Làm sao quên ngày đêm nơi ấp chiến lược đầy dây thép gai. Cổng ấp có quân tự vệ gác. Dân trong ấp, chia ra sống từng nhóm để quản lý nhau. Đến giờ trống, kẻng đánh dân mới được ra đồng. Dân đi chợ về luôn nằm trong tầm kiểm soát, được mua bao nhiêu hàng vừa với số người trong từng hộ, không được mua nhiều, ai mua nhiều bị nghi là để tiếp tế cho Việt cộng. Tối đến, nhà nào cũng phải thắp đèn sáng trưng, không cho Việt cộng về làng. Tuy vậy, dù tình hình rất căng thẳng, ấp chiến lược mình vẫn có hầm bí mật. Trai tráng khỏe mạnh lên rừng theo quân giải phóng. Phụ nữ và những hạt nhân yêu nước tụ hội tổ chức đội du kích, tìm cách đón anh em giải phóng vào làng, tiếp tục vận động nhân dân theo cách mạng.
Làm sao quên được, có một đêm địch không về, nhà nào cũng chỉ thắp đèn le lói. Thấy thuận lợi, một tổ ba người của trinh sát đặc công về vùng sâu để chuẩn bị một trận đánh theo kế hoạch mở chiến trường. Và tổ trinh sát nằm lại trong hầm bí mật nhà mạ Bảy.
Ngay hôm sau, một tiểu đội địch về ấp, hẳn là theo tin của điệp báo của ấp, xông thẳng vào nhà mạ Bảy. Chúng bắt ngay mạ ra, tên đồn trưởng hỏi ngay:
- Đêm qua Việt cộng về ấp phải không?
Mạ trả lời:
- Có, đêm qua tui có gặp họ đi ngoài đường.
- Mấy người?
- Tui thấy họ chỉ có ba người.
Tên đồn trưởng hỏi tiếp:
- Mệ thấy họ vào những nhà nào?
Mạ đáp:
- Cái đó thì tui không biết.
- Dân nói cho chúng tôi biết bọn Việt cộng này vào nhà mệ, và có thể ở ngay trong nhà mệ.
- Nhà tui đây, không có ai hết. Các ông cứ tìm đi. Nếu có Việt cộng trong nhà này thì các ông cứ giết tui đi.
- Được. Bắt được Việt cộng trong nhà này chúng tôi sẽ giết mệ. Điều quan trọng là chúng tôi cần mệ khai ra.
- Tôi không có chi để khai cả. Không tin ông cứ cho người tìm khắp nhà tôi đi.
Lập tức cả tiểu đội tung quân ra vườn, ra bờ tre, lùng sục lung tung nhưng không thấy gì.
Tên đồn trưởng nhìn thẳng vào mặt mệ:
- Bây giờ đến lượt chúng tôi phải tra hỏi mệ.
Nói xong, tên đồn trưởng sai lính gỡ một tấm tôn trên mái nhà, rồi lấy hai chiếc mễ trong tấm phản ra, đặt tấm tôn trên hai tấm mễ ấy, bắt mệ nằm lên trên.
Chúng không lấy gậy gộc đập mệ, mà chúng lấy lửa từ ngoài vào, châm lửa từng bó rơm, đặt gần tấm tôn. Rõ ràng chúng muốn làm cho tôn nóng lên, mạ không chịu được, mạ phải khai ra.
Tấm tôn mỗi lúc một nóng dần lên, mạ vẫn nằm yên không hề nhúc nhích.
Thấy đã đến lúc mạ phải khai báo, tên đồn trưởng nói:
- Mệ thấy nóng chưa?
- Rất nóng rồi. - Mạ đáp.
- Nếu không khai ra, sẽ đốt nóng nữa.
- Tui không có chi để khai ra.
Chúng tiếp tục đốt lửa bên tấm tôn. Mạ nằm im. Chừng mười lăm phút sau, tên đồn trưởng lại hỏi:
- Mệ có khai ra không?
Không có tiếng trả lời. Thấy mạ nằm im, chúng đến lay lay vai mạ, mạ người như cứng hẳn ra. Tên lính hốt hoảng:
- E mệ chết rồi.
