Đừng vội tin những gì mình thấy, nghe, nghĩ

14:58 10/07/2020

Nhan Hồi là đệ tử giỏi của Khổng Tử. Một lần đang khi Nhan Hồi nấu cơm trong bếp, Khổng Tử đi ngang qua, ông nhìn thấy Nhan Hồi múc cơm ăn vụng.

Phải có chánh niệm tỉnh giác; phải bình tĩnh, sáng suốt tìm hiểu, xem xét, quán chiếu... - Ảnh minh họa

Khổng Tử buồn bã lẳng lặng bỏ đi, trong đầu nghĩ: “Trước giờ Nhan Hồi là một đệ tử tốt, nay sao ra nông nỗi thế này, trở thành kẻ thấp hèn như vậy”. Đến giờ cơm, Nhan Hồi không ngồi vào bàn, Khổng Tử hỏi vì sao, Nhan Hồi đáp: “Thưa thầy, lúc nấu cơm, một cơn gió thổi bụi rớt vào nồi, con đã lấy lớp cơm bị bụi bẩn ra ăn vì thấy không nên bỏ phí, xem như con đã ăn phần cơm của mình”. Nghe Nhan Hồi nói, Khổng Tử thở dài nghĩ: “Ta sống mấy mươi năm, dạy biết bao học trò, không ngờ vẫn có lúc hồ đồ, thiếu suy nghĩ”. Đây là sai lầm do chỉ dựa vào những gì mình thấy.

Sách Cổ học tinh hoa có câu chuyện: Một người mất trộm cái búa, anh ta nghi người hàng xóm đánh cắp. Từ khi nghi ngờ người hàng xóm, hễ nhìn thấy người hàng xóm làm gì, có biểu hiện gì, anh ta cũng đều thấy đó là bộ dạng của kẻ gian. Đến khi tìm thấy cái búa rồi thì anh ta không còn thấy người hàng xóm giống kẻ gian nữa. Đây là sai lầm do chỉ dựa vào nghi ngờ, thành kiến.

Truyện Người thiếu phụ Nam Xương kể về một người vợ có chồng đi chinh chiến. Mỗi đêm người vợ chỉ vào bóng mình trên vách và nói với đứa con nhỏ: “Cha con đó!”. Đến ngày người chồng về, người vợ bảo con đến ôm cha, đứa con khóc thét lên bảo: “Không, ông này không phải cha con!”. Người chồng nghe vậy nổi cơn ghen. Vợ nói thế nào anh ta cũng không nghe. Người vợ đau khổ quá gieo mình xuống sông tự vẫn. Một buổi tối khi ngồi bên con dưới ánh đèn dầu, đứa con bỗng chỉ vào vách kêu lên: “Cha con về kìa!”. Người cha nhìn thấy bóng mình trên vách, chợt hiểu ra, anh ta đau xót tột cùng. Đây là sai lầm do chỉ nghe người khác nói mà không kiểm chứng.
 
Trong Phật giáo có câu chuyện: Có người đến mách với Đức Phật rằng Tôn giả Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên thường làm điều phi pháp. Nhưng Đức Phật một mực không nghe, Ngài cũng không nghi ngờ hai vị Tôn giả. Có người thắc mắc thì Đức Phật trả lời Ngài hiểu rõ Tôn giả Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên, Ngài biết những lời đó là gièm pha, không đúng sự thật. Cho nên những điều mắt thấy, tai nghe chưa chắc là sự thật.
 
Thông thường, nhận thức, suy nghĩ của con người hình thành do thấy, nghe, kinh nghiệm và luôn chịu ảnh hưởng, chịu tác động bởi người khác, bởi hoàn cảnh xã hội, bởi trạng thái tâm lý của chính mình, bởi những phiền não trong lòng, và bởi nghiệp riêng của mỗi người. Cho nên con người thường mắc phải sai lầm và không nhận thức đúng về thực tại.

Nên đừng vội tin vào những gì mình thấy, nghe, nghĩ, cũng đừng vội tin vào ý mình. Phải có chánh niệm tỉnh giác; phải bình tĩnh, sáng suốt tìm hiểu, xem xét, tư duy, quán chiếu, đừng để ý niệm phân biệt, kỳ thị, thành kiến, ghét thương, những phiền não tham, sân, đố kỵ, kiêu căng, nghi ngờ xen vào làm lệch lạc suy nghĩ, nhận thức của mình dẫn đến những sai lầm đáng tiếc.
 
Còn thái độ ứng xử với tình huống bị người khác hiểu sai, nghĩ không đúng về mình thì sao?
 
