Nhà văn Hà Khánh Linh - Ảnh: Internet
Hà Khánh Linh vừa mới cho ra mắt bạn đọc tập truyện và ký “Nụ cười Áp-xara”. Đó là một tập hợp bao gồm cả thảy sáu tiểu phẩm truyện và ký. Trong số ba tiểu phẩm ký có một bài viết dưới dạng một bức thư và hai bài kia là bút ký. Số còn lại gồm hai truyện ngắn và một truyện ký. Đây là tập truyện, ký lấy đề tài từ nước bạn Cam-pu-chia. Linh hồn của tập truyện và ký xung quanh hai chủ đề nổi bật và đáng quan tâm: lên án sự hủy diệt của bọn đao phủ Pôn Pốt và khẳng định sức mạnh của mối tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân hai nước Việt Nam - Cam-pu-chia cùng với sự đổi thay của đất nước bạn sau ngày được giải phóng khỏi ách thống trị tàn bạo của bọn diệt chủng. Với nạn diệt chủng này, bọn Pôn Pốt đã “giết chết hơn ba triệu và đày đọa hơn bốn triệu dân Cam-pu-chia lao động khổ sai trên đồng ruộng Cam-pu-chia bạt ngàn và giam hãm họ trong “cơn đói thắt ruột” với “ngày hai bữa cháo lỏng”. Và chúng cũng đã “tàn sát hàng chục vạn trí thức ở các hố chôn người tập trung, ở các nhà tù trên toàn lãnh thổ Cam-pu-chia … Hàng loạt giáo sư tiến sĩ đã chết dưới lưỡi cuốc, lưỡi búa của bọn Pôn Pốt man rợ” (Bức thư từ Xiêm Riệp). Tội ác của chúng đất không dung trời không tha. Các vụ tàn sát dã man của chúng ở Tusleng, ở Phum Tha Mây, ở Spin v.v… vẫn còn những nhân chứng và tang chứng cụ thể. Điều đó được tác giả trình bày khá rõ ràng và xúc động trong tác phẩm của mình (Bông sứ trắng, Thằng Ểnh ương). Nhưng có thể nói trong tập truyện và ký này, truyện ngắn “Nụ cười Áp-xara” là truyện nổi bật và hay hơn cả. Truyện được viết nhẹ nhàng, thánh thoát mà sâu sắc, hồn nhiên. Qua truyện, tác giả đã khẳng định được lý tưởng và niềm hy vọng tràn trề của nhân dân Cam-pu-chia do cuộc sống mới, cuộc sống cách mạng đem lại. Bằng biện pháp hư cấu nghệ thuật, “Nụ cười Áp-xara” là một hình tượng văn học khẳng định sự hồi sinh của đất nước Cam-pu-chia anh em. Và Hà Khánh Linh cũng đã giành nhiều tình cảm đặc biệt của mình cho việc miêu tả, thể hiện cuộc sống hồi sinh của nhân dân Cam-pu-chia sau ngày giải phóng. Trên đất nước mà ngày hôm qua nhà tù đã thay cho trường học, búa rìu của bọn Pôn Pốt đã thay cho công lý, tự do; sự tiêu điều, đổ nát và bất hạnh đã thay cho niềm vui và niềm hy vọng… thì ngày hôm nay, các em bé, líu lo cắp sách đến trường, người công dân đang sung sướng được làm chủ non sông đất nước. Tự tay mình, họ đã cầm lá phiếu bầu cử quốc hội để xây dựng một chính quyền dân chủ nhân dân hợp hiến. Đâu đâu cũng tràn ngập tiếng cười, thể hiện một cuộc sống hồi sinh trở lại (Bức thư từ Xiêm Riệp). Nhiều nhà máy trước đây bị đóng cửa với vẻ tiêu điều, xơ xác nay lại được khôi phục và hoạt động trở lại như Nhà máy dệt Sisôvát ở Phnôm-pênh. Ở đó người công nhân bình thường như chị