NGUYỄN TỰ LẬP
Cuộc Tổng công kích - Tổng khởi nghĩa Tết Mậu Thân 1968 của quân và dân ta trên chiến trường miền Nam cách đây tròn nửa thế kỷ (1968 - 2018).
Đồng chí Nguyễn Tự Lập (hàng đầu thứ 2 từ phải sang) cùng đồng đội xuân 1968 bên hố pháo của địch
Chiến công oanh liệt mang ý nghĩa chiến lược ấy thực sự là mốc son chói ngời, tạo nên bước ngoặt lớn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước lâu dài, gian khổ nhưng thắng lợi hết sức vẻ vang của dân tộc Việt Nam. Tuy chỉ được tham gia vào giai đoạn mà cuộc Tổng tiến công nổi dậy đã nổ ra, nhưng những ngày tháng cùng đơn vị chiến đấu, đánh trả lực lượng phản kích của địch trên chiến trường phía tây Cố đô Huế đầy gian nan thử thách, đã để lại trong tôi cũng như đồng đội bao ký ức sâu lắng, khó phai mờ.
Nhập ngũ cuối tháng 7 năm 1967, vào đúng thời điểm Đảng và Nhà nước tiến hành tổng động viên lực lượng cho chiến trường. Bởi vậy, chúng tôi lên đường phần lớn là những học sinh tuổi mười tám, đôi mươi “tràn đầy khát vọng, phơi phới niềm tin”, nhiều người đã và đang có giấy gọi đại học trong nước và nước ngoài. Cùng đi Nam chiến đấu với chúng tôi còn có các bậc cha chú ngót nghét tuổi 40, đã có 4 đến 5 con, cá biệt có những người là con trai độc nhất trong gia đình. Sau gần 3 tháng học tập chính trị, huấn luyện quân sự ở Gia Lương, Lục Nam (Hà Bắc trước đây) với tinh thần hết sức khẩn trương, đơn vị chúng tôi (d405/ e568/f330) được lệnh hành quân gấp vào Nam bổ sung cho các đơn vị, chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công nổi dậy Tết Mậu Thân 1968. Nhưng do phải hành quân bộ, mang vác nặng từ Hà Bắc vào Quảng Bình, sang đất bạn Lào, lại phải trải qua những thời điểm địch đánh phá ác liệt khắp các chặng đường, gây thương vong… nên khi chúng tôi vào đến chiến trường1 thì các đơn vị chiếm giữ thành phố Huế sau 25 ngày đêm đã và đang được lệnh rút lui về khu vực rừng núi ở phía tây, vì vấp phải sự tập trung lực lượng phản kích lớn, hết sức điên cuồng, quyết liệt của địch.
Tiểu đoàn chúng tôi được bổ sung về Đoàn 8 Sông Lô (sau này là Trung đoàn 3, Sư đoàn 324) ngay trong đêm khi vừa hành quân đến. Do các hướng đang liên tục phải chống trả với lực lượng tiến công của địch nên vừa về đơn vị, ai nấy đều nhanh chóng bắt tay ngay vào việc xây dựng, củng cố công sự trận địa, chuẩn bị mọi mặt, sẵn sàng đánh địch ngay từ mờ sáng hôm sau. Từ thực tế đó, nhiều cán bộ đại đội, trung đội và ngay cả tiểu đội chưa biết mặt, biết tên chiến sĩ mới của mình thì họ đã hy sinh2, bị thương… phải chuyển về tuyến sau.
