Đừng vội tin những gì mình thấy, nghe, nghĩ

14:58 10/07/2020

Nhan Hồi là đệ tử giỏi của Khổng Tử. Một lần đang khi Nhan Hồi nấu cơm trong bếp, Khổng Tử đi ngang qua, ông nhìn thấy Nhan Hồi múc cơm ăn vụng.

Phải có chánh niệm tỉnh giác; phải bình tĩnh, sáng suốt tìm hiểu, xem xét, quán chiếu... - Ảnh minh họa

Khổng Tử buồn bã lẳng lặng bỏ đi, trong đầu nghĩ: “Trước giờ Nhan Hồi là một đệ tử tốt, nay sao ra nông nỗi thế này, trở thành kẻ thấp hèn như vậy”. Đến giờ cơm, Nhan Hồi không ngồi vào bàn, Khổng Tử hỏi vì sao, Nhan Hồi đáp: “Thưa thầy, lúc nấu cơm, một cơn gió thổi bụi rớt vào nồi, con đã lấy lớp cơm bị bụi bẩn ra ăn vì thấy không nên bỏ phí, xem như con đã ăn phần cơm của mình”. Nghe Nhan Hồi nói, Khổng Tử thở dài nghĩ: “Ta sống mấy mươi năm, dạy biết bao học trò, không ngờ vẫn có lúc hồ đồ, thiếu suy nghĩ”. Đây là sai lầm do chỉ dựa vào những gì mình thấy.

Sách Cổ học tinh hoa có câu chuyện: Một người mất trộm cái búa, anh ta nghi người hàng xóm đánh cắp. Từ khi nghi ngờ người hàng xóm, hễ nhìn thấy người hàng xóm làm gì, có biểu hiện gì, anh ta cũng đều thấy đó là bộ dạng của kẻ gian. Đến khi tìm thấy cái búa rồi thì anh ta không còn thấy người hàng xóm giống kẻ gian nữa. Đây là sai lầm do chỉ dựa vào nghi ngờ, thành kiến.

Truyện Người thiếu phụ Nam Xương kể về một người vợ có chồng đi chinh chiến. Mỗi đêm người vợ chỉ vào bóng mình trên vách và nói với đứa con nhỏ: “Cha con đó!”. Đến ngày người chồng về, người vợ bảo con đến ôm cha, đứa con khóc thét lên bảo: “Không, ông này không phải cha con!”. Người chồng nghe vậy nổi cơn ghen. Vợ nói thế nào anh ta cũng không nghe. Người vợ đau khổ quá gieo mình xuống sông tự vẫn. Một buổi tối khi ngồi bên con dưới ánh đèn dầu, đứa con bỗng chỉ vào vách kêu lên: “Cha con về kìa!”. Người cha nhìn thấy bóng mình trên vách, chợt hiểu ra, anh ta đau xót tột cùng. Đây là sai lầm do chỉ nghe người khác nói mà không kiểm chứng.
 
Trong Phật giáo có câu chuyện: Có người đến mách với Đức Phật rằng Tôn giả Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên thường làm điều phi pháp. Nhưng Đức Phật một mực không nghe, Ngài cũng không nghi ngờ hai vị Tôn giả. Có người thắc mắc thì Đức Phật trả lời Ngài hiểu rõ Tôn giả Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên, Ngài biết những lời đó là gièm pha, không đúng sự thật. Cho nên những điều mắt thấy, tai nghe chưa chắc là sự thật.
 
Thông thường, nhận thức, suy nghĩ của con người hình thành do thấy, nghe, kinh nghiệm và luôn chịu ảnh hưởng, chịu tác động bởi người khác, bởi hoàn cảnh xã hội, bởi trạng thái tâm lý của chính mình, bởi những phiền não trong lòng, và bởi nghiệp riêng của mỗi người. Cho nên con người thường mắc phải sai lầm và không nhận thức đúng về thực tại.

Nên đừng vội tin vào những gì mình thấy, nghe, nghĩ, cũng đừng vội tin vào ý mình. Phải có chánh niệm tỉnh giác; phải bình tĩnh, sáng suốt tìm hiểu, xem xét, tư duy, quán chiếu, đừng để ý niệm phân biệt, kỳ thị, thành kiến, ghét thương, những phiền não tham, sân, đố kỵ, kiêu căng, nghi ngờ xen vào làm lệch lạc suy nghĩ, nhận thức của mình dẫn đến những sai lầm đáng tiếc.
 
Còn thái độ ứng xử với tình huống bị người khác hiểu sai, nghĩ không đúng về mình thì sao?
 