Xóc-sa-rươn đã đem hết nhiệt tình của mình để xây dựng lại cuộc sống. Họ đã tự mình quản lý lấy tất cả những hoạt động của nhà máy một cách phấn khởi và tự tin (Bông sứ trắng). Ở nông thôn, cuộc sống cũng có nhiều đổi thay đáng kể. Những làng xóm trên bờ sông Xiêm Riệp xuất hiện cuộc sống náo nức, tưng bừng xóm bên kia sông)… Đó là những thực tế sinh động của sự đổi mới trên đất nước Cam-pu-chia sau mấy năm giải phóng. Ngòi bút của Hà Khánh Linh đã ghi nhận được và chuyển đến cho chúng ta niềm hân hoan và niềm hy vọng của cả một dân tộc mà bấy lâu nay chúng ta đang tin yêu và đang từng ngày quan tâm theo dõi. Đó là những thành công của tác giả tập truyện và ký này. Và qua tác phẩm người ta cũng thấy tác giả có sở trường về truyện ngắn hơn là về ký. Truyện của chị viết mạch lạc, có những đoạn dẫn dắt khá uyển chuyển, nội tâm, tính cách nhân vật được bộc lộ khá rõ (Nụ cười Áp-xara). Các tình tiết trong truyện tuy chưa thật hấp dẫn, lôi cuốn nhưng cũng đã thể hiện được những nét dí dỏm, xúc động (Thằng Ểnh ương). Nhưng các bài ký của chị thì mới dừng lại ở mức độ “làng nhàng”, lắm chỗ còn rườm rà và trùng lặp. Cách dẫn dắt về của tác giả còn quá dài dòng. Chẳng hạn, trong “Bông sứ trắng” (bút ký) giữa sự chết chóc, chị cho xuất hiện một bông sứ trắng. Nếu biết dừng lại đúng lúc và miêu tả vừa phải thì rất hay. Nó thể hiện một tương lai, một hy vọng tốt đẹp của đất nước Chùa Tháp. Nhưng chị lại kéo dài nó một cách tản mạn. Từ bông sứ trắng đó, chị liên tưởng đến các loại sứ, rồi nói đến công dụng của các loại sứ, tên khoa học của loại sứ là gì. Và từ bông sứ chịu nắng, chịu mưa, chị bắt sang chuyện cấy cày, trồng lúa khi mùa mưa đến! Cũng từ đó, chị lại kể về công tác thủy lợi từ đời vua Giata Vácman II đến đời vua Giata Vácman VII, rồi chuyện Thái Lan xa xưa đã sang xâm lược Cam-pu-chia để cướp vàng ngọc và bắt dân Khơme về làm nô lệ v.v… và v.v… Những đoạn dài dòng và không cần thiết như vậy làm cho người đọc sốt ruột và tiếc công của chị. Đáng lẽ chị cắt đi bớt thì số trang của cuốn sách tuy có giảm bớt về độ dày nhưng “trọng lượng”, “sức nặng” trong tác phẩm của chị lại được tăng lên và sẽ gây cho người đọc sự thích thú và những ấn tượng tốt đẹp. Tóm lại, với tập truyện và ký “Nụ cười Áp-xara”, Hà Khánh Linh đã có công góp thêm một tiếng nói, hay một “nhát xẻng” để chôn vùi chế độ thây ma Pôn Pốt và khẳng định sự vươn lên, niềm kiêu hãnh của một dân tộc đã “rũ bùn đứng dậy sáng lòa” (Nguyễn Đình Thi). Có được như vậy chính là nhờ sức mạnh đoàn kết chiến đấu của hai dân tộc anh em Việt Nam - Cam-pu-chia tạo nên. Sự xuất hiện tác phẩm của chị như vậy ít nhiều cũng tỏ ra có sự bổ ích. 25-5-1984. T.K (10/12-84) |
HỒ THẾ HÀ
Hồng Nhu xuất phát nghiệp bút của mình bằng văn xuôi. Văn xuôi gắn bó với đời như một duyên mệnh.