![]() |
Quân ta tiến đánh chiếm Thành Nội - Huế Xuân Mậu Thân 1968 - (Ảnh tư liệu) |
Nhằm đẩy đối phương ra xa khu vực thành phố Huế cũng như phá thế chuẩn bị của ta cho những đợt tiến công tiếp theo địch đưa Sư đoàn kỵ binh bay số 1 Mỹ “tia chớp nhiệt đới” với 500 máy bay trực thăng các loại, sau này tăng cường thêm sư đoàn dù 101 kết hợp với nhiều tiểu đoàn, trung đoàn, lữ đoàn chủ lực bộ binh, thủy quân lục chiến ngụy quân Sài Gòn tập trung phản kích rộng khắp. Máy bay trực thăng như những bầy chuồn chuồn quần lượn rà sát ngọn cây nhằm quan sát, phát hiện, kết hợp với đổ quân, đánh chặn lực lượng ta khắp nơi suốt từ các khu vực Hòn Gió, Bình Điền, Tà Lương, Ba Lẻ, Động Tranh, đến các điểm cao 286, 360, 935… Ngoài sử dụng máy bay B-52 “rải thảm”, máy bay B-57 ném bom “tọa độ” kết hợp với “pháo hạm” từ biển, pháo cối lớn nhỏ gần xa cứ suốt ngày đêm gầm rú, thét gào. Chúng còn sử dụng cả chất độc hóa học các loại, trong đó có cả chất diệt cỏ dioxin (da cam) nhằm làm rụng lá, quang rừng, phát hiện, tiêu hao tiêu diệt, đẩy lực lượng ta phải lùi xa về hướng biên giới Việt - Lào.
Đây là giai đoạn khó khăn nhất của đơn vị, có những lúc bộ đội đói cơm, lạt muối, thuốc cứu chữa thương bệnh binh thiếu do địch tăng cường ngăn chặn đánh phá các tuyến vận tải hậu cần của ta. Song, phát huy truyền thống kiên cường giữ vững Thành Huế trong 26 ngày đêm, Đoàn 8 Sông Lô chúng tôi đã đoàn kết đồng lòng, tìm mọi biện pháp khắc phục, vượt qua. Một mặt hiệp đồng chặt chẽ với các đơn vị bạn đứng chân trên địa bàn như Đoàn 9, Đoàn 6; mặt khác cùng LLVTvà nhân dân Thừa Thiên - Huế và Quân khu Trị Thiên khai thác hậu cần tại chỗ, bám trụ ngày đêm, vận dụng nhiều loại hình, phương thức tác chiến linh hoạt, cơ động, tiêu hao tiêu diệt lớn lực lượng, phá hủy nhiều phương tiện, bắn rơi nhiều máy bay các loại của địch, gây cho chúng những tổn thất nặng nề trên toàn mặt trận. Những trận chiến đấu kiên cường giữ chốt, vận động tiến công kết hợp chốt ở khu vực Mái Nhà, Động Tranh, điểm cao 372… cùng với những cuộc bao vây, tập kích, phục kích lực lượng biệt kích thám báo, đánh xe tăng, xe bọc thép, xe cơ giới của Mỹ trên Đường 12, đường 14… ngày càng đem lại hiệu suất chiến đấu cao, đẩy quân Mỹ - ngụy lâm vào thế bị động, lúng túng, tinh thần chiến đấu giảm sút nhanh. Đặc biệt, những đợt hoạt động tập trung với quy mô lớn của Đoàn 8 Sông Lô kết hợp với các đơn vị bạn đánh bại nhiều cuộc hành quân tìm diệt của địch ở động Tam Bôi, Cô A Nông, Cô Pung, Re Lao, động Ngãi hay thung lũng A Sầu, A Lưới… đã củng cố thêm niềm tin, mở ra những phương thức mới cho đơn vị tác chiến sau này. Điều đó đã được thể hiện rất rõ qua những hoạt động đánh bại cuộc tiến quân “Tuyết rơi trên đỉnh núi” của liên quân Mỹ - ngụy ở đồi A Bia, điểm cao 935 đầu năm 1969 và khu vực Cốc Bai năm 1970… Tinh thần chiến đấu ngoan cường của các đơn vị, gương hy sinh anh dũng của Tiểu đoàn trưởng Trần Viết Phồn, Đại đội trưởng Nguyễn Văn Nam, Đại đội phó Nguyễn Văn Dưỡng, chiến sĩ Vũ Tất Phan… cùng hàng trăm, hàng trăm đồng đội khác sẽ sống mãi trong lòng mỗi cán bộ, chiến sĩ Đoàn 8 Sông Lô anh hùng.
