Nhà văn Hà Khánh Linh - Ảnh: Internet
Hà Khánh Linh vừa mới cho ra mắt bạn đọc tập truyện và ký “Nụ cười Áp-xara”. Đó là một tập hợp bao gồm cả thảy sáu tiểu phẩm truyện và ký. Trong số ba tiểu phẩm ký có một bài viết dưới dạng một bức thư và hai bài kia là bút ký. Số còn lại gồm hai truyện ngắn và một truyện ký. Đây là tập truyện, ký lấy đề tài từ nước bạn Cam-pu-chia. Linh hồn của tập truyện và ký xung quanh hai chủ đề nổi bật và đáng quan tâm: lên án sự hủy diệt của bọn đao phủ Pôn Pốt và khẳng định sức mạnh của mối tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân hai nước Việt Nam - Cam-pu-chia cùng với sự đổi thay của đất nước bạn sau ngày được giải phóng khỏi ách thống trị tàn bạo của bọn diệt chủng. Với nạn diệt chủng này, bọn Pôn Pốt đã “giết chết hơn ba triệu và đày đọa hơn bốn triệu dân Cam-pu-chia lao động khổ sai trên đồng ruộng Cam-pu-chia bạt ngàn và giam hãm họ trong “cơn đói thắt ruột” với “ngày hai bữa cháo lỏng”. Và chúng cũng đã “tàn sát hàng chục vạn trí thức ở các hố chôn người tập trung, ở các nhà tù trên toàn lãnh thổ Cam-pu-chia … Hàng loạt giáo sư tiến sĩ đã chết dưới lưỡi cuốc, lưỡi búa của bọn Pôn Pốt man rợ” (Bức thư từ Xiêm Riệp). Tội ác của chúng đất không dung trời không tha. Các vụ tàn sát dã man của chúng ở Tusleng, ở Phum Tha Mây, ở Spin v.v… vẫn còn những nhân chứng và tang chứng cụ thể. Điều đó được tác giả trình bày khá rõ ràng và xúc động trong tác phẩm của mình (Bông sứ trắng, Thằng Ểnh ương). Nhưng có thể nói trong tập truyện và ký này, truyện ngắn “Nụ cười Áp-xara” là truyện nổi bật và hay hơn cả. Truyện được viết nhẹ nhàng, thánh thoát mà sâu sắc, hồn nhiên. Qua truyện, tác giả đã khẳng định được lý tưởng và niềm hy vọng tràn trề của nhân dân Cam-pu-chia do cuộc sống mới, cuộc sống cách mạng đem lại. Bằng biện pháp hư cấu nghệ thuật, “Nụ cười Áp-xara” là một hình tượng văn học khẳng định sự hồi sinh của đất nước Cam-pu-chia anh em. Và Hà Khánh Linh cũng đã giành nhiều tình cảm đặc biệt của mình cho việc miêu tả, thể hiện cuộc sống hồi sinh của nhân dân Cam-pu-chia sau ngày giải phóng. Trên đất nước mà ngày hôm qua nhà tù đã thay cho trường học, búa rìu của bọn Pôn Pốt đã thay cho công lý, tự do; sự tiêu điều, đổ nát và bất hạnh đã thay cho niềm vui và niềm hy vọng… thì ngày hôm nay, các em bé, líu lo cắp sách đến trường, người công dân đang sung sướng được làm chủ non sông đất nước. Tự tay mình, họ đã cầm lá phiếu bầu cử quốc hội để xây dựng một chính quyền dân chủ nhân dân hợp hiến. Đâu đâu cũng tràn ngập tiếng cười, thể hiện một cuộc sống hồi sinh trở lại (Bức thư từ Xiêm Riệp). Nhiều nhà máy trước đây bị đóng cửa với vẻ tiêu điều, xơ xác nay lại được khôi phục và hoạt động trở lại như Nhà máy dệt Sisôvát ở Phnôm-pênh. Ở đó người công nhân bình thường như chị Xóc-sa-rươn đã đem hết nhiệt tình của mình để xây dựng lại cuộc sống. Họ đã tự mình quản lý lấy tất cả những hoạt động của nhà máy một cách phấn khởi và tự tin (Bông sứ trắng). Ở nông thôn, cuộc sống cũng có nhiều đổi thay đáng kể. Những làng xóm trên bờ sông Xiêm Riệp xuất hiện cuộc sống náo nức, tưng bừng xóm bên kia sông)… Đó là những thực tế sinh động của sự đổi mới trên đất nước Cam-pu-chia sau mấy