Để văn hóa Việt không bị mai một

16:04 30/10/2014

Nghệ sỹ ăn mặc phản cảm, giá trị nghệ thuật bị xem nhẹ, thiếu văn hóa trong cách ứng xử... là những hiện tượng cho thấy văn hóa Việt đang biến đổi một cách nhanh chóng.

Thiếu kiến thức về văn hóa khiến cho di tích quốc gia chùa Sổ bị phá tan hoang. (Ảnh: PM)

Hàng loạt các thông tin về các sai phạm trong trùng tu kiểu phá di tích, làm mới di tích, trùng tu mà không hiểu Luật Di sản như vụ chùa Trăm gian, chùa Sổ, đình Quang Húc... xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhưng rồi những vụ việc sai phạm trong trùng tu di tích vẫn vô tư tiếp diễn, khiến cho dư luận bức xúc, các nhà nghiên cứu văn hóa xót xa.

Hiện tượng ca sỹ Lệ Rơi cũng như hàng loạt clip thảm họa âm nhạc xuất hiện trên mạng, nhưng lại khiến khá đông cộng đồng mạng xôn xao, không ít người ủng hộ, tung hô... đã cho thấy, thị hiếu, nhu cầu của một bộ phận khán giả đang đi xuống, hoặc muốn tìm đến cái lạ, cái mới, cho dù cái lạ, cái mới ấy không có chất lượng, thậm chí là phá nát nghệ thuật.

Mặc dù đã có quy định cấm, nhưng nhiều ca sỹ, người mẫu vẫn cố tình phớt lờ, vô tư ăn mặc hở hang thái quá khi biểu diễn, gây phản cảm trên sân khấu, bị khán giả phản đối như ca sỹ Hương Tràm, người mẫu Hà Anh. Khi bị cơ quan chức năng xử phạt thì lại tỏ ra bất mãn, không thừa nhận mình đã mắc sai phạm.

Chương trình “Nhân tố bí ẩn” phát sóng kênh VTV3 của Đài truyền hình Việt Nam, các thành viên nhóm F - Band hồn nhiên sử dụng chiếc khăn Piêu, vốn là khăn đội đầu của phụ nữ Thái, là biểu tượng văn hóa của đồng bào dân tộc Thái để đóng... khố, khiến khán giả, đặc biệt là những đồng bào dân tộc Thái, hết sức bức xúc, tức giận...

Đó chỉ là những dẫn chứng cho thấy nhận thức về giá trị văn hóa, phông văn hóa cũng như cách ứng xử văn hóa ở Việt Nam đang bị biến đổi một cách trầm trọng, trở thành vấn đề đáng lo ngại trong đời sống xã hội.

Một nhà nghiên cứu văn hóa đã phải thốt lên rằng, lối sống của dân Việt bây giờ rất khác xưa, khác đến ngỡ ngàng. Điều đáng nói là cái khác ấy không phải vì có nhiều nét mới, vì hay và đẹp, mà chủ yếu là vì có quá nhiều cái dở, cái xấu, đặc biệt là sự tha hóa của lối sống hiện nay. Đó là lối sống cá nhân chủ nghĩa, ích kỷ, vị kỷ, coi tiền là trên hết; là lối sống thực dụng, hưởng lạc, buông thả, thác loạn, là lối sống vô cảm, mặc kệ đời, cơ hội, vụ lợi, tham lam... Sự tha hóa trong lối sống đã dẫn đến tình trạng bùng phát các tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè, lừa đảo, cưỡng bức, bạo lực gia đình... gây ra bao thảm cảnh đau lòng, từ trong các gia đình cho đến cộng đồng xã hội, gây tổn thất và nguy hại cho đất nước.

Theo GS Ngô Đức Thịnh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa Việt Nam, một trong những nguyên nhân của tình trạng xuống cấp đạo đức, lối sống ấy chủ yếu do môi trường kinh tế, xã hội. Khi xã hội quá đề cao và quan trọng hóa sự phát triển của kinh tế, coi nhẹ những giá trị văn hóa, sẽ khó tránh khỏi sự thay đổi về hệ thống giá trị đang diễn ra ở Việt Nam.

Một số nhà nghiên cứu khác thì cho rằng, trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và quá trình toàn cầu hóa, hội nhập nhập quốc tế ngày càng sâu rộng đã dẫn đến sự tha hóa trong lối sống, xói mòn những giá trị tốt đẹp, văn hóa Việt Nam đang có nguy cơ bị lệ thuộc, lấn át của các yếu tố văn hóa ngoại lai đang du nhập ào ạt, ảnh hưởng lớn trong xã hội, nhất là thanh thiếu niên... Lớp trẻ Việt Nam đang bị choáng ngợp bởi sự thay đổi hệ thống giá trị, dẫn đến những thay đổi về văn hóa. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng tin rằng, một khi bình tĩnh lại, lớp trẻ Việt Nam sẽ biết cách tiếp nhận và phát triển các giá trị văn hóa của dân tộc.

