Dạ thưa mạ Bảy kính yêu

15:45 06/12/2024
Sau cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 9 năm, kết thúc bằng Điện Biên Phủ lẫy lừng, chờ tổng tuyển cử sau Hiệp định Genève hai năm mòn mỏi, quân dân ta còn phải trường kỳ kháng Mỹ dài mấy mươi năm.

Làm sao quên ngày đêm nơi ấp chiến lược đầy dây thép gai. Cổng ấp có quân tự vệ gác. Dân trong ấp, chia ra sống từng nhóm để quản lý nhau. Đến giờ trống, kẻng đánh dân mới được ra đồng. Dân đi chợ về luôn nằm trong tầm kiểm soát, được mua bao nhiêu hàng vừa với số người trong từng hộ, không được mua nhiều, ai mua nhiều bị nghi là để tiếp tế cho Việt cộng. Tối đến, nhà nào cũng phải thắp đèn sáng trưng, không cho Việt cộng về làng. Tuy vậy, dù tình hình rất căng thẳng, ấp chiến lược mình vẫn có hầm bí mật. Trai tráng khỏe mạnh lên rừng theo quân giải phóng. Phụ nữ và những hạt nhân yêu nước tụ hội tổ chức đội du kích, tìm cách đón anh em giải phóng vào làng, tiếp tục vận động nhân dân theo cách mạng.

Làm sao quên được, có một đêm địch không về, nhà nào cũng chỉ thắp đèn le lói. Thấy thuận lợi, một tổ ba người của trinh sát đặc công về vùng sâu để chuẩn bị một trận đánh theo kế hoạch mở chiến trường. Và tổ trinh sát nằm lại trong hầm bí mật nhà mạ Bảy.

Ngay hôm sau, một tiểu đội địch về ấp, hẳn là theo tin của điệp báo của ấp, xông thẳng vào nhà mạ Bảy. Chúng bắt ngay mạ ra, tên đồn trưởng hỏi ngay:

- Đêm qua Việt cộng về ấp phải không?

Mạ trả lời:

- Có, đêm qua tui có gặp họ đi ngoài đường.

- Mấy người?

- Tui thấy họ chỉ có ba người.

Tên đồn trưởng hỏi tiếp:

- Mệ thấy họ vào những nhà nào?

Mạ đáp:

- Cái đó thì tui không biết.

- Dân nói cho chúng tôi biết bọn Việt cộng này vào nhà mệ, và có thể ở ngay trong nhà mệ.

- Nhà tui đây, không có ai hết. Các ông cứ tìm đi. Nếu có Việt cộng trong nhà này thì các ông cứ giết tui đi.

- Được. Bắt được Việt cộng trong nhà này chúng tôi sẽ giết mệ. Điều quan trọng là chúng tôi cần mệ khai ra.

- Tôi không có chi để khai cả. Không tin ông cứ cho người tìm khắp nhà tôi đi.

Lập tức cả tiểu đội tung quân ra vườn, ra bờ tre, lùng sục lung tung nhưng không thấy gì.

Tên đồn trưởng nhìn thẳng vào mặt mệ:

- Bây giờ đến lượt chúng tôi phải tra hỏi mệ.

Nói xong, tên đồn trưởng sai lính gỡ một tấm tôn trên mái nhà, rồi lấy hai chiếc mễ trong tấm phản ra, đặt tấm tôn trên hai tấm mễ ấy, bắt mệ nằm lên trên.

Chúng không lấy gậy gộc đập mệ, mà chúng lấy lửa từ ngoài vào, châm lửa từng bó rơm, đặt gần tấm tôn. Rõ ràng chúng muốn làm cho tôn nóng lên, mạ không chịu được, mạ phải khai ra.

Tấm tôn mỗi lúc một nóng dần lên, mạ vẫn nằm yên không hề nhúc nhích.

Thấy đã đến lúc mạ phải khai báo, tên đồn trưởng nói:

- Mệ thấy nóng chưa?

- Rất nóng rồi. - Mạ đáp.

- Nếu không khai ra, sẽ đốt nóng nữa.

- Tui không có chi để khai ra.

Chúng tiếp tục đốt lửa bên tấm tôn. Mạ nằm im. Chừng mười lăm phút sau, tên đồn trưởng lại hỏi:

- Mệ có khai ra không?

Không có tiếng trả lời. Thấy mạ nằm im, chúng đến lay lay vai mạ, mạ người như cứng hẳn ra. Tên lính hốt hoảng:

- E mệ chết rồi.

Chúng tắt lửa lay gọi mạ. Mạ đã chết thật rồi. Chúng không nói một tiếng nào, mà hốt hoảng chạy về đồn. Thấy chúng đi hết, bà con chạy đến bên mạ, đau đớn kêu lên:

- Chúng đốt mạ Bảy chết rồi.

