Đánh thức tiềm năng văn hóa

09:24 10/07/2019

Văn hóa luôn được coi là giá trị cốt lõi để phát triển sản phẩm du lịch trên khắp các vùng miền Việt Nam. Tuy nhiên, phát triển du lịch sáng tạo sẽ phát huy tối đa những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, cung cấp những hoạt động đa dạng cho khách du lịch, tăng tính độc đáo, hấp dẫn của điểm đến.

Du lịch sáng tạo dựa trên đặc trưng văn hóa mỗi vùng miền - Nguồn: ITN

Phát huy “quyền lực mềm”

Chia sẻ tại hội thảo “Văn hóa với phát triển và quảng bá du lịch” mới đây, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu, Phát triển du lịch Đỗ Thị Thanh Hoa cho rằng: Văn hóa chính là “quyền lực mềm” của quốc gia và du lịch đóng vai trò quan trọng để đẩy mạnh, phát huy quyền lực ấy hữu hiệu nhất. Văn hóa là nguồn tài nguyên quan trọng để phát triển và quảng bá du lịch, đồng thời du lịch phát triển cũng thúc đẩy bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa.

Với Việt Nam, văn hóa là thế mạnh, là cơ sở, môi trường, tạo tiền đề cho sự phát triển du lịch. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, nước ta có một kho tàng văn hóa vô cùng quý báu, có giá trị cho phát triển du lịch. Đến nay, Việt Nam đã có 24 di sản vật thể, phi vật thể và di sản thiên nhiên được UNESCO ghi danh. Bên cạnh đó, Việt Nam còn có hơn 3.000 di sản cấp quốc gia, 7.500 di tích cấp tỉnh, cùng với hệ thống lễ hội, di sản văn hóa - nghệ thuật, văn nghệ dân gian, ngành nghề truyền thống, sự đa dạng về ẩm thực của các vùng miền, dân tộc... tạo nên sự hấp dẫn cho chuyến đi của khách du lịch. Trong các chiến lược phát triển du lịch, phát triển sản phẩm và thương hiệu du lịch Việt Nam đều nhấn mạnh tới du lịch văn hóa gắn với di sản, lễ hội, tham quan tìm hiểu văn hóa lối sống của địa phương, phát triển du lịch làng nghề, du lịch cộng đồng...

Theo cuộc khảo sát tìm hiểu về nhu cầu của khách quốc tế đến Việt Nam của Tổng cục Du lịch, giá trị di sản văn hóa được đánh giá cao, chỉ sau du lịch nghỉ dưỡng biển. Bên cạnh đó, vai trò của văn hóa ngày càng gia tăng khi du lịch đang chuyển dần sang “thế hệ thứ 3” (theo cách gọi của UNESCO, là du lịch sáng tạo - loại hình có nhiều hoạt động tương tác với văn hóa bản địa, những hoạt động mang tính giáo dục, cảm xúc với điểm đến, với văn hóa và con người tại đó), để phân biệt với du lịch thế hệ 1 (du lịch biển, nghỉ ngơi và thư giãn) và thế hệ 2 (du lịch văn hóa, tour du lịch tới các di tích văn hóa, bảo tàng).

Có thể thấy, du lịch sáng tạo là một loại hình của du lịch văn hóa, nhưng khác với du lịch văn hóa, khách du lịch không chỉ dừng lại ở những hoạt động chiêm ngưỡng, tham quan, ngắm nhìn, mà còn trực tiếp tham gia, hòa nhịp vào cuộc sống nơi đến, trải nghiệm với vai trò như là một thành viên của vùng đất - họ không chỉ là người thụ hưởng, mà đồng sản xuất sản phẩm du lịch trong quá trình trải nghiệm. Hình thức du lịch này nhấn mạnh sự kết nối, tương tác giữa khách du lịch và văn hóa, giúp họ học hỏi những kinh nghiệm sống mới mẻ, tiếp cận tri thức độc đáo của cư dân bản địa. Giá trị cốt lõi, tính đặc trưng của văn hóa mỗi vùng đất được đề cao sẽ là yếu tố quan trọng tạo nên sự khác biệt, thú vị của điểm đến.

Lấy tính nguyên bản làm nguồn lực sáng tạo

Dựa trên các đặc trưng của du lịch sáng tạo, có thể thấy, những năm gần đây, tại Việt Nam đã xuất hiện các sản phẩm có ý tưởng khác biệt, tạo ấn tượng, cảm xúc cho du khách trải nghiệm và mang lại giá trị gia tăng cao cho ngành du lịch như một số điểm du lịch homestay ở Tây Bắc, Hội An, Tây Nam Bộ... Dù được du khách đánh giá cao, nhưng các mô hình này mới chỉ là những điểm sáng nhỏ, bởi tính tự phát, dừng lại ở ít tour được thiết kế dành cho khách phương Tây đến Việt Nam. Trong khi đó, chủ yếu khách vẫn sử dụng các sản phẩm du lịch truyền thống, dựa trên tài nguyên văn hóa và thiên nhiên sẵn có.