Trong kinh A-hàm kể câu chuyện: Có vị Tỳ-kheo tu hành rất tinh tấn, sống độc cư trong rừng. Bấy giờ có một thiếu nữ mộ đạo, nghe nói vị Tỳ-kheo đáng kính như thế, bèn xin phép cha mẹ mỗi ngày mang cơm vào rừng cúng dường. Người trong thôn thấy vậy nghi ngờ cô có tình ý với thầy, họ xì xầm bàn tán, nói ra nói vào. Cô gái nghe vậy buồn nên không mang cơm vào rừng cúng dường vị Tỳ-kheo nữa.
 
Vị Tỳ-kheo bị hàm oan nên rất buồn và chọn cách tự vẫn để rửa nỗi oan khuất. Khi Tỳ-kheo vừa đưa cổ vào sợi dây thòng lọng thì có vị thần hiện ra hỏi: “Vì sao thầy lại tự vẫn?”. Tỳ-kheo trả lời: “Tôi xấu hổ và cảm thấy bị tổn thương vì bị hàm oan nên muốn tự vẫn”. Vị thần hỏi: “Nếu người ta đồn thầy chứng quả A-la-hán thì sao?”. Tỳ-kheo trả lời: “Người ta nói thế chứ tôi đâu thành A-la-hán được”. Vị thần lại hỏi: “Vậy tại sao họ nói oan thầy lại tự vẫn?”. Nghe vị thần nói, Tỳ-kheo bừng tỉnh, tinh cần tu tập, chẳng bao lâu thầy chứng quả A-la-hán.
 
Nếu có ai đó nghĩ không đúng hoặc nói sai về mình, mình cũng không vội thanh minh, biện bạch, càng không nên để cho những điều không đúng sự thật đó tác động tiêu cực đến tâm mình. Nếu người khác trực tiếp nói với mình về điều mà họ cho là mình không đúng, hoặc thắc mắc cần làm sáng tỏ vấn đề nào đó, thì mình trình bày, giải thích để mọi người hiểu đúng. Nhưng nếu họ chưa hiểu thì mình nên kham nhẫn và tin tưởng rằng mọi việc sẽ sáng tỏ theo thời gian, không nên khởi phiền não, oán giận.

Nguồn: Phan Minh Đức - GNO
 
 
Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Tính đến hết năm 2018, tỉnh Quảng Nam có 379 di tích các loại, phần lớn hư hại xuống cấp do thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thời tiết khắc nghiệt...

  • ĐẶNG PHÚC

    Phía sau những mẫu quảng cáo “cho vay lãi thấp, không cần thế chấp, thủ tục đơn giản, nhanh gọn”, hoạt động “tín dụng đen” đang biến tướng khắp mọi nơi, gây ra nhiều hệ lụy khôn lường cho xã hội. Không dừng lại ở đó, “tín dụng đen” khi núp bóng dưới hình thức công ty dịch vụ tài chính, đang thao túng nhiều phận đời, khiến họ lao đao. 

  • Vừa qua tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia, Hà Nội đã diễn ra hội thảo: “Phim như một di sản văn hoá” do Hội đồng Anh phối hợp với Viện Phim Việt Nam tổ chức. Với nội dung tương lai nào cho việc lưu trữ phim Việt Nam, đặc biệt từ góc nhìn phim tài liệu– một di sản văn hoá của nước nhà.

  • Tại lễ tổng kết năm 2018, nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ tịch Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam vui mừng thông báo: Kinh phí cho các cấp hội và văn nghệ sĩ vẫn được Nhà nước hỗ trợ.

  • Trong những năm qua, du lịch cộng đồng (DLCĐ) đã đem đến nhiều tác động tích cực cho xã hội, mang lại các lợi ích về văn hóa, kinh tế và môi trường. Tuy nhiên, do chưa có chiến lược phát triển bài bản, các mô hình du lịch cộng đồng ở Việt Nam vẫn chủ yếu hoạt động theo kiểu manh mún, nhỏ lẻ với chất lượng phục vụ chưa cao.

  • Nền tảng để xây dựng một xã hội hài hòa, chia sẻ và nhân ái là sự bình đẳng. Tuy nhiên, vẫn còn đó nhiều câu chuyện về sự bất bình đẳng trong xã hội mà nhiếp ảnh vừa là công cụ vừa là không gian để các câu chuyện được kể lên một cách chân thật và truyền cảm hứng nhất.

  • Trong lịch sử, chưa bao giờ Việt Nam có đội ngũ những người làm lý luận, lịch sử và phê bình mỹ thuật chuyên nghiệp như hiện nay, đóng góp các công trình nghiên cứu mỹ thuật từ giai đoạn cổ đến hiện đại một cách dày dặn, liên tục và xuyên suốt. Tuy nhiên, việc đào tạo nhân lực cho ngành lý luận, lịch sử và phê bình mỹ thuật đang đứng trước nhiều khó khăn.

