Dự án bảo tồn làng cổ Đường Lâm nhận Giải thưởng của UNESCO Khu vực châu Á – TBD

08:59 20/02/2014

(SHO). Hôm 18.2, Dự án bảo tồn làng cổ Đường Lâm đã chính thức nhận Giải thưởng của UNESCO Khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Đây là câu chuyện mà các di tích làng cổ của Huế và các nơi khác phải học hỏi. Cả nước hiện có 9.000 làng được nhà nước công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia.

Làng Đường Lâm. Ảnh Internet

Họ đã nói

Bà Katherine Muller -Marin, Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO HN đánh giá:”Hội đồng Giám khảo các Giải thưởng Di sản 2013 đánh giá cao công tác trùng tu được thực hiện trong các ngôi nhà cổ ở Đường Lâm và đặc biệt ấn tượng khi biết rằng công việc trùng tu đã và sẽ tiếp tục có ảnh hưởng ngày càng lớn trong cộng đồng địa phương. Nhìn chung, các dự án được giải thưởng đều đạt đến những tiêu chuẩn kỹ thuật bảo tồn cao nhất, huy động được sự tham gia của cộng đồng, góp phần nâng cao năng lực và thúc đẩy công tác bảo tồn nói chung. Tại Việt Nam, trước sự lớn mạnh của hoạt động bảo tồn cũng như sự quan tâm ngày càng tăng của khối tư nhân đối với di sản văn hóa, UNESCO rất hy vọng rằng câu chuyện thành công của làng Đường Lâm sẽ là nguồn cảm hứng cho các dự án bảo tồn trong tương lai, tại Việt Nam cũng như trong khu vực

Ông Kazuhiro Nishiyama, Chuyên gia cao cấp Cục Tài sản văn hóa, Bộ Văn hóa Nhật Bản nhận định: “Dự án bảo tồn làng cổ Đường Lâm dựa trên đề xuất hợp tác của Nhật Bản. Kiến trúc nhà cổ bằng gỗ của VN có nhiều điểm tương đồng với Nhật Bản nhưng bảo tồn ở đây không chỉ là bảo tồn các ngôi nhà gỗ mà là bảo tồn đời sống nông thôn của VN với nhiều nét như đời sống văn hóa, sinh hoạt hằng ngày của người dân...”

Ông Akira Shimizu, Phó trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản tại VN (JICA) : “Làng cổ Đường Lâm có nhiều cơ sở để phát triển du lịch, để bảo tồn và phát triển thì cần chú ý đến nghệ thuật kiến trúc, đời sống nông nghiệp, sự tăng trưởng dân số và phát triển cộng đồng... Giải thưởng này của UNESCO sẽ mở ra cánh cửa để Đường Lâm cũng như các làng cổ VN chiến thắng với những thách thức đang đối mặt”

Ông Nguyễn Quang Sơn, Bí thư Thị ủy Sơn Tây, TP HN khẳng định: “Làng cổ ở Đường Lâm là ngôi làng đầu tiên trong tổng số 9.000 làng được nhà nước công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia. Trong những năm qua, Đường Lâm tiến hành triển khai công tác bảo tồn, quản lý, giữ gìn và phát huy có hiệu quả các giá trị di sản”.

Đường Lâm đã làm gì?

Trong quá trình bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Làng cổ Đường Lâm, đã có nhiều tổ chức, đơn vị quan tâm đến giá trị văn hóa của làng cổ độc đáo này. Trong đó, làng cổ Đường Lâm luôn nhận được sự quan tâm, đầu tư, hợp tác của Chính phủ Nhật Bản mà đại diện là Cục Tài sản văn hóa Nhật Bản, tổ chức JICA Nhật Bản và Trường Đại học Nữ Chiêu Hòa.

Dự án đã trùng tu 5 ngôi nhà tại làng Đường Lâm trong tình trạng các ngôi nhà này đang xuống cấp nghiêm trọng, thậm chí là đối mặt với nguy cơ bị đổ sập.