năm giải phóng. Ngòi bút của Hà Khánh Linh đã ghi nhận được và chuyển đến cho chúng ta niềm hân hoan và niềm hy vọng của cả một dân tộc mà bấy lâu nay chúng ta đang tin yêu và đang từng ngày quan tâm theo dõi. Đó là những thành công của tác giả tập truyện và ký này. Và qua tác phẩm người ta cũng thấy tác giả có sở trường về truyện ngắn hơn là về ký. Truyện của chị viết mạch lạc, có những đoạn dẫn dắt khá uyển chuyển, nội tâm, tính cách nhân vật được bộc lộ khá rõ (Nụ cười Áp-xara). Các tình tiết trong truyện tuy chưa thật hấp dẫn, lôi cuốn nhưng cũng đã thể hiện được những nét dí dỏm, xúc động (Thằng Ểnh ương). Nhưng các bài ký của chị thì mới dừng lại ở mức độ “làng nhàng”, lắm chỗ còn rườm rà và trùng lặp. Cách dẫn dắt về của tác giả còn quá dài dòng. Chẳng hạn, trong “Bông sứ trắng” (bút ký) giữa sự chết chóc, chị cho xuất hiện một bông sứ trắng. Nếu biết dừng lại đúng lúc và miêu tả vừa phải thì rất hay. Nó thể hiện một tương lai, một hy vọng tốt đẹp của đất nước Chùa Tháp. Nhưng chị lại kéo dài nó một cách tản mạn. Từ bông sứ trắng đó, chị liên tưởng đến các loại sứ, rồi nói đến công dụng của các loại sứ, tên khoa học của loại sứ là gì. Và từ bông sứ chịu nắng, chịu mưa, chị bắt sang chuyện cấy cày, trồng lúa khi mùa mưa đến! Cũng từ đó, chị lại kể về công tác thủy lợi từ đời vua Giata Vácman II đến đời vua Giata Vácman VII, rồi chuyện Thái Lan xa xưa đã sang xâm lược Cam-pu-chia để cướp vàng ngọc và bắt dân Khơme về làm nô lệ v.v… và v.v… Những đoạn dài dòng và không cần thiết như vậy làm cho người đọc sốt ruột và tiếc công của chị. Đáng lẽ chị cắt đi bớt thì số trang của cuốn sách tuy có giảm bớt về độ dày nhưng “trọng lượng”, “sức nặng” trong tác phẩm của chị lại được tăng lên và sẽ gây cho người đọc sự thích thú và những ấn tượng tốt đẹp. Tóm lại, với tập truyện và ký “Nụ cười Áp-xara”, Hà Khánh Linh đã có công góp thêm một tiếng nói, hay một “nhát xẻng” để chôn vùi chế độ thây ma Pôn Pốt và khẳng định sự vươn lên, niềm kiêu hãnh của một dân tộc đã “rũ bùn đứng dậy sáng lòa” (Nguyễn Đình Thi). Có được như vậy chính là nhờ sức mạnh đoàn kết chiến đấu của hai dân tộc anh em Việt Nam - Cam-pu-chia tạo nên. Sự xuất hiện tác phẩm của chị như vậy ít nhiều cũng tỏ ra có sự bổ ích. 25-5-1984. T.K (10/12-84) |
Chúng ta đ ề u đã bi ết Hàn Mặc Tử n ằ m ở nhà thương Qu y Hoà từ 21- 9 -1940 đ ế n 11 - 11 -1940 thì từ tr ầ n. Nhưng có một đi ề u dám chắc ai cũng băn khoăn là su ố t trong 51 ngày đ êm đó, thi sĩ có làm bài thơ nào không?
Công chúng yêu sân khấu cả nước ngưỡng mộ Nghệ sĩ Nhân dân Ngọc Bình với tư cách là một diễn viên tài năng, một đạo diễn gạo cội, một lãnh đạo ngành sân khấu năng nổ, nhưng ít ai biết anh còn là một tác giả sáng tác kịch bản văn học cho nhiều thể loại sân khấu, mà chủ yếu là kịch nói và ca kịch...
Kể từ khi ca khúc “Có một dòng sông” được công bố lần đầu tiên qua loa truyền thanh xã Hương Chữ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế do chính tác giả cầm guitar thùng trình bày khi vừa viết xong, đến nay vừa tròn 40 năm, nhưng sức lay động của bài ca vẫn còn ngân vang mãi trong nhiều thế hệ người nghe được sinh ra và lớn lên bên dòng sông ấy, bất chấp dòng chảy thời gian.