Trong kinh A-hàm kể câu chuyện: Có vị Tỳ-kheo tu hành rất tinh tấn, sống độc cư trong rừng. Bấy giờ có một thiếu nữ mộ đạo, nghe nói vị Tỳ-kheo đáng kính như thế, bèn xin phép cha mẹ mỗi ngày mang cơm vào rừng cúng dường. Người trong thôn thấy vậy nghi ngờ cô có tình ý với thầy, họ xì xầm bàn tán, nói ra nói vào. Cô gái nghe vậy buồn nên không mang cơm vào rừng cúng dường vị Tỳ-kheo nữa.
 
Vị Tỳ-kheo bị hàm oan nên rất buồn và chọn cách tự vẫn để rửa nỗi oan khuất. Khi Tỳ-kheo vừa đưa cổ vào sợi dây thòng lọng thì có vị thần hiện ra hỏi: “Vì sao thầy lại tự vẫn?”. Tỳ-kheo trả lời: “Tôi xấu hổ và cảm thấy bị tổn thương vì bị hàm oan nên muốn tự vẫn”. Vị thần hỏi: “Nếu người ta đồn thầy chứng quả A-la-hán thì sao?”. Tỳ-kheo trả lời: “Người ta nói thế chứ tôi đâu thành A-la-hán được”. Vị thần lại hỏi: “Vậy tại sao họ nói oan thầy lại tự vẫn?”. Nghe vị thần nói, Tỳ-kheo bừng tỉnh, tinh cần tu tập, chẳng bao lâu thầy chứng quả A-la-hán.
 
Nếu có ai đó nghĩ không đúng hoặc nói sai về mình, mình cũng không vội thanh minh, biện bạch, càng không nên để cho những điều không đúng sự thật đó tác động tiêu cực đến tâm mình. Nếu người khác trực tiếp nói với mình về điều mà họ cho là mình không đúng, hoặc thắc mắc cần làm sáng tỏ vấn đề nào đó, thì mình trình bày, giải thích để mọi người hiểu đúng. Nhưng nếu họ chưa hiểu thì mình nên kham nhẫn và tin tưởng rằng mọi việc sẽ sáng tỏ theo thời gian, không nên khởi phiền não, oán giận.

Nguồn: Phan Minh Đức - GNO
 
 
Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Thực hiện chủ trương xã hội hóa, nhiều nguồn lực đã được đầu tư cho lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật. Tuy nhiên, do nhận thức của xã hội còn hạn chế, cùng những yếu kém trong cách làm của các đơn vị văn hóa, nghệ thuật, việc thực hiện chủ trương gặp nhiều rào cản.

  • Trong Tết Nguyên đán 2020, nhiều nhà xuất bản, công ty sách đã cho ra mắt, tái bản nhiều tựa sách Tết đặc sắc, đem đến cho bạn đọc những thông tin, kiến thức quý giá về phong tục, văn hóa Việt gắn với Tết cổ truyền của dân tộc, gắn với những hồi ức, kỷ niệm thời ấu thơ của nhiều thế hệ... Với tính hấp dẫn đó đã giúp sách Tết tạo được sức hút trong lòng bạn đọc.

  • NGUYỄN THANH TÂM   

    Báo tết - báo xuân đã trở thành một hoạt động thường niên mỗi dịp tết đến xuân về của những người làm báo Việt Nam. Dịp ấy, người đọc cũng háo hức chờ đón những số báo rực rỡ, tươi tắn, bừng lên như sắc hoa đón chào xuân ấm.

  • “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh” thường được nhắc đến như biểu tượng của Tết Việt. Thực tế, Tết ở các vùng miền trên cả nước phong phú, đa dạng hơn, trải qua các thời kỳ lịch sử lại thay đổi nhiều. Tuy nhiên, giá trị căn cốt và thiêng liêng của Tết thì giống nhau, và vẫn đang được lưu giữ, tiếp nối qua thời gian.

  • Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2019 - 2024 vừa khép lại trong niềm vui vì đã chọn ra được tân Chủ tịch là NSND Thúy Mùi – vị nữ Chủ tịch đầu tiên của hội.

  • Nhiều năm qua, vì thiếu đội ngũ những người sáng tác - tác giả, soạn giả giỏi nghề nên sân khấu TPHCM ở cả lĩnh vực cải lương lẫn kịch nói cứ ngày một khan hiếm kịch bản chất lượng. Đặc biệt, trong năm 2019, hàng loạt tác phẩm cũ (ra đời cách nay hàng chục năm) lần lượt được tái dựng, càng cho thấy sự khủng hoảng trầm trọng của vấn đề kịch bản sân khấu.

  • Trong cuộc sống hiện đại, khi âm nhạc điện tử đang phát triển mạnh mẽ thì việc kế thừa và phát triển âm nhạc dân tộc, đặc biệt là nghệ thuật đàn bầu Việt Nam, đang đặt ra nhiều thách thức.