Nhiều người trong ngành nhận định, du lịch sáng tạo chưa được định hình rõ nét, nước ta đang rất thiếu sản phẩm độc đáo, phù hợp với nhu cầu của khách du lịch. Ngay cả ở các trung tâm du lịch lớn của đất nước, cũng “bí” sản phẩm để giữ chân khách. Tính đơn điệu, na ná nhau về sản phẩm du lịch ở những địa phương trong cùng vùng miền là thực trạng đã tồn tại nhiều năm qua, và được coi là “nút thắt” khó gỡ trên con đường phát triển của du lịch Việt Nam.

Phát triển du lịch sáng tạo có thể là một hướng giải quyết những tồn tại hiện nay, giúp du lịch Việt Nam phát triển bằng cách tối đa hóa những giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể trong phát triển du lịch, đa dạng sản phẩm du lịch mang tính khác biệt, riêng có, khó lặp lại, gia tăng trải nghiệm cho du khách. Theo các chuyên gia, cơ quan quản lý nhà nước cần có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho đầu tư vào các sản phẩm sáng tạo; cộng với gia tăng vai trò kết nối của doanh nghiệp lữ hành, và sự chung tay của truyền thông, cộng đồng để phát huy các giá trị của sản phẩm du lịch. Đặc biệt, ngành du lịch cần tập trung nghiên cứu, nắm bắt nhu cầu thị trường, dựa trên tài nguyên sẵn có để thiết kế các sản phẩm du lịch đủ sức hút. Bởi chắc chắn, nếu khai thác hiệu quả, bản sắc văn hóa của 54 dân tộc sẽ là nguồn tài nguyên dồi dào cho du lịch sáng tạo Việt Nam.

Những năm qua, tốc độ phát triển du lịch cao đã tạo ra những hệ lụy nhất định, làm biến đổi của phong tục truyền thống, tác động tiêu cực đến di sản... TS. Đỗ Thị Thanh Hoa góp ý, khi phát triển du lịch sáng tạo, cần có các giải pháp để vừa bảo tồn, vừa phát huy được giá trị văn hóa trong du lịch, đồng thời bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên. Sáng tạo nhưng vẫn phải giữ được tính nguyên bản của điểm đến để phát triển bền vững.

Theo Ngọc Phương - ĐBND
 
 
Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Nhiều phụ huynh lo lắng giá sách giáo khoa sẽ tăng khi thực hiện chủ trương xã hội hóa. Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu giá sách giáo khoa trong chương trình giáo dục phổ thông mới không vượt giá sách hiện hành. Điều này mang lại niềm vui cho phụ huynh nhưng lại khiến các nhà xuất bản “đứng ngồi không yên”. Trước tình hình này, có ý kiến đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập hội đồng thẩm định giá sách.

  • Giữa những dòng tin với gam màu xám trên các kênh thông tin hàng ngày, tôi dừng lại ở những dòng chữ ấm áp tình người: một cụ ông ở Kon Tum, năm nay đã 90 tuổi, bán lạc làm từ thiện. Ông là Lưu Bình, ở P.Quyết Thắng, TP.Kon Tum.

  • Nghiêm Thuần (Yanchun), 52 tuổi, người Vũ Hán. Chị bị nhiễm virus Corona chủng mới (2019-nCoV), giống như vài chục ngàn người khác ở Hồ Bắc. Giữa tâm chấn đại dịch vốn dĩ trở thành cơn bão quét qua nhiều tỉnh thành Trung Quốc, Vũ Hán bị phong tỏa, Nghiêm Thuần không thể tìm ra bất kỳ một bệnh viện nào nhận chữa trị chị, tất cả đều quá tải. Nghiêm Thuần quyết định tự cách ly tại nhà để tìm cách kháng bệnh.

  • Thực hiện chủ trương xã hội hóa, nhiều nguồn lực đã được đầu tư cho lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật. Tuy nhiên, do nhận thức của xã hội còn hạn chế, cùng những yếu kém trong cách làm của các đơn vị văn hóa, nghệ thuật, việc thực hiện chủ trương gặp nhiều rào cản.

  • Trong Tết Nguyên đán 2020, nhiều nhà xuất bản, công ty sách đã cho ra mắt, tái bản nhiều tựa sách Tết đặc sắc, đem đến cho bạn đọc những thông tin, kiến thức quý giá về phong tục, văn hóa Việt gắn với Tết cổ truyền của dân tộc, gắn với những hồi ức, kỷ niệm thời ấu thơ của nhiều thế hệ... Với tính hấp dẫn đó đã giúp sách Tết tạo được sức hút trong lòng bạn đọc.

  • NGUYỄN THANH TÂM   

    Báo tết - báo xuân đã trở thành một hoạt động thường niên mỗi dịp tết đến xuân về của những người làm báo Việt Nam. Dịp ấy, người đọc cũng háo hức chờ đón những số báo rực rỡ, tươi tắn, bừng lên như sắc hoa đón chào xuân ấm.