Đã có 17 công trình di tích và nhà cổ đã được tu bổ, sửa chữa. Lượng khách du lịch trong và ngoài nước đến thăm tăng nhanh chóng Nếu năm 2008 là 3 vạn thì đến năm 2013 du khách đến với Đường Lâm là 13 vạn lượt khách.

Du khách đến với Đường Lâm ngày càng nhiều

Bài học

TS Nguyễn Thế Hùng, Cục trưởng Cục Di sản văn hóa, Bộ VHTTDL cho biết: “Trong thời điểm hiện tại, công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa làng cổ VN đang đối diện với nhiều thách thức như quá trình đô thị hóa, tăng trưởng dân số, thay đổi về mô hình sản xuất, phong tục tập quán... Bởi vậy, Giải thưởng mà UNESCO dành cho Dự án bảo tồn nhà cổ truyền thống tại làng cổ Đường Lâm là sự khích lệ quan trọng, thúc đẩy các dự án bảo tồn làng cổ Đường Lâm nói riêng và cũng như với các dự án bảo tồn làng cổ VN nói riêng”.

Được biết, đây là 1 trong 5 Giải thưởng về bảo tồn di sản văn hóa của UNESCO Khu vực châu Á - Thái Bình Dương mà VN đã nhận được những năm qua, trong đó có 4 giải thưởng cho các dự án bảo tồn di sản có sự đóng góp của các chuyên gia Nhật Bản, bao gồm: Dự án hợp tác bảo tồn phố cổ Hội An (2000); Dự án bảo tồn 6 kiến trúc nhà cổ tại các tỉnh Bắc Ninh, Quảng Nam, Thanh Hóa, Nam Định, Tiền Giang, Đồng Nai (2004); Dự án bảo tồn nhà thờ họ Tăng tại Hội An (2009); và Dự án bảo tồn nhà cổ truyền thống tại làng cổ Đường Lâm (2013). 

Nam Giao

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Khác với những kỳ liên hoan trước thường tập trung vinh danh các nghệ nhân lão thành, Liên hoan ca trù toàn quốc 2014 sẽ tập trung giới thiệu đội ngũ nghệ sỹ kế cận của loại hình nghệ thuật này.

  • Đó là nhận định của TS. Nguyễn Bình Định, Viện trưởng Viện Âm nhạc, về Ca trù – di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp – trước khi Liên hoa Ca trù toàn quốc diễn ra tại Hà Nội vào 26.8 tới.

  • Quảng Ngãi có 6 huyện miền núi, tập trung chủ yếu là người đồng bào các dân tộc Cor, H’rê và Cadong cùng chung sống.

  • Cây bồ 3 thân độc đáo có tuổi thọ gần 200 năm trong một đền thờ tại tỉnh Phú Yên vừa vinh dự được công nhận là Cây di sản Việt Nam.

  • Thông tin hai tập đoàn tư nhân trình đề án được “nhượng quyền” quản lý, khai thác Vịnh Hạ Long làm nóng dư luận suốt hai tuần qua. Bởi Vịnh Hạ Long không phải một danh thắng du lịch bình thường, mà đó còn là một di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận và có thể xem là một di sản nổi tiếng nhất của Việt Nam đối với thế giới.

  • Ủy ban Nhân dân tỉnh Hải Dương đã quyết định dành 18,7 tỷ đồng để tu bổ, tôn tạo Khu di tích Văn Miếu Mao Điền, huyện Cẩm Giàng (Hải Dương).

  • Trả lời phỏng vấn của Tia Sáng, TS Nguyễn Hồng Kiên (Viện Khảo cổ học Việt Nam) cho rằng, từ trước đến nay, di tích/di sản luôn luôn bị xây dựng/phát triển lấn át, mà trường hợp Hoàng thành Thăng Long bị xâm phạm bởi công trường Nhà Quốc hội là bằng chứng mới nhất.

  • Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) được biết đến là một di sản văn hóa có giá trị đặc biệt quan trọng, mang ý nghĩa tiêu biểu cho dòng chảy lịch sử văn hóa liên tục của trung tâm quyền lực, chính trị, văn hóa cao nhất Việt Nam.

