Làm sao quên ngày đêm nơi ấp chiến lược đầy dây thép gai. Cổng ấp có quân tự vệ gác. Dân trong ấp, chia ra sống từng nhóm để quản lý nhau. Đến giờ trống, kẻng đánh dân mới được ra đồng. Dân đi chợ về luôn nằm trong tầm kiểm soát, được mua bao nhiêu hàng vừa với số người trong từng hộ, không được mua nhiều, ai mua nhiều bị nghi là để tiếp tế cho Việt cộng. Tối đến, nhà nào cũng phải thắp đèn sáng trưng, không cho Việt cộng về làng. Tuy vậy, dù tình hình rất căng thẳng, ấp chiến lược mình vẫn có hầm bí mật. Trai tráng khỏe mạnh lên rừng theo quân giải phóng. Phụ nữ và những hạt nhân yêu nước tụ hội tổ chức đội du kích, tìm cách đón anh em giải phóng vào làng, tiếp tục vận động nhân dân theo cách mạng.
Làm sao quên được, có một đêm địch không về, nhà nào cũng chỉ thắp đèn le lói. Thấy thuận lợi, một tổ ba người của trinh sát đặc công về vùng sâu để chuẩn bị một trận đánh theo kế hoạch mở chiến trường. Và tổ trinh sát nằm lại trong hầm bí mật nhà mạ Bảy.
Ngay hôm sau, một tiểu đội địch về ấp, hẳn là theo tin của điệp báo của ấp, xông thẳng vào nhà mạ Bảy. Chúng bắt ngay mạ ra, tên đồn trưởng hỏi ngay:
- Đêm qua Việt cộng về ấp phải không?
Mạ trả lời:
- Có, đêm qua tui có gặp họ đi ngoài đường.
- Mấy người?
- Tui thấy họ chỉ có ba người.
Tên đồn trưởng hỏi tiếp:
- Mệ thấy họ vào những nhà nào?
Mạ đáp:
- Cái đó thì tui không biết.
- Dân nói cho chúng tôi biết bọn Việt cộng này vào nhà mệ, và có thể ở ngay trong nhà mệ.
- Nhà tui đây, không có ai hết. Các ông cứ tìm đi. Nếu có Việt cộng trong nhà này thì các ông cứ giết tui đi.
- Được. Bắt được Việt cộng trong nhà này chúng tôi sẽ giết mệ. Điều quan trọng là chúng tôi cần mệ khai ra.
- Tôi không có chi để khai cả. Không tin ông cứ cho người tìm khắp nhà tôi đi.
Lập tức cả tiểu đội tung quân ra vườn, ra bờ tre, lùng sục lung tung nhưng không thấy gì.
Tên đồn trưởng nhìn thẳng vào mặt mệ:
- Bây giờ đến lượt chúng tôi phải tra hỏi mệ.
Nói xong, tên đồn trưởng sai lính gỡ một tấm tôn trên mái nhà, rồi lấy hai chiếc mễ trong tấm phản ra, đặt tấm tôn trên hai tấm mễ ấy, bắt mệ nằm lên trên.
Chúng không lấy gậy gộc đập mệ, mà chúng lấy lửa từ ngoài vào, châm lửa từng bó rơm, đặt gần tấm tôn. Rõ ràng chúng muốn làm cho tôn nóng lên, mạ không chịu được, mạ phải khai ra.
Tấm tôn mỗi lúc một nóng dần lên, mạ vẫn nằm yên không hề nhúc nhích.
Thấy đã đến lúc mạ phải khai báo, tên đồn trưởng nói:
- Mệ thấy nóng chưa?
- Rất nóng rồi. - Mạ đáp.
- Nếu không khai ra, sẽ đốt nóng nữa.
- Tui không có chi để khai ra.
Chúng tiếp tục đốt lửa bên tấm tôn. Mạ nằm im. Chừng mười lăm phút sau, tên đồn trưởng lại hỏi:
- Mệ có khai ra không?
Không có tiếng trả lời. Thấy mạ nằm im, chúng đến lay lay vai mạ, mạ người như cứng hẳn ra. Tên lính hốt hoảng:
- E mệ chết rồi.