  • “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh” thường được nhắc đến như biểu tượng của Tết Việt. Thực tế, Tết ở các vùng miền trên cả nước phong phú, đa dạng hơn, trải qua các thời kỳ lịch sử lại thay đổi nhiều. Tuy nhiên, giá trị căn cốt và thiêng liêng của Tết thì giống nhau, và vẫn đang được lưu giữ, tiếp nối qua thời gian.

  • Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2019 - 2024 vừa khép lại trong niềm vui vì đã chọn ra được tân Chủ tịch là NSND Thúy Mùi – vị nữ Chủ tịch đầu tiên của hội.

  • Nhiều năm qua, vì thiếu đội ngũ những người sáng tác - tác giả, soạn giả giỏi nghề nên sân khấu TPHCM ở cả lĩnh vực cải lương lẫn kịch nói cứ ngày một khan hiếm kịch bản chất lượng. Đặc biệt, trong năm 2019, hàng loạt tác phẩm cũ (ra đời cách nay hàng chục năm) lần lượt được tái dựng, càng cho thấy sự khủng hoảng trầm trọng của vấn đề kịch bản sân khấu.

  • Trong cuộc sống hiện đại, khi âm nhạc điện tử đang phát triển mạnh mẽ thì việc kế thừa và phát triển âm nhạc dân tộc, đặc biệt là nghệ thuật đàn bầu Việt Nam, đang đặt ra nhiều thách thức.

  • Internet, việc số hóa sách và sự ra đời của những công cụ đọc sách điện tử, chính những cái mới ấy, cùng sự phổ biến chúng trong đời sống một cách rất nhanh chóng, đã buộc người ta phải nêu câu hỏi: Liệu đã sắp đến lúc sách giấy “cáo chung”?

  • Lần đầu xuất bản năm 1942 tại Nhà in Lê Cường, “Giáo dục nhi đồng” của nữ tác giả Đạm Phương Nữ Sử trình bày những quan điểm sâu sắc về tầm quan trọng của giáo dục gia đình đối với sự trưởng thành của trẻ nhỏ, xa hơn là đối với sự cường thịnh của một dân tộc.

  • ĐẶNG NGỌC NGUYÊN  

    Chỉ trong vòng ba mươi năm sau đổi mới đất nước 1986, giao thông Việt Nam đã phát triển vượt bậc. Từ chỗ trên đường cái quan xe đạp nhiều hơn xe máy, giờ chủ yếu lại là ô tô xuôi ngược.

  • Chúng ta đang sống trong một thế giới mà thiết bị điện tử kết nối internet đã trở thành công cụ tìm kiếm, tra cứu, làm việc, học tập, giải trí... trở nên rất phổ biến. Câu hỏi đặt ra là con người đang kết nối với con người, với thế giới như thế nào? Bộ sách “Chúng vận hành như thế nào?” của NXB Kim Đồng có thể là một gợi ý dành cho các bạn đọc nhỏ tuổi.

  • NGUYỄN QUANG PHƯỚC

    Công cuộc chống tham nhũng do Đảng khởi xướng và thực hiện đang ngày càng quyết liệt, công cuộc “đốt lò” hiện nay đã và đang nhận được sự ủng hộ của cả hệ thống chính trị, của toàn thể đồng bào và sự hợp tác chặt chẽ từ quốc tế. Chống tham nhũng quyết liệt, là cách toàn Đảng thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: không ngừng xây dựng, chỉnh đốn cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức. Khi được “Lòng Dân” tin tưởng, khi nhân dân ủng hộ và tham gia thì vạn sự tất thành.

  • Sau 10 năm thực hiện hai tiêu chí văn hóa thuộc Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới, cơ sở vật chất, văn hóa thể thao cũng như đời sống tinh thần của người dân ở nhiều địa phương trong cả nước đã được cải thiện. Tuy nhiên, kết quả hoàn thiện hai tiêu chí này chưa thật sự đồng đều.

  • Liên hoan Sân khấu thử nghiệm quốc tế diễn ra từ ngày 4 đến 13-10 tại Hà Nội được kỳ vọng sẽ có nhiều đột phá trong thể hiện ngôn ngữ hình thể, cấu trúc, làm giàu thêm ngôn ngữ của nghệ thuật sân khấu.

  • Trong thời đại công nghệ phát triển, ít nhiều cũng ảnh hưởng đến nhận thức của các bạn trẻ, nhất là đối với học sinh, sinh viên. Để các em hiểu đâu là tốt, đâu là xấu và biết trân trọng những giá trị mà ông cha ta đã gìn giữ từ bao đời, diễn giả văn hóa Hồ Nhựt Quang (học trò GS.TS Trần Văn Khê) tiếp tục thay thầy thực hiện dự án vinh danh văn hóa trong học đường.

  • Khán giả Bắc Giang hâm mộ chèo đang được sống trong bầu không khí sôi động với tiếng trống, tiếng đàn, tiếng nhị réo rắt bổng trầm cùng những câu hát chèo trong Liên hoan chèo toàn quốc, tổ chức tại Bắc Giang. Những ngày qua, liên hoan thật sự gây chú ý và đọng lại nhiều cảm xúc đối với các nhà quản lý, văn nghệ sĩ cùng đông đảo nhân dân địa phương.