Tuy kế hoạch đánh Huế đợt 2, đợt 3 không thực hiện được, nhưng việc thu hút, kìm chân lực lượng chủ lực quân Mỹ - ngụy trên chiến trường, cũng như hiệu quả tiêu hao, tiêu diệt nhiều lực lượng phương tiện, phá vỡ một phần thế chiến lược của địch, làm giảm sút ý chí chiến đấu của chúng trên địa bàn, góp phần hỗ trợ cho các hướng khác, nhất là trên mặt trận Đà Nẵng, Sài Gòn tiếp tục đẩy mạnh cuộc Tổng tiến công nổi dậy Mậu Thân 1968 qua các đợt theo đúng kế hoạch, đập tan ý chí tiếp tục chiến tranh của Mỹ, buộc chúng phải xuống thang tạm ngừng đánh phá miền Bắc.
Năm mươi năm với bao ký ức về cuộc Tổng tiến công chiến lược Tết Mậu Thân 1968 trên chiến trường miền Nam nói chung, ở Thừa Thiên - Huế nói riêng sẽ còn mãi trong mỗi chúng tôi - những người lính lần đầu ra trận được tham gia đánh Mỹ và vinh dự góp phần chiến thắng.
Đầu xuân Mậu Tuất 2018 này, chúng tôi có cuộc hành hương về thăm lại chiến trường xưa, cùng thắp nén nhang tri ân các đồng đội đã ngã xuống nơi đây sau nửa thế kỉ. Xin hãy yên lòng! Đất nước, quê hương, gia đình, đồng đội… luôn vang mãi lời ru bên giấc ngủ các anh!
N.T.L
(TCSH347/01-2018)
--------------
1. Đúng ra chúng tôi được lệnh bổ sung vào chiến trường B dài (Nam Bộ), nhưng do yêu cầu của chiến trường Trị Thiên Huế nên chúng tôi được “bẻ ghi” vào đây.
2. Anh Nghiêm Xuân Minh, bạn học cùng làng từ lớp 1 đến lớp 10 và một số bạn đồng môn khác đã hy sinh ngay sáng hôm sau khi xe tăng, bộ binh địch tập trung lực lượng đánh lên chốt.
Chiều 15-4-89, 14 giờ. Phòng họp của Hội VHNT Bình Trị Thiên đã chật hết chỗ, nhiều người ngồi lên bậc cửa sổ.
HỒ VĨNH
Nhà báo Nguyễn Cửu Thạnh sinh ngày 15/6/1905 tại Phú Hội, thành phố Huế. Thuở thiếu thời ông là người ngay thẳng, vui tính, thích văn chương nghệ thuật; ông bước vào nghề báo từ năm 1929 và tham gia hoạt động tích cực trong phong trào Mặt trận Dân chủ tại Huế và hoạt động báo chí do Xứ ủy Trung kỳ chỉ đạo.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
Trong lịch sử xây dựng tổ chức văn nghệ trên đất Cố đô Huế 70 năm qua, nơi ghi dấu nhiều sự kiện, nhiều kỷ niệm nhất hẳn là ngôi nhà 26 Lê Lợi, bên bờ nam sông Hương.
Đó là đánh giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong điếu văn linh mục Phạm Bá Trực.
Từ Thượng thư Bộ Hình triều Nguyễn, cụ Bùi Bằng Đoàn đã vượt qua những định kiến của thời cuộc, của chế độ cũ - mới để tham gia chính quyền cách mạng.
HOÀNG VŨ THUẬT
Bút ký
Hồi ấy tôi cũng là ông giáo làng, sáng đi tối về. Chiến tranh như cái máy ủi đã san phẳng bất cứ thứ gì dựng lên trên mặt đất.
Văn Cao là một trong những nhạc sĩ thuộc lớp tiền bối của nền tân nhạc Việt Nam. Cuộc đời và sự nghiệp của ông luôn gắn chặt và hoà trộn với dòng chảy lịch sử của dân tộc. Nhiều tác phẩm của ông đã trở thành di sản âm nhạc quý báu của nước nhà. Trong đó, có tác phẩm Tiến quân ca - Quốc ca Việt Nam – mà ông là tác giả.
PHAN QUANG
Hồi ký
Vua Hàm Nghi ghé làng tôi. Vua nghỉ lại ở nhà tôi. Điều đó xảy ra một trăm năm về trước. Và nhà ấy là nhà của ông nội tôi.
Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Ngân Giang viết như một dòng sông tuôn chảy điều hòa. Bà là một hiện tượng trên thi đàn Việt Nam: người làm thơ liên tục dài năm nhất (từ 1922 tới khi bà qua đời- 2002), có số lượng thơ thuộc loại nhiều nhất (hơn 5.000 bài) có nhiều bài được truyền tụng (như Trưng nữ vương, Xuân chiến địa...)
KỶ NIỆM 68 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH LIỆT SĨ (27/7/1949 - 2015)
PHẠM HỮU THU
Trước khi ông Lê Sáu, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế qua đời, tôi may mắn được ông kể cho nghe nhiều chuyện, phần lớn là những ân tình mà đồng bào, đồng chí đã dành cho cách mạng trong những năm ác liệt của chiến tranh, nhất là những tấm gương lặng lẽ hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc.
PHAN NAM SINH
Thầy tôi mất trưa hôm 16/1/1959 tại số nhà 73 phố Thuốc Bắc - Hà Nội. Sau khi cùng các anh chị tôi lo xong đám tang cho ông, mẹ tôi thu dọn tất cả số sách báo, sổ tay ghi chép, di cảo... của ông để lại vào trong hai chiếc va li loại lớn được ông mang về từ lần đi Trung Quốc dự lễ tưởng niệm 20 năm ngày mất của Lỗ Tấn.
Nhiều người Huế ngày trước thuờng ngâm nga câu hát: “ Cô gái nữ sinh Đồng Khánh kia ơi/ Cô đi về đâu tan buổi học rồi?/ Cô xuôi Đập Đá hay về Nam Giao/ Cô về Bến Ngự hay về Đông Ba / Cô về Vĩ Dạ hay ngược Kim Luông/… Tôi mơ một bóng khi về đơn côi/ Áo dài dáng đẹp tóc còn buông lơi/ Ghi một kỷ niệm cuộc đời trong tôi”.
BÙI KIM CHI
Vào Thành nội, hai con đường nhỏ hai bên hông trường trung học Hàm Nghi có lá phượng bay, có vòm nhãn che đường làm nền cho ngôi trường uy nghi, bề thế nằm ở giữa. Trước cổng trường có con đường nhỏ chạy ngang qua với hai hàng mù u lấp lánh nắng vàng tươi chụm đầu vào nhau nghe và thủ thỉ chuyện học trò.
THÁI KIM LAN
Từ xa nhận được hung tin Thầy nhập viện trong tình trạng nguy cập, tôi nôn nóng muốn về, hi vọng được gặp lại Thầy.
HƯỚNG ĐẾN KỶ NIỆM 70 NĂM HỘI VHNT THỪA THIÊN HUẾ
LÊ TRỌNG SÂM
90 NĂM BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM(21/6/1925 - 2015)
THANH NGỌC
Sự hình thành và phát triển của Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) Thừa Thiên Huế kể từ khi ra đời đến nay đã gắn bó rất chặt với đời sống báo chí. Điều đó cũng dễ hiểu, bởi những mầm xanh của VHNT rất cần được gieo trồng trên cánh đồng báo chí. Điều khác nữa, Huế - vùng đất từng là “thủ đô văn hóa” của cả nước, nơi báo chí phát triển cực thịnh mấy chục năm từ trước 1945 đến 1975, các nhà văn hoạt động mạnh mẽ trên lĩnh vực báo chí là lẽ đương nhiên.
Nhân kỷ niệm 125 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, tối 19/5 kênh VTV1 đã trình chiếu bộ phim tài liệu: Hồ Chí Minh - Bài ca Tự do. Có thể khẳng định: đây là một trong những bộ phim tài liệu đặc sắc về Chủ tịch Hồ Chí Minh mà tôi đã từng được xem.
NSND Trà Giang chia sẻ ký ức và cảm xúc về bức ảnh được chụp cùng Bác Hồ năm 1962.
Tháng 3-4/1975 Phó Cục trưởng Cục Quân nhu Từ Giấy và con trai Từ Đễ cùng hướng tới Sài Gòn bằng con đường khác nhau: người cha đi theo đường mòn Hồ Chí Minh, người con đi bằng máy bay.