Trước nhiều ý kiến bày tỏ sự lo ngại về sự biến đổi của văn hóa, trăn trở không biết văn hóa Việt sẽ đi về đâu, và giới trẻ cần làm gì để bảo tồn văn hóa Việt dân tộc và hiện đại... GS Ngô Đức Thịnh cho rằng, Việt Nam đã đi qua ba nền văn hóa, là văn hóa Đông Sơn, văn hóa Đại Việt và văn hóa Việt Nam hiện đại. Tuy nền văn hóa Việt Nam hiện đại vẫn còn ngổn ngang, đang trong quá trình “vỡ” ra để sắp xếp lại, nhưng chúng ta không nên quá bi quan hay sốt ruột về tương lai của văn hóa Việt Nam. GS Ngô Đức Thịnh khẳng định, ông không lo văn hóa Việt bị mất, bị văn hóa ngoại lai đè bẹp, ông cũng tin tưởng văn hóa Việt đang biến đổi, đang tìm con đường trở về với văn hóa cội nguồn và thế hệ trẻ sẽ là chủ nhân của nền văn hóa Việt Nam hiện đại ấy. Tuy nhiên, theo GS Ngô Đức Thịnh, để bảo vệ được nền tảng văn hóa Việt, giới trẻ cần ý thức được về văn hóa, hiểu sâu xa về văn hóa Việt, phải cống hiến và đấu tranh để bảo vệ văn hóa Việt. Một trong những việc mà các bạn trẻ cần làm là đi thăng bằng trên dây, nghĩa là giữ truyền thống nhưng không bảo thủ, vừa chủ động giao lưu hội nhập với văn hóa quốc tế, vừa kiên trì làm giàu và phát huy giá trị văn hóa truyền thống.

Theo ý kiến của một số nhà nghiên cứu văn hóa, xã hội cần có sự tuyên truyền mạnh mẽ chống lại các thói quen xấu đang hình thành, nhà trường và gia đình cần dạy dỗ nhiều hơn về văn hóa giao tiếp và ứng xử. Bản thân mỗi cha mẹ cần là một tấm gương sáng để con cái noi theo. Bên cạnh dạy kiến thức, nhà trường cần chú trọng khâu rèn luyện đạo đức, nếp sống, thói quen cho trẻ để phát triển toàn diện con người Việt Nam về cả nhân cách, trí tuệ và thể lực. Có như vậy mới góp phần đưa văn hóa Việt Nam trở thành một điểm sáng trong mắt bạn bè thế giới.

Theo Phương Hà - Báo Tin Tức

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Nghiêm Thuần (Yanchun), 52 tuổi, người Vũ Hán. Chị bị nhiễm virus Corona chủng mới (2019-nCoV), giống như vài chục ngàn người khác ở Hồ Bắc. Giữa tâm chấn đại dịch vốn dĩ trở thành cơn bão quét qua nhiều tỉnh thành Trung Quốc, Vũ Hán bị phong tỏa, Nghiêm Thuần không thể tìm ra bất kỳ một bệnh viện nào nhận chữa trị chị, tất cả đều quá tải. Nghiêm Thuần quyết định tự cách ly tại nhà để tìm cách kháng bệnh.

  • Thực hiện chủ trương xã hội hóa, nhiều nguồn lực đã được đầu tư cho lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật. Tuy nhiên, do nhận thức của xã hội còn hạn chế, cùng những yếu kém trong cách làm của các đơn vị văn hóa, nghệ thuật, việc thực hiện chủ trương gặp nhiều rào cản.

  • Trong Tết Nguyên đán 2020, nhiều nhà xuất bản, công ty sách đã cho ra mắt, tái bản nhiều tựa sách Tết đặc sắc, đem đến cho bạn đọc những thông tin, kiến thức quý giá về phong tục, văn hóa Việt gắn với Tết cổ truyền của dân tộc, gắn với những hồi ức, kỷ niệm thời ấu thơ của nhiều thế hệ... Với tính hấp dẫn đó đã giúp sách Tết tạo được sức hút trong lòng bạn đọc.

  • NGUYỄN THANH TÂM   

    Báo tết - báo xuân đã trở thành một hoạt động thường niên mỗi dịp tết đến xuân về của những người làm báo Việt Nam. Dịp ấy, người đọc cũng háo hức chờ đón những số báo rực rỡ, tươi tắn, bừng lên như sắc hoa đón chào xuân ấm.

  • “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh” thường được nhắc đến như biểu tượng của Tết Việt. Thực tế, Tết ở các vùng miền trên cả nước phong phú, đa dạng hơn, trải qua các thời kỳ lịch sử lại thay đổi nhiều. Tuy nhiên, giá trị căn cốt và thiêng liêng của Tết thì giống nhau, và vẫn đang được lưu giữ, tiếp nối qua thời gian.

  • Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2019 - 2024 vừa khép lại trong niềm vui vì đã chọn ra được tân Chủ tịch là NSND Thúy Mùi – vị nữ Chủ tịch đầu tiên của hội.

