo chuyển nhà lên phố, cha thường trầm tư như thế. Hình như cha thường trầm lắng trong những lo toan không có điểm bắt đầu.Cha hay dằn vặt bản thân mặc cho cha không than phân trách phận bao giờ. Nhớ có lần hai cha con đi bắt cá bên sông, ông thở dài "Dù cho nhà mình cơ cực mấy thì con cũng ráng học cho bằng bạn bằng bè.Cứ mỗi lần nhìn thấy các con vui, học chăm cha lại càng thương mẹ..." Duyên đọc được trong mắt ông những tia sáng hạnh phúc. Cha Duyên thường bỏ lửng câu nói như vậy.

Nhưng Duyên hiểu ông muốn nói gì. Trong bộn bề những lo toan cuộc sống ông thường dồn hết tình thương cho mẹ cô - người đàn bà  "không bình thường" trong mắt mọi người. Bởi Duyên nghĩ không phải bao giờ người cha cũng dễ dàng tâm sự cùng con gái. Cha mẹ Duyên không có số nuôi con trai. Bốn đứa con trai, đứa còn đỏ hỏn đứa lên 1, lên 2 đều ra đi... Duyên đã không giải thích hết với lòng mình những thắc mắc "tại sao". Duyên cũng không mảy may tin vào số mệnh như người ta thường nói. Duyên chỉ biết buồn và tập làm quen dần với những cơn say bắt đầu của cha từ dạo ấy. Ông đang cố vẫy vùng trong người rượu để cố quên đi bao điều khi vui vẻ cùng bạn bè. Đến tuổi trưởng thành, khi Duyên ý thức được vị trí của mình trong gia đình - đặc biệt là trong tâm hồn cha cô thì cũng là lúc Duyên vào đại học. Lo toan chồng chất lo toan. Ngày nhập học cha vui nhiều lắm. Mẹ ôm Duyên vào lòng như những ngày còn bé và chuẩn bị cho Duyên cả một bao bồ kết "Ra thành phố thì bồ kết rất hiếm con ạ". Cũng năm đó lần đầu tiên Duyên khóc trước mặt cha mẹ mình.

Mẹ Duyên là người phụ nữ nhỏ nhắn dẻo dai, sức kháng cự của mẹ trong mọi hoàn cảnh làm cô cứng rắn hơn nhiều. Tám lần sinh con chỉ nuôi và chăm bẵm được ba đứa - Mẹ Duyên hầu như đã mất đi sự minh mẫn, bà thường nói một mình. Duyên tự hỏi vì sao mẹ cô lại phải chịu nhiều bất hạnh đến thế. Lấy chồng năm mười bảy tuổi, nhưng bà đã biết cấy lúa, trồng khoai khi 7 tuổi. Cuộc đời như những nấc thang càng bước lên càng thấy mình bé nhỏ. Mẹ Duyên đã yếu hẳn cả về thể xác lẫn tâm hồn. Duyên thương cái dáng tần tảo của mẹ. Có lúc ngồi nghĩ nếu cuộc đời là một vòng tuần hoàn thì rồi có lúc cô cũng giống mẹ mình. Người phụ nữ vốn phải chịu đựng bao thiệt thòi, mà có những nỗi khổ không biết nó bắt rễ từ đâu. Duyên thường vẽ chân dung mẹ, tô thêm một vài điểm sáng, có khi là tia sáng ban mai, có khi là đôi ba ngôi sao lấp lánh. Gam màu hạnh phúc mà Duyên thường dùng là gam màu tím. Duyên biết nghệ thuật được bắt đầu từ một con số không. Cũng chẳng hiểu sao Duyên lại chọn ngành họa mặc dù trong tâm hồn cô vẫn luôn có cảm giác hụt hẫng. Cô hướng về cái mà cô cho là thánh thiện nhất - cái Tâm con người. Duyên hay bộc lộ suy nghĩ của mình trong nét vẽ. Hình ảnh thân thương mà cô cố tạo dựng là một bức chân dung gia đình. Nơi đó có cha mẹ, chị và em gái Duyên. Hơn ba lần Duyên đã vẽ nhưng những lần đó đều không thành công. Bức tranh đầu tiên Duyên không hình dung được nét mặt khắc khoải của cha. Vẽ đi vẽ lại chỉ thấy ở ông có duy nhất một nụ cười mà nụ cười ấy hoàn toàn không phải của ông. Lần thứ hai Duyên lại không vẽ được ánh mắt dịu dàng của mẹ.Thay vào đó là một nỗi sợ hãi dày vò, dằng xé, muốn bật lên... Lần thứ ba khi bức tranh dường như đã vừa ý thì vô tình mực vẽ loang đầy. Từ đó Duyên không dám vẽ về gia đình nữa. Trong cô đang rạn vỡ một cái gì đó. Duyên rơi vào nỗi sợ hãi triền miên. Cô cơ hồ nhận ra mình có chút năng khiếu làm thơ.Bài thơ đầu tiên viết về Mẹ, một người bạn đã giấu Duyên đem gởi báo - báo đăng. Duyên bất ngờ nhưng cũng không vì vậy mà Duyên vui. Thoáng trong tâm trí Duyên thấy mình tủi thân vô cùng. Duyên lại lao vào viết và viết thành công. Lần đầu tiên Duyên biết tiếc những đồng tiền làm ra từ chất xám. Bạn bè thường bảo số Duyên sau này khổ lắm. Duyên cười. Biết đâu. Ngày Duyên 20 tuổi, cô nhận được một bài thơ đề tặng mà tác giả giấu kín tên. Tự nhiên Duyên thấy có một niềm hy vọng nhỏ nhoi vào cuộc đời. Duyên lật lại bức tranh gia đình và vẽ. Bức tranh xuất hiện thêm hình bóng mờ nhạt của một người không quen biết. Duyên cố hình dung, cố đoán thử xem ai mà không thể. Tận sau này mới biết đó chính là một người bạn cũ, chính anh là tác giả bài thơ đã tặng Duyên. Lần ấy trong cuộc thi tranh do nhà trường tổ chức. Bức tranh về gia đình của cô đã được trao giải nhất với lời khen tâm đắc của thầy chủ nhiệm "Con đã lột tả được cái linh hồn của hạnh phúc" Hình như Duyên không mấy hài lòng về điều đó.

