Khác với những kỳ liên hoan trước thường tập trung vinh danh các nghệ nhân lão thành, Liên hoan ca trù toàn quốc 2014 sẽ tập trung giới thiệu đội ngũ nghệ sỹ kế cận của loại hình nghệ thuật này.
Liên hoan ca trù toàn quốc 2014 sẽ diễn ra từ ngày 26-29/8 tại Hà Nội (Ảnh minh họa: TTXVN)
Thông tin trên được thạc sỹ Phạm Minh Hương, Phó Viện trưởng Viện Âm nhạc cho biết trong cuộc họp báo diễn ra sáng 19/8 tại Hà Nội.
Chương trình có sự tham dự của 26 đơn vị, câu lạc bộ ca trù của 12 tỉnh, thành phố có loại hình nghệ thuật này trong cả nước, gồm Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Quảng Bình, Phú Thọ, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc và Thành phố Hồ Chí Minh.
Mỗi câu lạc bộ tham gia liên hoan sẽ tự xây dựng chương trình biểu diễn với thời lượng tối đa là 30 phút, thể hiện 5/15 thể cách ca trù có tính kinh điển như hát mở hoặc hát mở cửa đình, thét nhạc, gửi thư, ngâm thơ cô đầu…
Cùng với đó, ban tổ chức cũng khuyến khích các câu lạc bộ, cá nhân trình diễn những thể cách hát hoặc hát múa ca trù mới được các câu lạc bộ, cá nhân phục hồi, đưa vào biểu mục nghệ thuật của mình.
Ban tổ chức sẽ đánh giá các chương trình nghệ thuật dự thi dựa trên năm tiêu chí: không gian ca trù, giọng hát ca trù hay, tay đàn ca trù giỏi, giọng hát ca trù triển vọng và tay đàn ca trù triển vọng.
Năm nay, cơ cấu giải thưởng của liên hoan cũng có sự thay đổi. Bên cạnh các hạng mục giải thưởng dành cho các câu lạc bộ, ban tổ chức sẽ trao tặng huy chương, giải thưởng cho các cá nhân xuất sắc.
Lý giải về điều này, nhạc sỹ Đặng Hoành Loan - tổng đạo diễn, cố vấn chuyên môn của Liên hoan ca trù toàn quốc 2014 cho hay: “Đây là cách khích lệ, phát triển tình yêu ca trù trong cộng đồng.”
Ngoài ra, việc mở rộng cơ cấu giải thưởng được thực hiện để phù hợp với yêu cầu thực tế khi nghị định 62/2014/NĐ-CP (quy định về xét tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể) chính thức có hiệu lực từ ngày 7/8/2014. Theo đó, một trong những yêu cầu để xét tặng danh hiệu nghệ nhân ưu tú là có thành tích, giải thưởng tại các kỳ liên hoan, hội diễn…
Liên hoan ca trù toàn quốc 2014 do Viện Âm nhạc-Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh có di sản ca trù tổ chức từ 26-29/8 tại Viện Âm nhạc (CC2-Khu đô thị mới Mỹ Đình, Hà Nội).
Ca trù (hay còn gọi là hát ả đào) gắn liền với lễ hội, phong tục, tín ngưỡng, văn chương, âm nhạc, tư tưởng, triết lý sống của người Việt. Loại hình nghệ thuật này rất phổ biến trong đời sống sinh hoạt văn hóa ở Việt Nam từ đầu thế kỷ XX trở về trước.
Tháng 10/2009, ca trù đã chính thức được Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh vào “Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp của nhân loại.”
Nguồn:
PHAN THANH HẢI
Bình phong là một công trình không thể tách rời với các kiến trúc truyền thống ở Huế. Dù xuất hiện ở nhiều nơi như phủ đệ, am miếu, đình làng, nhà ở… nhưng bình phong trong kiến trúc cung đình vẫn đặc sắc, cầu kỳ hơn hẳn.