YẾN THANH
Rất nhiều nhà văn thành danh hiện nay, sau những thành công trên trường văn trận bút, đột nhiên họ làm bạn đọc bất ngờ bằng cách chuyển hướng sang viết cho thiếu nhi, như trường hợp của Nguyễn Lãm Thắng, Nguyễn Đình Tú, Phong Điệp, Dương Thụy, Nguyễn Thế Hoàng Linh, Đỗ Bích Thúy…
ĐỖ THU THỦY
1.
Trường ca Ngang qua bình minh là ấn phẩm thứ ba của nhà thơ Lữ Mai, sau hai tập tản văn và ký sự: Nơi đầu sóng, Mắt trùng khơi viết về đề tài biển đảo.
NGƯỜI THỰC HIỆN:
Lê Thị Mây là một cô gái cực kỳ ít nói. Nhà thơ chi thích lặng lẽ nhìn, lặng lẽ nghe, lặng lẽ suy ngẫm... Và nếu như phải nói gì trước đám đông thì đó là một "cực hình" - Kể cả đọc thơ mình - Mây vẫn như vậy.
NGUYỄN THỊ LIÊN TÂM
NGUYỄN PHƯỚC HẢI TRUNG
Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu nhất của nhà thơ Quang Dũng (1921 - 1988).
LÊ NGUYỄN LƯU
Trong nền văn học đời Đường, thơ ca có một vị trí đặc biệt, trội hơn cả phú đời Hán, từ đời Tống, khúc đời Minh...
NGUYỄN KHẮC PHÊ
(Đọc “Miền quê thơ ấu” - Hồi ký của Thanh Tùng, Nxb. Thuận Hóa, 2020)
VÕ QUÊ
Cố đô Huế - Dấu ấn thời gian” là công trình nghiên cứu thứ ba của nhà nghiên cứu văn hóa Hồ Vĩnh do Nhà xuất bản Đại học Huế cấp giấy phép, tiếp theo 2 ấn bản “Dấu tích văn hóa thời Nguyễn” (in năm 1996 và 2 lần tái bản có bổ sung năm 1998, 2000); “Giữ hồn cho Huế” (2006).
PHONG LÊ
Anh "nhà quê" "chơi trèo" thành phố, với những thất bại và bi kịch khó tránh của nó. Mối quan hệ so le, bất bình đẳng giữa nông thôn và thành thị...
KỶ NIỆM 35 HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM (1957-1992) - 60 NĂM PHONG TRÀO THƠ MỚI (1932-1992)
NGÔ MINH
+ Cái đêm thẳm khuya Cửa Tùng gió ấy, tôi ngồi với Nguyễn Khắc Thạch bên này bờ sông, bên này chai rượu Huế, bên này mũi Si và bên này những nén nhang lập lòe như hồn ma nơi xóm Cửa!
VƯƠNG HỒNG HOAN
Vài năm gần đây truyện ngắn của Triều Nguyên xuất hiện trên Sông Hương. "Tháng bảy không mưa" là tập truyện ngắn đầu tay tập hợp một số những sáng tác chưa được công bố của anh. Đề tài chủ yếu trong tập truyện là viết về nông thôn.
PHONG LÊ
Một sự nghiệp viết chẵn năm mươi năm, tính từ Yêu sách của nhân dân An Nam (1919) đến Di chúc (1969).
NGUYỄN THÙY TRANG
THÍCH CHẤN ĐẠO
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử là một Thiền phái nhất tông mang tinh thần nhập thế tích cực đã góp phần quan trọng trong công cuộc bảo vệ và xây dựng Tổ quốc.
MAI VĂN HOAN
Nhà thơ Trần Vàng Sao, tên thật là Nguyễn Đính, sinh năm 1941 ở thôn Vỹ Dạ, thành phố Huế.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
(Đọc “Gánh gánh… gồng gồng…”, Hồi ký của Xuân Phượng, Nxb. Văn hóa - Văn nghệ, 2020; Giải thưởng Văn học Hội Nhà văn Việt Nam năm 2020)
VŨ NGỌC GIAO
Có một lần tôi đã chia sẻ với nhà văn Vĩnh Quyền rằng, tôi rất thích Rừng Na uy.