Những ngày này mình Duyên thấy khó có thể bình yên. Đã 4 năm đại học mà Duyên vẫn một mình. Duyên sợ vướng vào chuyện tình cảm rồi lại lụy phiền, lại khổ. Anh vẫn bên cạnh Duyên lo lắng chăm sóc cho Duyên như một người anh trai thực sự. Đã có lần Duyên không cầm nổi lòng mình trước ánh mắt của Anh, nhưng nghĩ đến gia đình Duyên lại lạnh lùng đến nghiệt ngã. Anh đã biết vậy nên chẳng bao giờ nói với Duyên điều gì cả, Duyên thầm cảm ơn anh về điều đó, mặc cho trong trái tim cô luôn dành trọn cho anh một tình yêu cao thượng và mãnh liệt.

Duyên sợ một lúc nào đó tất cả sẽ tan và chẳng để lại một dấu vết nào trong tâm hồn cô. Duyên nhớ đến mẹ và bật khóc. Đồng hồ chỉ 2 giờ sáng.

Ngoài kia trời bắt đầu mưa. Mùa đông đã gõ nhịp đều đều qua từng ô cửa sổ. Duyên hoàn tất bức tranh của mình với những ngôi sao ước nguyện bằng màu hồng - gam màu hạnh phúc Duyên dùng lần đầu tiên trong suốt những năm đại học. Duyên gửi vào đó những gì có thể. Ngày mai...

Huế 12.12.99
N.T.A.Đ




 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • CHƠN ĐỨCLTS: Trường Trung cấp phật học Huyền Không thuộc hệ phái nguyên thuỷ Thừa Thiên Huế dịp tết Nguyên Đán Ất Dậu 2005 đã phát động cuộc thi sáng tác thơ văn nhằm khuyến khích Tăng Ni sinh trên con đường “Duy tuệ thị nghiệp”.Sông Hương trân trọng giới thiệu truyện ngắn “Cuộc đi cuộc về” của CHƠN ĐỨC được giải nhất trong cuộc thi này.

  • LTS: Đây là truyện ngắn đầu tay của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, hồi đó ký tên là Chiêm Thanh, in ở báo Mai, số tháng 11/1964. Ngày ấy tác giả mới 27 tuổi. Truyện mang hơi hướm của văn học hiện sinh rất phổ biến thời bấy giờ: Một nỗi cô đơn đến xa lạ, cùng với niềm kiêu hãnh thầm kín về chính bản thân mình, và tình yêu cũng trở thành một chỗ ẩn náu không an toàn trước một chủ thể đã tự khẳng định trong sự đề kháng như một thứ tự do tuyệt đối.Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu lại truyện ngắn “Vườn cỏ ngủ yên” để bạn đọc hiểu rõ hơn con đường văn học đầy trăn trở của tác giả.

  • CAO THỊ VÂN ANH          Kính viếng cô yêu dấu!Từ khi là một cô bé con tôi đã mong Tết về. Tôi mong Tết về không phải là vì được nghỉ mấy ngày Tết rong chơi ngoài đồng cùng lũ bạn trong xóm, càng không phải là do bữa cơm ngày Tết của nhà tôi có bánh chưng và nhiều món ăn ngon khác hẳn với ngày thường. Tôi mong Tết đến là vì một lý do rất đơn giản: - Năm nào cũng vậy, cô tôi sẽ lại trở về quê vào một ngày giáp Tết.