  • Khu nghỉ dưỡng Villa Tolomei Hotel & Resort từng là một tu viện cổ hoang tàn đổ nát, nhưng nay lại là điểm đón khách nghỉ dưỡng sang trọng bậc nhất ở ngoại ô Florence, Italy. Công trình là bằng chứng rõ ràng cho thấy sự hợp tác tốt giữa nhà nước và tư nhân trong việc quản lý di sản văn hóa có thể giúp mang lại trái ngọt.

  • Gần một năm sau khi ngựa sắt đi kèm bộ áo giáp, roi sắt được cung tiến và tự ý đưa vào đền Phù Đổng, đến nay số hiện vật này vẫn ngự tại đền Phù Đổng (Gia Lâm).

  • Sau khi UNESCO công nhận di sản thế giới, trang Bluewin của Thụy Sĩ giới thiệu Tràng An là một trong 10 điểm đến mới. Ông Bùi Văn Mạnh, Phó Giám đốc BQL Quần thể danh thắng Tràng An chia sẻ thêm về hành trình thành di sản thế giới, và hứa hẹn điểm đến hấp dẫn trong thời gian tới.

  • Nhằm gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa tranh dân gian Đông Hồ, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã phê duyệt Đề án “Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa tranh dân gian Đông Hồ, huyện Thuận Thành, giai đoạn 2014-2020 và định hướng đến 2030” với tổng kinh phí gần 60 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách và các nguồn vốn khác.

  • Chiếc long sàng của vua Thành Thái, một “báu vật” cùng với chiếc xe kéo mà nhà vua dành tặng mẹ sau khi phía Việt Nam đấu giá không thành công tại Pháp - hiện có cơ hội trở về Huế rất lớn.

  • Ngày 16-6, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã gửi văn bản khẩn đến UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế và Bộ VH-TT&DL đề nghị sớm có ý kiến với Chính phủ và Bộ Ngoại giao tìm giải pháp đưa hiện vật của vua Thành Thái vừa mua được về nước.

     

  • Năm 1945, sau khi nhà Nguyễn cáo chung, một số giá trị văn hóa phi vật thể của Huế không còn giữ được môi trường diễn xướng nguyên thủy, nhưng những gì nó vốn có vẫn là minh chứng độc đáo về sự sáng tạo văn hóa của dân tộc Việt Nam. 

  • NGUYỄN VĂN DẬT

    Du khách các nước về tham dự Festival Huế, chắc chắn không thể không tham quan các sản phẩm đúc đồng ở Cố đô Huế và các sản phẩm hiện đang trưng bày tại các gian hàng ở phố chợ, nhất là tại Trung tâm làng nghề ở Phường Đúc - đường Bùi Thị Xuân và các cơ sở đúc đồng quanh Phường Đúc.

  • TAKESHI NAKAGAWA

    LTS: Takeshi Nakagawa là GS. TS. Giám đốc Viện Di sản Waseda (Nhật Bản). Bài viết dưới đây, được ông trình bày tại dịp Kỷ niệm 20 năm Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO tôn vinh là Di sản Văn hóa Thế giới. Sông Hương trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

  • (SHO) - Sáng 21/9 tại thành phố Huế đã diễn ra hội nghị “Bảo tồn và phát triển bền vững di sản thế giới ở Việt Nam, nhìn lại chặng đường 20 năm qua và hướng đến tương lai của di sản Huế”.

  •  (SHO)- Theo Quyết định ngày 9/9 của Bộ VHTTDL, có thêm 5 di sản được ghi tên vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

  • (SHO) – Việt Nam vừa nhận 2 giải thưởng bảo tồn di sản văn hóa 2013. Năm nay, Giải thưởng Bảo tồn di sản văn hóa do Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc Unesco khu vực Châu Á – Thái Bình Dương tổ chức đã kết thúc với 11 giải thưởng trong tổng số 47 đề cử của 16 quốc gia trong khu vực.