  • Internet, việc số hóa sách và sự ra đời của những công cụ đọc sách điện tử, chính những cái mới ấy, cùng sự phổ biến chúng trong đời sống một cách rất nhanh chóng, đã buộc người ta phải nêu câu hỏi: Liệu đã sắp đến lúc sách giấy “cáo chung”?

  • Lần đầu xuất bản năm 1942 tại Nhà in Lê Cường, “Giáo dục nhi đồng” của nữ tác giả Đạm Phương Nữ Sử trình bày những quan điểm sâu sắc về tầm quan trọng của giáo dục gia đình đối với sự trưởng thành của trẻ nhỏ, xa hơn là đối với sự cường thịnh của một dân tộc.

  • ĐẶNG NGỌC NGUYÊN  

    Chỉ trong vòng ba mươi năm sau đổi mới đất nước 1986, giao thông Việt Nam đã phát triển vượt bậc. Từ chỗ trên đường cái quan xe đạp nhiều hơn xe máy, giờ chủ yếu lại là ô tô xuôi ngược.

  • Chúng ta đang sống trong một thế giới mà thiết bị điện tử kết nối internet đã trở thành công cụ tìm kiếm, tra cứu, làm việc, học tập, giải trí... trở nên rất phổ biến. Câu hỏi đặt ra là con người đang kết nối với con người, với thế giới như thế nào? Bộ sách “Chúng vận hành như thế nào?” của NXB Kim Đồng có thể là một gợi ý dành cho các bạn đọc nhỏ tuổi.

  • NGUYỄN QUANG PHƯỚC

    Công cuộc chống tham nhũng do Đảng khởi xướng và thực hiện đang ngày càng quyết liệt, công cuộc “đốt lò” hiện nay đã và đang nhận được sự ủng hộ của cả hệ thống chính trị, của toàn thể đồng bào và sự hợp tác chặt chẽ từ quốc tế. Chống tham nhũng quyết liệt, là cách toàn Đảng thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: không ngừng xây dựng, chỉnh đốn cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức. Khi được “Lòng Dân” tin tưởng, khi nhân dân ủng hộ và tham gia thì vạn sự tất thành.

  • Sau 10 năm thực hiện hai tiêu chí văn hóa thuộc Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới, cơ sở vật chất, văn hóa thể thao cũng như đời sống tinh thần của người dân ở nhiều địa phương trong cả nước đã được cải thiện. Tuy nhiên, kết quả hoàn thiện hai tiêu chí này chưa thật sự đồng đều.

  • Liên hoan Sân khấu thử nghiệm quốc tế diễn ra từ ngày 4 đến 13-10 tại Hà Nội được kỳ vọng sẽ có nhiều đột phá trong thể hiện ngôn ngữ hình thể, cấu trúc, làm giàu thêm ngôn ngữ của nghệ thuật sân khấu.

  • Trong thời đại công nghệ phát triển, ít nhiều cũng ảnh hưởng đến nhận thức của các bạn trẻ, nhất là đối với học sinh, sinh viên. Để các em hiểu đâu là tốt, đâu là xấu và biết trân trọng những giá trị mà ông cha ta đã gìn giữ từ bao đời, diễn giả văn hóa Hồ Nhựt Quang (học trò GS.TS Trần Văn Khê) tiếp tục thay thầy thực hiện dự án vinh danh văn hóa trong học đường.

  • Khán giả Bắc Giang hâm mộ chèo đang được sống trong bầu không khí sôi động với tiếng trống, tiếng đàn, tiếng nhị réo rắt bổng trầm cùng những câu hát chèo trong Liên hoan chèo toàn quốc, tổ chức tại Bắc Giang. Những ngày qua, liên hoan thật sự gây chú ý và đọng lại nhiều cảm xúc đối với các nhà quản lý, văn nghệ sĩ cùng đông đảo nhân dân địa phương.

  • Không ít nơi, trong các bản của đồng bào chỉ còn lác đác vài căn nhà sàn và tương lai không xa các ngôi nhà sàn này sẽ biến mất nhường chỗ cho nhà xây.

  • Những ngày qua, dư luận một lần nữa lại bất ngờ bởi kế hoạch thực hiện một vòng đại xòe với 5.000 người tham dự, nhằm lập nên kỷ lục Guinness thế giới về số lượng người tham gia vòng xòe lớn nhất.

  • “Chuyện bốn mùa” là sự nối tiếp của chương trình sân khấu truyền hình nổi tiếng “Trong nhà ngoài phố” trên HTV, với những thông tin đậm chất thời sự, nhân sinh, chương trình góp phần giúp khán giả có cái nhìn chuẩn mực về những vấn đề của xã hội.