Mọi người khiêng mạ Bảy vô trong nhà, tắm rửa thay quần áo cho mạ, phân công nhau, lo việc hậu sự cho mạ. Người mở nắp hầm bí mật nằm ngay dưới bàn thờ tổ tiên, báo cho các anh trinh sát đặc công biết:

- Mạ bị chúng đốt lửa tra tấn, mạ không hề khai, giờ mạ chết rồi. Các anh cứ nằm yên dưới đó, nếu không lúc dân làng đến đông sẽ lộ bí mật.

Các anh trinh sát gật đầu:

- Dạ, chúng tôi hiểu.

Chỉ trong một buổi chiều, đám tang mạ đã chuẩn bị xong. Tối, khi đã vắng khách, các anh du kích đón các anh trinh sát lên để các anh ấy được bái biệt mạ Bảy. Các anh đứng quanh quan tài mạ, nghẹn ngào rưng rưng nước mắt:

- Thưa mạ, chúng con sẽ trả thù cho mạ. Vì chúng con mà mạ phải hy sinh. Đất nước có những tấm lòng như mạ, chúng ta nhất định sẽ thắng lợi mạ ạ.

Không đợi đến ngày đưa tang mạ, các anh trinh sát, nhờ các anh du kích vẽ sơ đồ rồi đưa đi trinh sát đồn Tân Lai. Đó là cái đồn cách làng hơn một cây số, được làm lại trên nền lô-cốt Pháp xưa, bên cạnh là hai nhà cấp 4 cho lính ở.

Sau đó các anh cử người về đơn vị nhanh chóng lấy súng B41. Ngày mai, mọi người trong làng sẽ đưa mạ về nơi an nghỉ cuối cùng. Chừng 4 giờ sáng, chờ các lính trong đồn ngủ say, từ một điểm cao, các anh bắn ba quả đạn B41 vào đồn Tân Lai. Hoàn thành nhiệm vụ, các anh trở về hầm bí mật. Đồn bị sụp đổ hoàn toàn.

Trận đánh đồn địch chết mười người bởi B41, trong ấy có tên đồn trưởng ác ôn. Còn mười người lính bị thương đã được đưa đi viện. Ngày thảm bại của địch ở đồn Tân Lai.

Các anh du kích rất thận trọng, thấy đúng thời điểm có thể, mới đưa các anh trinh sát ra thắp hương trên mộ mạ Bảy. Cả ba anh đều chắp tay, nói với mạ:

- Mạ ơi, vì chúng con mà mạ đã hy sinh. Chúng con sẽ chiến đấu kiên cường để luôn xứng đáng với sự hy sinh của mạ và của bao người như mạ Bảy của chúng con.

N.Q.H
(TCSH429/11-2024)

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
  • TRẦN NGUYÊN HÀO  

    Lòng nhân ái của Bác Hồ dành cho mọi người dân Việt Nam; tình yêu thương ở Bác lan tỏa đến những người nô lệ mất nước và những người cùng khổ trên khắp thế gian, cho những người da đen bị phân biệt chủng tộc, cho cả những người da trắng bần cùng, cho những người phụ nữ các nước đế quốc thực dân có chồng con bị đưa sang Việt Nam và nước thuộc địa làm bia đỡ đạn; và cho cả chính những người lính ở bị đưa đi đánh nhau và nhận những cái chết oan uổng trong các cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa.

  • HÀN NHÃ LẠC

    Thêm một giọng ca tài danh từng tôn cao giá trị di sản ca Huế vừa ra đi: nghệ sĩ nhân dân Minh Mẫn vừa qua đời ngày 13 tháng ba năm 2018, nhằm ngày 26 tháng giêng âm lịch.

  • ĐẠI HỘI VHNT THỪA THIÊN HUẾ LẦN THỨ NHẤT

    (Trích bài phát biểu của đồng chí Vũ Thắng, nguyên ủy viên BCH Trung ương Đảng CSVN, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế tại Đại Hội)

  • HÒA ÁI   

    Đến nay, những bài thơ chúc Tết của Hồ Chủ tịch đã trở thành di sản của dân tộc. Những bài thơ chúc Tết của Bác trong mỗi dịp Tết đều toát lên tư tưởng chỉ đạo của Đảng ta trong một giai đoạn lịch sử.

  • PHẠM PHÚ PHONG
              Du ký  

    Do cách chia thời gian theo ngày tháng, người ta thường coi thời gian trôi/ đi qua, nhưng thực ra thời gian vẫn đứng yên đó thôi, chỉ có con người và vạn vật trôi qua dưới con mắt chăm chú, kiên trì và nhẫn nại của thời gian.

  • TRẦN THỊ KIÊN TRINH

    Là em gái của anh nhưng khi tôi được sinh ra anh đã tròn hai mươi tuổi. Những gì nhớ về anh chỉ là ký ức tuổi thơ trong khu vườn tranh thỉnh thoảng anh về.

  • LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG  
       (Viết từ lời kể của cựu chiến binh Đặng Hà)

    Tôi tình cờ đọc được thông tin Hải quân Mỹ lấy thành phố Huế để đặt tên cho một tuần dương hạm mang tên USS Hue City (CG-66). Tuần dương hạm này thuộc lớp Ticonderoga, trang bị tên lửa, gắn với trận đánh Trung đoàn 1, Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ tham chiến Huế vào dịp Tết Mậu Thân.

  • NGUYỄN TỰ LẬP  

    Cuộc Tổng công kích - Tổng khởi nghĩa Tết Mậu Thân 1968 của quân và dân ta trên chiến trường miền Nam cách đây tròn nửa thế kỷ (1968 - 2018).

  • Những tượng đài thiêng liêng trong lòng dân Quảng Điền   

    NGUYỄN QUANG HÀ
                             Bút ký 

  • Thái độ về cuộc Cần Vương

    Người thẩm vấn (NTV): Ông có phải là kẻ hâm mộ người anh hùng cuối cùng trong cuộc tử chiến chống người Pháp đó không?

  • CHƯƠNG THÂU

    Hồ sơ Thẩm vấn là tập tài liệu khá khá dày dặn của Hội đồng xử án Tòa Đề hình của chính quyền thực dân để chuẩn bị xử Phan Bội Châu vào ngày 23/11/1925 tại Hà Nội.

  • LTS: Kỷ niệm 150 năm ngày sinh của chí sĩ Phan Bội Châu, Sông Hương được tiếp cận với bản thảo “Vụ án Phan Bội Châu năm 1925: Hồ sơ thẩm vấn”. Đây là nguồn tư liệu quý, nằm trong tập Bổ di II lần đầu được công bố về vụ án chí sĩ Phan Bội Châu.

  • Cuối mùa hè năm 1978 chúng tôi là lứa lưu học sinh đầu tiên được tới Liên Xô bằng máy bay, trước đây chỉ đi bằng tàu hỏa liên vận qua Bắc Kinh. Đối với nhiều người Việt Nam lúc bấy giờ, nhất là những người lính sau mấy năm chỉ sống ở núi rừng, Moscow thực sự là thiên đường.

  • DƯƠNG PHƯỚC THU

    Dưới thời Pháp thuộc, những năm đầu thế kỷ XX, để ra được một tờ báo - mà lại báo tiếng Việt do người Việt quản lý tại Kinh đô Huế quả thực nhiêu khê và vô cùng khó khăn, phức tạp.

  • ĐẶNG NHẬT MINH

    Tôi vẫn còn nhớ đinh ninh cảnh quay đầu tiên của phim Cô gái trên sông vào tháng 10 năm 1987 là cảnh Liên, nhà báo nữ (do Hà Xuyên đóng) đến bệnh viện Huế tìm gặp Nguyệt (do Minh Châu đóng).

  • THÁI KIM LAN

    Con đường ấy, từ dốc cầu Gia Hội đổ xuống, dọc theo con sông nhánh trước kia còn gọi là sông Đông Ba, Hàng Đường, rồi Bạch Đằng, lấy tên dòng sông chảy qua chùa Diệu Đế, qua cầu Đồng Ba, về Bao Vinh, ngã Ba Sình, con đường mang nhiều vẻ lạ, nó mang phố về biển khơi và chuyên chở tứ xứ về kinh thành, vốn là phố cổ một thời với những căn nhà gỗ kiến trúc thuần Huế, nơi những gia đình thượng lưu, quý tộc định cư  một thời quan quan thư cưu

  • DƯƠNG PHƯỚC THU

    Ngay sau Cách mạng Tháng Tám thành công, Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời, nhận chỉ thị của Hồ Chủ tịch, đại diện Ủy ban Nhân dân lâm thời Thừa Thiên và Ủy ban Nhân dân Trung Bộ đóng tại Huế đã đến mời cụ Huỳnh Thúc Kháng, một tiến sĩ Nho học yêu nước, một nhà báo nổi tiếng, một người không đảng phái ra Hà Nội gặp cụ Hồ.

  • HƯƠNG CẦN

    Vài năm lại đây, báo chí thường nhắc đến ông hai lúa Bùi Hiển (Thủ Dầu Một, Bình Dương) tự chế thành công chiếc máy bay trực thăng vào năm 2012, ông làm chiếc thứ hai vào năm 2014.

  • VŨ HẢO

    Tháng Tám năm 1945 đã trở thành mốc son chói lọi, vẻ vang trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Cách mạng tháng Tám thành công đã phá tan xiềng xích của thực dân, phát xít, lật đổ chế độ phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước của dân, do dân và vì dân.

  • Kỷ niệm 100 năm Trường Đồng Khánh 

    BÙI KIM CHI