Chúng tắt lửa lay gọi mạ. Mạ đã chết thật rồi. Chúng không nói một tiếng nào, mà hốt hoảng chạy về đồn. Thấy chúng đi hết, bà con chạy đến bên mạ, đau đớn kêu lên:
- Chúng đốt mạ Bảy chết rồi.
Mọi người khiêng mạ Bảy vô trong nhà, tắm rửa thay quần áo cho mạ, phân công nhau, lo việc hậu sự cho mạ. Người mở nắp hầm bí mật nằm ngay dưới bàn thờ tổ tiên, báo cho các anh trinh sát đặc công biết:
- Mạ bị chúng đốt lửa tra tấn, mạ không hề khai, giờ mạ chết rồi. Các anh cứ nằm yên dưới đó, nếu không lúc dân làng đến đông sẽ lộ bí mật.
Các anh trinh sát gật đầu:
- Dạ, chúng tôi hiểu.
Chỉ trong một buổi chiều, đám tang mạ đã chuẩn bị xong. Tối, khi đã vắng khách, các anh du kích đón các anh trinh sát lên để các anh ấy được bái biệt mạ Bảy. Các anh đứng quanh quan tài mạ, nghẹn ngào rưng rưng nước mắt:
- Thưa mạ, chúng con sẽ trả thù cho mạ. Vì chúng con mà mạ phải hy sinh. Đất nước có những tấm lòng như mạ, chúng ta nhất định sẽ thắng lợi mạ ạ.
Không đợi đến ngày đưa tang mạ, các anh trinh sát, nhờ các anh du kích vẽ sơ đồ rồi đưa đi trinh sát đồn Tân Lai. Đó là cái đồn cách làng hơn một cây số, được làm lại trên nền lô-cốt Pháp xưa, bên cạnh là hai nhà cấp 4 cho lính ở.
Sau đó các anh cử người về đơn vị nhanh chóng lấy súng B41. Ngày mai, mọi người trong làng sẽ đưa mạ về nơi an nghỉ cuối cùng. Chừng 4 giờ sáng, chờ các lính trong đồn ngủ say, từ một điểm cao, các anh bắn ba quả đạn B41 vào đồn Tân Lai. Hoàn thành nhiệm vụ, các anh trở về hầm bí mật. Đồn bị sụp đổ hoàn toàn.
Trận đánh đồn địch chết mười người bởi B41, trong ấy có tên đồn trưởng ác ôn. Còn mười người lính bị thương đã được đưa đi viện. Ngày thảm bại của địch ở đồn Tân Lai.
Các anh du kích rất thận trọng, thấy đúng thời điểm có thể, mới đưa các anh trinh sát ra thắp hương trên mộ mạ Bảy. Cả ba anh đều chắp tay, nói với mạ:
- Mạ ơi, vì chúng con mà mạ đã hy sinh. Chúng con sẽ chiến đấu kiên cường để luôn xứng đáng với sự hy sinh của mạ và của bao người như mạ Bảy của chúng con.
N.Q.H
(TCSH429/11-2024)
THÁI VŨ
Nguyễn Phúc Đảm (sau này là vua Minh Mạng), sinh năm 1791 tại Gia Định, là con trai thứ 4 của Vua Gia Long, Nguyễn Phúc Ánh, nối ngôi vua năm 1820 lúc 30 tuổi.
TỪ HỒNG QUANG
Thông thường, khi vui người ta nghĩ đến những điều vui và kể lại cho bạn bè nghe. Nhưng ông cha ta có câu: “Không ai nắm chặt tay từ sáng đến tối”. Lại có câu: “Bảy mươi chưa hết què, chớ khoe mình lành”.
ĐÔNG HÀ
Tôi không biết từ đâu, tôi lại tha thiết yêu những câu hát đẹp như mơ được cất lên từ chị, có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em đã nương theo vào đời làm từng nỗi ưu phiền…
HÀ KHÁNH LINH
Theo hẹn, tôi đến trước vài phút ngồi ở salon khách sạn Hương Giang - lơ đãng nhìn những người đi lại trong hành lang.
TRẦN NGỌC TRÁC
Như duyên nợ, chúng tôi đã đồng hành cùng nhau qua series ký sự “Trịnh Công Sơn nhẹ gót lãng du”(1).