Chúng tắt lửa lay gọi mạ. Mạ đã chết thật rồi. Chúng không nói một tiếng nào, mà hốt hoảng chạy về đồn. Thấy chúng đi hết, bà con chạy đến bên mạ, đau đớn kêu lên:
- Chúng đốt mạ Bảy chết rồi.
Mọi người khiêng mạ Bảy vô trong nhà, tắm rửa thay quần áo cho mạ, phân công nhau, lo việc hậu sự cho mạ. Người mở nắp hầm bí mật nằm ngay dưới bàn thờ tổ tiên, báo cho các anh trinh sát đặc công biết:
- Mạ bị chúng đốt lửa tra tấn, mạ không hề khai, giờ mạ chết rồi. Các anh cứ nằm yên dưới đó, nếu không lúc dân làng đến đông sẽ lộ bí mật.
Các anh trinh sát gật đầu:
- Dạ, chúng tôi hiểu.
Chỉ trong một buổi chiều, đám tang mạ đã chuẩn bị xong. Tối, khi đã vắng khách, các anh du kích đón các anh trinh sát lên để các anh ấy được bái biệt mạ Bảy. Các anh đứng quanh quan tài mạ, nghẹn ngào rưng rưng nước mắt:
- Thưa mạ, chúng con sẽ trả thù cho mạ. Vì chúng con mà mạ phải hy sinh. Đất nước có những tấm lòng như mạ, chúng ta nhất định sẽ thắng lợi mạ ạ.
Không đợi đến ngày đưa tang mạ, các anh trinh sát, nhờ các anh du kích vẽ sơ đồ rồi đưa đi trinh sát đồn Tân Lai. Đó là cái đồn cách làng hơn một cây số, được làm lại trên nền lô-cốt Pháp xưa, bên cạnh là hai nhà cấp 4 cho lính ở.
Sau đó các anh cử người về đơn vị nhanh chóng lấy súng B41. Ngày mai, mọi người trong làng sẽ đưa mạ về nơi an nghỉ cuối cùng. Chừng 4 giờ sáng, chờ các lính trong đồn ngủ say, từ một điểm cao, các anh bắn ba quả đạn B41 vào đồn Tân Lai. Hoàn thành nhiệm vụ, các anh trở về hầm bí mật. Đồn bị sụp đổ hoàn toàn.
Trận đánh đồn địch chết mười người bởi B41, trong ấy có tên đồn trưởng ác ôn. Còn mười người lính bị thương đã được đưa đi viện. Ngày thảm bại của địch ở đồn Tân Lai.
Các anh du kích rất thận trọng, thấy đúng thời điểm có thể, mới đưa các anh trinh sát ra thắp hương trên mộ mạ Bảy. Cả ba anh đều chắp tay, nói với mạ:
- Mạ ơi, vì chúng con mà mạ đã hy sinh. Chúng con sẽ chiến đấu kiên cường để luôn xứng đáng với sự hy sinh của mạ và của bao người như mạ Bảy của chúng con.
N.Q.H
(TCSH429/11-2024)
NGÔ THỊ Ý NHI
Ở Huế, có những buổi sáng cứ thích nằm nghe tiếng con nít rủ nhau đến trường ríu rít như chim. Bình yên đến lạ! Thành phố nhỏ bé, nhịp sống không vội vàng, những con đường hiền lành, êm ả trẻ con dễ dàng đi bộ.
Kỷ niệm 30 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2019) và 75 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2019)
PHẠM THUẬN THÀNH
NGUYỄN ĐẮC XUÂN
Năm Nhâm Tý (1672), chúa Trịnh xua 180 ngàn quân vào Nam, có ý vượt sông Gianh đánh chúa Nguyễn. Trấn thủ Bố Chính là Nguyễn Triều Văn hoảng sợ chạy vô Kim Long cấp báo với Hiền Vương (tức chúa Nguyễn Phúc Tần).