MAI KHẮC ỨNG
Trong khung cảnh một công viên rất mơ và rất thơ bởi những bàn tay của những con người Việt Nam đầu thế kỷ XIX làm nên hồ, suối, núi, đồi, hoa, trái, lầu, tạ, đình, quán... Và, trong một khoảng không gian có giới hạn được tạo nhập rất tự nhiên vào cõi vô cùng, lăng của hoàng đế Minh Mạng quả là một khoảng trời thơ.
NGUYỄN PHƯỚC QUÝ KHANH
Musée Khải Định (nay là Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế) được thành lập vào năm 1923 dưới thời vua Khải Định với nhiệm vụ “tập hợp các tác phẩm nghệ thuật biểu hiện đời sống xã hội, nghi lễ và chính trị của nước Đại Nam”1.
NGUYỄN KHOA ĐIỀM
Chữ di sản ở đây xin đọc với nghĩa rộng, bao gồm di sản vật thể, phi vật thể, thiên nhiên, tôn giáo tín ngưỡng… Di sản luôn hiện lên với vẻ ngoài dễ xác định, cho dù có bị hư hoại đi nhiều qua thời gian.
PHAN THANH HẢI
THƠM QUANG - NGUYỄN DUYÊN
NGUYỄN THẾ
Bút ký dự thi
Trước năm 1975, tôi học ở Trường Quốc Học Huế. Khi chuyển từ lớp đệ tứ (đệ nhất cấp) lên lớp đệ tam (đệ nhị cấp), tôi đăng ký vào học ban C (phân ban văn chương và ngoại ngữ).
PHẠM XUÂN PHỤNG
Bút ký dự thi
Huyện Phú Vang có tên chính thức từ sau năm 1558, thời điểm Chúa Tiên - Đoan Quốc công Nguyễn Hoàng vào trấn nhậm Thuận Hóa.
NGUYỄN PHƯỚC HẢI TRUNG
Sống giao thời giữa hai thế kỷ, từ sáng tác thơ ca bằng chữ Hán chuyển sang chữ Quốc ngữ, thi ca của Á Nam Trần Tuấn Khải thuộc một hệ hình thẩm mỹ đặc biệt, có phần “lưu luyến” với trường thẩm mỹ cổ điển, lại có phần bắt nhịp với hơi thở của những không gian thẩm mỹ mới.
VĨNH PHÚC
Hát Ả đào, còn gọi là Ca trù, dùng để chỉ một lối hát cổ truyền của người Việt. Theo các thư tịch thì khái niệm hát Ả đào sớm nhất so với các khái niệm ca trù, nhà trò, cô đầu,...
LÊ VĂN THUYÊN
Trường Quốc Học Huế (QH Huế) là một trong những trường trung học ra đời sớm nhất ở Việt Nam, chỉ sau Collège Chasseloup-Laubat thành lập năm 1877 (nay là trường trung học Lê Quý Đôn, TP HCM) và Collège de My Tho thành lập năm 1879 (nay là trường trung học Nguyễn Đình Chiểu, TP Mỹ Tho).
TRẦN VĂN DŨNG
Trong dòng chảy lịch sử, Ca Huế đã tiếp thu, kế thừa và ảnh hưởng nhiều sắc thái, tinh hoa của nhiều vùng miền để trở thành một loại hình âm nhạc truyền thống độc đáo của Việt Nam.
VŨ HÙNG
Hiện nay, tại nhà thờ tộc Chế làng Vân Thê, xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế, lưu giữ một thanh đá dài khoảng 1,2 m, khá vuông, mỗi cạnh khoảng trên 20 cm, trong đó có một cạnh khắc kín chữ còn khá rõ nét.
THƠM QUANG
Xưa kia các vị hoàng đế thường chỉ sống trong kinh thành, thỉnh thoảng mới đi tuần thú địa phương, còn việc công du thăm nước ngoài là chuyện hiếm. Vậy mà cuối triều Nguyễn vua Khải Định đã thực hiện được điều này; sự kiện được ghi chép một cách khá rõ trong khối Mộc bản triều Nguyễn - Di sản tư liệu thế giới.