  • Trong sự phát triển chung của văn học nghệ thuật (VHNT), lực lượng nghệ sĩ trẻ, nghiên cứu trẻ đang đóng một vai trò rất lớn trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa. Thế nhưng, với các loại hình VHNT truyền thống, dân gian vai trò của những người trẻ hiện nay đang khá mờ nhạt bởi sự chi phối của xã hội. 

  • Việt Nam có 443 mạng xã hội do các danh nghiệp trong nước cung cấp dịch vụ, được Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cấp phép hoạt động, tuy nhiên, số người tham gia sử dụng không cao. 

  • Đó là khi cảm xúc bỗng chộn rộn, thôi thúc bàn tay cầm cây bút viết nên một đôi câu thơ, dạo vài khúc nhạc hay cọ vẽ những mảng màu. Đó là khi, những văn nghệ sĩ được người đời mến mộ, hẹn nhau làm nên một ấn phẩm ngày Tết. Để ra giêng ngày rộng tháng dài, ai đó sẽ giở cuốn sách thơm mùi mực, nhẩn nha nhấm nháp phong vị ngày xuân…

  • Một đất nước không có nghệ thuật giống như con người không có tâm hồn, nhưng nghệ thuật ấy mà đóng đinh một chỗ thì chẳng khác nào một tâm hồn cằn khô. Rất may, nhiều nghệ sĩ vẫn miệt mài lao động và chuyển mình sáng tạo.

  • “Để xây dựng một triết lý giáo dục mang tính thống nhất, rõ ràng đòi hỏi sự tham gia của nhiều người. Song, theo tôi, nền giáo dục cần lấy mục tiêu cuối cùng là phục vụ cuộc sống, tức phải đào tạo ra những con người hành động, sáng tạo, chứ không phải là những con người nói theo khuôn, làm theo mẫu như thực tế đã và đang diễn ra”, Nhà giáo Ưu tú Vũ Thế Khôi nêu ý kiến.

  • Nhiều chính sách về đào tạo giáo viên sư phạm, các chính sách ưu tiên, ưu đãi cho người học âm nhạc dân tộc, các cải cách và những quyết định xây dựng chương trình mới đưa âm nhạc vào giảng dạy tại bậc Trung học phổ thông là những động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển của giáo dục âm nhạc nói riêng và sự nghiệp giáo dục đào tạo con người nói chung.

  • Những năm gần đây, vi phạm bản quyền âm nhạc luôn là một vấn đề làm “nóng” dư luận.

  • Những năm qua, vấn đề quản lý và bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan được nhà nước đặc biệt quan tâm và thực thi một cách tích cực. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan ở lĩnh vực âm nhạc vẫn liên tục xảy ra các sai phạm với nhiều hình thức và mức độ phức tạp.

  • Trong những năm gần đây, vi phạm bản quyền tác giả trong lĩnh vực văn học - nghệ thuật đã trở thành một “vấn nạn” làm đau đầu các cơ quan quản lý. Mặc dù đã có những chế tài xử phạt nhưng dường như đây vẫn chưa thực sự là những liều thuốc “đặc trị” để xử lý các vi phạm.

  • Như đã đưa tin, từ ngày 1 đến 5/11, Liên hoan Ca trù toàn quốc 2018 sẽ diễn ra tại Hà Tĩnh với sự tham gia của 13 tỉnh, thành có di sản ca trù. Với tư cách là Tổng đạo diễn của sự kiện này, nhà nghiên cứu âm nhạc Đặng Hoành Loan đã có những chia sẻ.

  • Có khi nào bạn lúng túng khó xử khi trong nhà có quá nhiều sách? Sách tự mua. Sách được tặng. Sách tự làm ra. Sách của ngày xưa. Sách mới bây giờ. Theo năm tháng, sách trong nhà cứ chất chồng lên mãi...

  • Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm vừa ban hành Quy chế về hoạt động giám định tác phẩm mỹ thuật - tác phẩm nhiếp ảnh. Quy chế này có hiệu lực từ ngày 1-10-2018 với yêu cầu 100% hội đồng tán thành mới đi đến kết luận cuối cùng về tác phẩm được giám định là thật hay giả…

  • Ngày 15/10, tại Hà Nội, Bộ VHTTDL đã tổ chức cuộc họp nhằm chuẩn bị cho phiên họp Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng các danh hiệu nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú (NSND, NSƯT) và danh hiệu nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú (NNND, NNƯT) năm 2018.