TÔN THẤT BÌNH
BÙI KIM CHI
Ngày xưa, cách đây 60 năm, ở đường Duy Tân Huế từ cầu Trường Tiền đi xuống, qua khỏi Morin (cũ), đi một đoạn, có một địa điểm mang cái tên nghe là lạ Ngọ Phạn Điếm. Càng lạ và đặc biệt hơn nữa, Ngọ Phạn Điếm chỉ đón khách vào ăn một bữa trưa (demi-pension) trong ngày là học sinh của Trường Nữ Trung học Đồng Khánh Huế mà thôi.
LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
Bút ký
KỶ NIỆM 20 NĂM CƠN LŨ LỊCH SỬ 1999
TRẦN PHƯƠNG TRÀ
NGUYỄN DƯ
Ngày xưa thi đỗ tiến sĩ… sướng lắm!
Nghe đồn như vậy. Ít ra cũng được vua biết mặt chúa biết tên. Được cả làng, cả tổng đón rước về tận nhà. Chữ nghĩa gọi là rước tiến sĩ vinh quy bái tổ.
PHI TÂN
Hồi trước, khi làng xã tôi còn đoàn đội tập thể hay hợp tác xã sản xuất nông nghiệp thì đàn trâu ở làng cũng của hợp tác luôn. Trâu được các hộ xã viên nhận về nuôi để ăn chia công điểm. Nhà mô có nuôi trâu thì con cháu trong nhà phải nghỉ học sớm để chăn trâu hàng ngày.
HOÀNG THỊ NHƯ HUY
Ngày thơ ấu tôi đã bao lần ngủ ngon giấc trong lời ầu ơ của mẹ:
Kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969 - 2019) và 50 năm Ngày mất của Người (02/09)
HỒ NGỌC DIỆP
Kỷ Niệm 72 Năm Ngày Thương Binh - Liệt Sĩ (27/7/1947 - 27/7/2019)
PHẠM HỮU THU
DƯƠNG PHƯỚC THU
Nhà thơ, nhà cách mạng Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành, sinh ngày 4 tháng 10 năm 1920 tại làng Hội An, nơi xưa kia thường gọi là Faifô (vì làng này ở gần cửa Đại An nên quen gọi Hải Phố mà ra thế) nay Hội An đã lên cấp là thành phố thuộc tỉnh Quảng Nam; quê nội Nguyễn Kim Thành ở làng Phù Lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
NGUYỄN THƯỢNG HIỀN
Dáng thế của đồi Hà Khê như một con linh thú vừa tách khỏi đất mẹ, rời tổ uống mấy ngụm nước bên bờ dòng Linh Giang. Quay đầu hướng về quê mẹ, đất tổ Trường Sơn như một lời từ biệt, lòng rộn buồn vui. Một nhát gươm chí mạng của thuật sĩ Cao Biền, thân thú mang nặng vết thương vẫn còn hằn sâu ở chân đồi.
ELENA PUCILLO TRUONG
(Viết cho những người bạn cầm phấn)
Kỷ niệm Ngày báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6
NGUYỄN XUÂN HẢI
ĐÔNG HÀ
33 năm đổi mới trong Văn học Thừa Thiên Huế
NGUYỄN ĐỨC HÙNG
Một chiều cuối năm 2018, tôi nhận được tấm thiệp mời nhân dịp Lễ mừng tuổi chín mươi của nhà giáo Trần Thân Mỹ và kỷ niệm 65 năm ngày cưới của ông bà Trần Thân Mỹ và Dương Thị Kim Lan. Nếu tính từ mốc tôi được ông đặt bút ký vào hồ sơ chuyển ngành từ Quân đội về làm việc tại Phòng Văn hóa Thông tin (VHTT) thành phố Huế là tròn 35 năm, trong đó có 7 năm (1983 - 1990) tôi được làm việc trực tiếp với ông trước khi ông nghỉ hưu. Ông là vị thủ trưởng khả kính đầu tiên của tôi, là người đã giáo dục, đào tạo và có ảnh hưởng rất lớn đối với tôi.
VŨ SỰ
Ngày xưa, chuyện “chồng già vợ trẻ” cũng là chuyện thường tình. Xứ Huế đầu thế kỷ 20, cũng có những chuyện thường tình như thế. Nhưng trong những chuyện thường tình ấy, cũng có vài chuyện “không thường tình”, ngẫm lại cũng vui.