  • Nhiều năm qua, vì thiếu đội ngũ những người sáng tác - tác giả, soạn giả giỏi nghề nên sân khấu TPHCM ở cả lĩnh vực cải lương lẫn kịch nói cứ ngày một khan hiếm kịch bản chất lượng. Đặc biệt, trong năm 2019, hàng loạt tác phẩm cũ (ra đời cách nay hàng chục năm) lần lượt được tái dựng, càng cho thấy sự khủng hoảng trầm trọng của vấn đề kịch bản sân khấu.

  • Trong cuộc sống hiện đại, khi âm nhạc điện tử đang phát triển mạnh mẽ thì việc kế thừa và phát triển âm nhạc dân tộc, đặc biệt là nghệ thuật đàn bầu Việt Nam, đang đặt ra nhiều thách thức.

  • Internet, việc số hóa sách và sự ra đời của những công cụ đọc sách điện tử, chính những cái mới ấy, cùng sự phổ biến chúng trong đời sống một cách rất nhanh chóng, đã buộc người ta phải nêu câu hỏi: Liệu đã sắp đến lúc sách giấy “cáo chung”?

  • Lần đầu xuất bản năm 1942 tại Nhà in Lê Cường, “Giáo dục nhi đồng” của nữ tác giả Đạm Phương Nữ Sử trình bày những quan điểm sâu sắc về tầm quan trọng của giáo dục gia đình đối với sự trưởng thành của trẻ nhỏ, xa hơn là đối với sự cường thịnh của một dân tộc.

  • ĐẶNG NGỌC NGUYÊN  

    Chỉ trong vòng ba mươi năm sau đổi mới đất nước 1986, giao thông Việt Nam đã phát triển vượt bậc. Từ chỗ trên đường cái quan xe đạp nhiều hơn xe máy, giờ chủ yếu lại là ô tô xuôi ngược.

  • Chúng ta đang sống trong một thế giới mà thiết bị điện tử kết nối internet đã trở thành công cụ tìm kiếm, tra cứu, làm việc, học tập, giải trí... trở nên rất phổ biến. Câu hỏi đặt ra là con người đang kết nối với con người, với thế giới như thế nào? Bộ sách “Chúng vận hành như thế nào?” của NXB Kim Đồng có thể là một gợi ý dành cho các bạn đọc nhỏ tuổi.

  • NGUYỄN QUANG PHƯỚC

    Công cuộc chống tham nhũng do Đảng khởi xướng và thực hiện đang ngày càng quyết liệt, công cuộc “đốt lò” hiện nay đã và đang nhận được sự ủng hộ của cả hệ thống chính trị, của toàn thể đồng bào và sự hợp tác chặt chẽ từ quốc tế. Chống tham nhũng quyết liệt, là cách toàn Đảng thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: không ngừng xây dựng, chỉnh đốn cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức. Khi được “Lòng Dân” tin tưởng, khi nhân dân ủng hộ và tham gia thì vạn sự tất thành.

  • Sau 10 năm thực hiện hai tiêu chí văn hóa thuộc Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới, cơ sở vật chất, văn hóa thể thao cũng như đời sống tinh thần của người dân ở nhiều địa phương trong cả nước đã được cải thiện. Tuy nhiên, kết quả hoàn thiện hai tiêu chí này chưa thật sự đồng đều.

  • Liên hoan Sân khấu thử nghiệm quốc tế diễn ra từ ngày 4 đến 13-10 tại Hà Nội được kỳ vọng sẽ có nhiều đột phá trong thể hiện ngôn ngữ hình thể, cấu trúc, làm giàu thêm ngôn ngữ của nghệ thuật sân khấu.

  • Trong thời đại công nghệ phát triển, ít nhiều cũng ảnh hưởng đến nhận thức của các bạn trẻ, nhất là đối với học sinh, sinh viên. Để các em hiểu đâu là tốt, đâu là xấu và biết trân trọng những giá trị mà ông cha ta đã gìn giữ từ bao đời, diễn giả văn hóa Hồ Nhựt Quang (học trò GS.TS Trần Văn Khê) tiếp tục thay thầy thực hiện dự án vinh danh văn hóa trong học đường.

  • Khán giả Bắc Giang hâm mộ chèo đang được sống trong bầu không khí sôi động với tiếng trống, tiếng đàn, tiếng nhị réo rắt bổng trầm cùng những câu hát chèo trong Liên hoan chèo toàn quốc, tổ chức tại Bắc Giang. Những ngày qua, liên hoan thật sự gây chú ý và đọng lại nhiều cảm xúc đối với các nhà quản lý, văn nghệ sĩ cùng đông đảo nhân dân địa phương.

  • Không ít nơi, trong các bản của đồng bào chỉ còn lác đác vài căn nhà sàn và tương lai không xa các ngôi nhà sàn này sẽ biến mất nhường chỗ cho nhà xây.

  • Những ngày qua, dư luận một lần nữa lại bất ngờ bởi kế hoạch thực hiện một vòng đại xòe với 5.000 người tham dự, nhằm lập nên kỷ lục Guinness thế giới về số lượng người tham gia vòng xòe lớn nhất.