PHẠM XUÂN PHỤNG
Vào đúng 9 giờ đêm 26 tháng 3 năm 1975, chúng tôi vui sướng đến nghẹn ngào nhận tin vui Huế đã được giải phóng qua sóng phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam phát thanh từ Hà Nội. Tiếp đến là mệnh lệnh tất cả sẵn sàng hành quân về Huế. Không ai không mong chờ niềm vui ấy, nhưng những người lính quê Thừa Thiên, trong đó có tôi đều vui mừng vì sắp được trở lại quê nhà!
PHI TÂN
1.
Buổi chiều trên đường đi làm về thấy một chị phụ nữ bày bán những con heo đất bên vỉa hè màu xanh, đỏ, vàng, cam nhìn thật vui mắt.
PHẠM PHÚ PHONG
Hồi ức làm ta muốn khóc...
(Vasiliev)
TRẦN VIẾT ĐIỀN
Vua Minh Mạng có 78 hoàng tử, được giáo dưỡng đàng hoàng, hầu hết các hoàng tử có học hạnh, hoàng trưởng tử trở thành vua hiền Thiệu Trị, một số trở thành vương công nổi tiếng như Thọ Xuân vương, Tùng Thiện vương, Tuy Lý vương…
NGUYỄN NHÃ TIÊN
Chưa bao giờ tôi được lội bộ đùa chơi với cỏ thỏa thích như bao lần khai hội Festival ở Huế. Đêm, giữa cái triều biển người nối đuôi nhau từ khắp các ngả đường hướng về khu Đại Nội, tôi và em mồ hôi nhễ nhại, hai đôi chân rã rời, đến nỗi em phải tháo giày cầm tay, bước đi xiêu lệch.
HÀ KHÁNH LINH
Bão chồng lên bão, lũ lụt nối tiếp lũ lụt. Miền Trung Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng chưa bao giờ phải hứng chịu thiên tai dồn dập khủng khiếp đến mức chỉ trong vòng trên dưới một tháng mà có đến sáu cơn bão mạnh với hai áp thấp nhiệt đới, đã cướp đi nhiều sinh mạng và xóa sạch tài sản của những con người suốt một đời chắt chiu dành dụm xây cất lên...
PHẠM XUÂN PHỤNG
Một buổi chiều năm 1968, chúng tôi nhận lệnh tập trung tại một khu vườn thuộc làng (nay là phường) Kim Long.
HỒ ĐĂNG THANH NGỌC
Mười năm trước đây, một sự kiện văn hóa diễn ra tại Huế đã khiến nhiều người ngạc nhiên và tự hào: Huế từng có Nhà xuất bản Tinh Hoa xuất bản các ấn phẩm âm nhạc sớm nhất toàn cõi Đông Dương, sự kiện Gala Tinh Hoa - Sông Hương nhằm tôn vinh Nhà xuất bản Tinh Hoa. Sự kiện đó đã làm rung động nhiều trái tim yêu âm nhạc, nhất là những ai mê lịch sử Tân nhạc Việt Nam.
NGUYỄN THỊ TÂM HẠNH
(Dẫn liệu từ tuần báo Phong Hóa và Ngày Nay [1932 - 1940])
HÀ LÂM KỲ
Hồi ký
NGUYỄN QUANG HÀ
Tôi vốn là người lính. Sau Mậu Thân 1968, một số phóng viên báo Cờ Giải Phóng - Huế hy sinh, một số bị thương ra Bắc, tôi được thành đội trưởng Huế cử biệt phái sang làm phóng viên báo Cờ Giải Phóng, sau mấy năm thì trở thành phóng viên thật sự.
Kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế (18/9/1945 - 18/9/2020)
DƯƠNG PHƯỚC THU
NGUYỄN KHẮC PHÊ
"Đồng Khánh - mái trường xưa" là tên tập đặc san được phát hành tại Huế nhân kỷ niệm 75 năm ngày thành lập trường Đồng Khánh vào đầu tháng ba này.
Kỷ niệm 75 năm Cách mạng tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2020) và Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2020)
DƯƠNG HOÀNG
BỬU Ý
Ngược dòng thời gian, nhẩm tính lại, tôi gặp Nguyễn Đức Sơn lần đầu tiên lúc nào? Chắc hẳn là dịp tôi làm thư ký tòa soạn cho tạp chí Mai.