Mẹ trong mỗi chúng ta là hình ảnh đầy thiêng liêng và diệu kỳ. Mẹ! Có nghĩa là duy nhất/ Một bầu trời/ Một mặt đất/ Một vầng trăng/ Mẹ không sống đủ trăm năm/ Nhưng đã cho con dư dả nụ cười tiếng hát (Ngày xưa có mẹ - Thanh Nguyên).
(Đọc “Chuyện kể về món hàng quý giá nhất đời” của Jean-Claude Grumberg, Nxb. Văn học 2023 - Dịch giả: Hoàng Anh).
Nhìn thấu mà không nói thấu là đỉnh cao cảnh giới xử thế trí tuệ. Nói theo thuật ngữ Phật học, cái trí nói chung có ba phần hợp thành là trí thức, trí tuệ và trí huệ.
Lê Minh Phong (sinh 1985) vốn cùng quê với Huy Cận, nhưng xa hơn về phía núi. Cả hai đều có một tâm hồn cổ sơ. Nét hoang dã của vùng đất ấy đã tạo ra ngọn Lửa thiêng trong thơ Huy Cận, tạo nên những huyền thoại, cổ tích trong văn xuôi Lê Minh Phong.
(Đọc tập tiểu luận “Ngắn dần đều” của Hoàng Đăng Khoa, Nxb. Đà Nẵng và Book Hunter, 2024)
YẾN THANH
Tôi luôn quan niệm rằng, tiểu thuyết là một bản tự thuật chân thật về tâm hồn người nghệ sĩ. Thơ ca có thể là tiếng nói trực tiếp, chân thành của cảm xúc, song những giới hạn của thể loại về nhạc tính, vần điệu, câu từ, khổ thơ, số chữ trong từng câu… luôn ngăn trở tác giả vẽ nên bức chân dung đầy đủ, hoàn thiện về tâm hồn của mình.
Tôi luôn quan niệm rằng, tiểu thuyết là một bản tự thuật chân thật về tâm hồn người nghệ sĩ. Thơ ca có thể là tiếng nói trực tiếp, chân thành của cảm xúc, song những giới hạn của thể loại về nhạc tính, vần điệu, câu từ, khổ thơ, số chữ trong từng câu… luôn ngăn trở tác giả vẽ nên bức chân dung đầy đủ, hoàn thiện về tâm hồn của mình.
VÕ QUỐC VIỆT (Đọc “Đất Việt trời Nam liệt truyện” của Trần Bảo Định)
Tập thơ Vực trắng, Nxb. Hội Nhà văn quý 2/2024 của nhà thơ, nhà báo Lữ Mai gồm 55 bài thơ, được sắp xếp thành 6 phần: “Từ núi”, “Đi lạc”, “Nói bằng gai sắc”, “Trở về chạng vạng”, “Gửi Huế”, “Cánh tàn bừng giấc”.
HỒ THẾ HÀ
Lê Quang Sinh sáng tác thơ và trở thành nhà thơ được độc giả cả nước yêu quý và đón nhận nồng nhiệt. Nhưng ít ai biết Lê Quang Sinh là nhà phê bình thơ có uy tín với mỹ cảm tiếp nhận bất ngờ qua từng trang viết đồng sáng tạo tài hoa của anh.
PHONG LÊ
Hải Triều, đó là một tên tuổi quan trọng trong sinh hoạt văn chương - học thuật thời kỳ 1930 - 1945. Ông vừa giống vừa khác với thế hệ những đồng nghiệp cùng thời, nếu xét trên phạm vi các mối quan tâm về học thuật.
TRẦN HOÀNG
HỒ THẾ HÀ
Võ Mạnh Lập là nhà văn chuyên viết ký (essai/ essey) với thế mạnh sở trường nghiêng về ký sự, truyện ký, bút ký, hồi ký, phóng sự, ghi chép…
NHẬT CHIÊU
(Chiyo-ni: The relief offered by haiku)
Có một nghệ thuật cứu chữa, cứu thoát chúng ta trong cuộc sống bản thân trong tình trạng thương tổn, trong tâm lý và tâm linh, đó là thực tập viết thơ và đọc thơ.
HỒ THẾ HÀ
Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ tài danh của nền thơ Việt Nam hiện đại.
TRẦN BẢO ĐỊNH
1. Là người con xứ Nghệ - vùng đất dày truyền thống học tập, tranh đấu, Võ Thu Hương nuôi chí thực hiện đam mê theo nghiệp văn và nhà văn nữ ấy, đã trưởng thành cùng gắn bó với văn chương Thành phố Hồ Chí Minh.