  • Ý GIANGKhông biết vì sao cứ về chiều là nó buồn. Mà vì sao lại buồn nhỉ. Nó cứ đi đi lại lại mà miệng cứ lầm bầm cái gì đó chẳng có ai hiểu nổi. Mà chính nó cũng không hiểu nữa cơ mà.

  • TRÂN GIANGCây cải mẹ trồng nay đã hóa thành cây cải dạiLặng lẽ giữa đồng, ngơ ngác trổ hoaCon vô tình, chiều thơ thẩn bước quaNghe mùi cải cay nồng trong sống mũi

  • LÊ THỊ DIỄM HẰNG(Nhóm nghiên cứu - phê bình lý luận trẻ)

  • Nguyễn Văn Luân - Phan Thị An (Khoa Văn ĐHSP Huế)

  • LÊ THỊ QUANG HYPhải chi anh đừng đếnPhải chi em đừng đếnÁnh mắt tìm ánh mắtXốn xang trước xuân thì

  • LTS: Như đã thông báo ở cuộc toạ đàm “Văn học trẻ Huế - nhìn lại và phát triển”, chuyên mục Trang viết đầu tay trên Sông Hương từ nay sẽ xuất hiện đều đặn trở lại và dành cho những trang sáng tác đầu đời của các tác giả tuổi dưới ba mươi. Chuyên mục chờ đón tất cả những sáng tác đầu tiên của các tác giả trẻ trên khắp mọi miền đất nước. Tác phẩm gửi về cho chuyên mục này xin ghi rõ “Bài gửi Trang viết đầu tay” và có vài dòng thông tin về tác giả.Dưới đây, xin giới thiệu ba tác giả trẻ đến từ các trường đại học ở Huế và ở Hà Nội.

  • ...Dáng mong manh, dáng ngời ngờiCó mang dáng mẹ một đời bận conLòng trong trắng, mắt mỏi mònHừng hừng sau những mấy ngàn mây che...

  • ...Ôi thời gian của những tháng ngày quaTa vô tình hái hoa và bắt bướmĐể bây giờ nuối tiếc quãng đường đi...

  • LÊ PHƯƠNG THẢOSân ga thưa thớt bóng người. Vài chiếc xe đang nằm đợi khách trên nền gạch bỏng rát. Nắng hầm hập đỏ lửa. Quán xá vắng vẻ khách, bà chủ quán miệng móm mém nhai trầu, tay cầm quạt, quạt phành phạch để cố xua đi cái nóng đang bám lấy người.

  • Ngô Thị Thục Trang - Đinh Ngọc Anh - Lê Thị Quỳnh Thư - Hoàng Thị Huyền Trang - Lê Thế Lạp - Nguyễn Thị Huỳnh Nga

  • NGÔ HỮU KHOATruyện ngắn

  • Lâu nay Trang viết đầu tay luôn là một không gian thoáng đãng dành để “trưng bày” những cây bút có triển vọng trên khắp đất nước. Từ đấy, khá nhiều tác giả đã tìm được mình trong cuộc dấn thân đầy bi lụy. Số báo này, Sông Hương xin giới thiệu hai khuôn mặt hoàn toàn vô ưu trong nếp nghĩ và trong sáng trong cách thiền định; như một chút tình mong hồi âm tới tâm hồn vốn rất nhạy cảm của những bạn thơ.

  • ĐẶNG NHƯ PHỒN - TRẦN VĂN LIÊM

  • PHAN ĐÌNH ĐẢMTruyện ngắn

  • NGUYỄN LIÊM - NGUYỄN ĐỨC DUY

  • BẠCH DIỆPLGT: Cách đây hơn 20 năm, tôi được mời đi sáng tác về ngành Công an cùng vợ chồng nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường - Lâm Thị Mỹ Dạ. Đi cùng chúng tôi là một nữ công an trẻ xinh đẹp, hát  hay, tên là Bạch Diệp. Rồi cuộc mưu sinh cơm áo dằng dặc, tôi không còn biết Bạch Diệp trôi dạt về đâu nữa. Tình cờ mới đây, tôi nhận được điện thoại của Diệp: “Diệp vẫn còn sống đây. Vẫn ở Huế...”. Mới hay Bạch Diệp mở một gallery tranh nhỏ ngay đầu cầu Trường Tiền. Gặp lại Bạch Diệp, điều ngạc nhiên nhất đối với tôi là em làm thơ. Một thứ thơ mới mẻ, đầy tâm trạng. Xin giới thiệu với bạn đọc chùm thơ mà theo Bạch Diệp thì “còn non lắm”...                                                            NGÔ MINH

  • Bỗng dưng đi dọc phốGặp trong ánh mắtChủ những căn nhàNhư thể vỡ oà những điều họ nghĩ...