Làm sao quên ngày đêm nơi ấp chiến lược đầy dây thép gai. Cổng ấp có quân tự vệ gác. Dân trong ấp, chia ra sống từng nhóm để quản lý nhau. Đến giờ trống, kẻng đánh dân mới được ra đồng. Dân đi chợ về luôn nằm trong tầm kiểm soát, được mua bao nhiêu hàng vừa với số người trong từng hộ, không được mua nhiều, ai mua nhiều bị nghi là để tiếp tế cho Việt cộng. Tối đến, nhà nào cũng phải thắp đèn sáng trưng, không cho Việt cộng về làng. Tuy vậy, dù tình hình rất căng thẳng, ấp chiến lược mình vẫn có hầm bí mật. Trai tráng khỏe mạnh lên rừng theo quân giải phóng. Phụ nữ và những hạt nhân yêu nước tụ hội tổ chức đội du kích, tìm cách đón anh em giải phóng vào làng, tiếp tục vận động nhân dân theo cách mạng.
Làm sao quên được, có một đêm địch không về, nhà nào cũng chỉ thắp đèn le lói. Thấy thuận lợi, một tổ ba người của trinh sát đặc công về vùng sâu để chuẩn bị một trận đánh theo kế hoạch mở chiến trường. Và tổ trinh sát nằm lại trong hầm bí mật nhà mạ Bảy.
Ngay hôm sau, một tiểu đội địch về ấp, hẳn là theo tin của điệp báo của ấp, xông thẳng vào nhà mạ Bảy. Chúng bắt ngay mạ ra, tên đồn trưởng hỏi ngay:
- Đêm qua Việt cộng về ấp phải không?
Mạ trả lời:
- Có, đêm qua tui có gặp họ đi ngoài đường.
- Mấy người?
- Tui thấy họ chỉ có ba người.
Tên đồn trưởng hỏi tiếp:
- Mệ thấy họ vào những nhà nào?
Mạ đáp:
- Cái đó thì tui không biết.
- Dân nói cho chúng tôi biết bọn Việt cộng này vào nhà mệ, và có thể ở ngay trong nhà mệ.
- Nhà tui đây, không có ai hết. Các ông cứ tìm đi. Nếu có Việt cộng trong nhà này thì các ông cứ giết tui đi.
- Được. Bắt được Việt cộng trong nhà này chúng tôi sẽ giết mệ. Điều quan trọng là chúng tôi cần mệ khai ra.
- Tôi không có chi để khai cả. Không tin ông cứ cho người tìm khắp nhà tôi đi.
Lập tức cả tiểu đội tung quân ra vườn, ra bờ tre, lùng sục lung tung nhưng không thấy gì.
Tên đồn trưởng nhìn thẳng vào mặt mệ:
- Bây giờ đến lượt chúng tôi phải tra hỏi mệ.
Nói xong, tên đồn trưởng sai lính gỡ một tấm tôn trên mái nhà, rồi lấy hai chiếc mễ trong tấm phản ra, đặt tấm tôn trên hai tấm mễ ấy, bắt mệ nằm lên trên.
Chúng không lấy gậy gộc đập mệ, mà chúng lấy lửa từ ngoài vào, châm lửa từng bó rơm, đặt gần tấm tôn. Rõ ràng chúng muốn làm cho tôn nóng lên, mạ không chịu được, mạ phải khai ra.
Tấm tôn mỗi lúc một nóng dần lên, mạ vẫn nằm yên không hề nhúc nhích.
Thấy đã đến lúc mạ phải khai báo, tên đồn trưởng nói:
- Mệ thấy nóng chưa?
- Rất nóng rồi. - Mạ đáp.
- Nếu không khai ra, sẽ đốt nóng nữa.
- Tui không có chi để khai ra.
Chúng tiếp tục đốt lửa bên tấm tôn. Mạ nằm im. Chừng mười lăm phút sau, tên đồn trưởng lại hỏi:
- Mệ có khai ra không?
Không có tiếng trả lời. Thấy mạ nằm im, chúng đến lay lay vai mạ, mạ người như cứng hẳn ra. Tên lính hốt hoảng:
- E mệ chết rồi.
Chúng tắt lửa lay gọi mạ. Mạ đã chết thật rồi. Chúng không nói một tiếng nào, mà hốt hoảng chạy về đồn. Thấy chúng đi hết, bà con chạy đến bên mạ, đau đớn kêu lên:
- Chúng đốt mạ Bảy chết rồi.
Mọi người khiêng mạ Bảy vô trong nhà, tắm rửa thay quần áo cho mạ, phân công nhau, lo việc hậu sự cho mạ. Người mở nắp hầm bí mật nằm ngay dưới bàn thờ tổ tiên, báo cho các anh trinh sát đặc công biết:
- Mạ bị chúng đốt lửa tra tấn, mạ không hề khai, giờ mạ chết rồi. Các anh cứ nằm yên dưới đó, nếu không lúc dân làng đến đông sẽ lộ bí mật.
Các anh trinh sát gật đầu:
- Dạ, chúng tôi hiểu.
Chỉ trong một buổi chiều, đám tang mạ đã chuẩn bị xong. Tối, khi đã vắng khách, các anh du kích đón các anh trinh sát lên để các anh ấy được bái biệt mạ Bảy. Các anh đứng quanh quan tài mạ, nghẹn ngào rưng rưng nước mắt:
- Thưa mạ, chúng con sẽ trả thù cho mạ. Vì chúng con mà mạ phải hy sinh. Đất nước có những tấm lòng như mạ, chúng ta nhất định sẽ thắng lợi mạ ạ.
Không đợi đến ngày đưa tang mạ, các anh trinh sát, nhờ các anh du kích vẽ sơ đồ rồi đưa đi trinh sát đồn Tân Lai. Đó là cái đồn cách làng hơn một cây số, được làm lại trên nền lô-cốt Pháp xưa, bên cạnh là hai nhà cấp 4 cho lính ở.
Sau đó các anh cử người về đơn vị nhanh chóng lấy súng B41. Ngày mai, mọi người trong làng sẽ đưa mạ về nơi an nghỉ cuối cùng. Chừng 4 giờ sáng, chờ các lính trong đồn ngủ say, từ một điểm cao, các anh bắn ba quả đạn B41 vào đồn Tân Lai. Hoàn thành nhiệm vụ, các anh trở về hầm bí mật. Đồn bị sụp đổ hoàn toàn.
Trận đánh đồn địch chết mười người bởi B41, trong ấy có tên đồn trưởng ác ôn. Còn mười người lính bị thương đã được đưa đi viện. Ngày thảm bại của địch ở đồn Tân Lai.
Các anh du kích rất thận trọng, thấy đúng thời điểm có thể, mới đưa các anh trinh sát ra thắp hương trên mộ mạ Bảy. Cả ba anh đều chắp tay, nói với mạ:
- Mạ ơi, vì chúng con mà mạ đã hy sinh. Chúng con sẽ chiến đấu kiên cường để luôn xứng đáng với sự hy sinh của mạ và của bao người như mạ Bảy của chúng con.
N.Q.H
(TCSH429/11-2024)
NGUYỄN QUANG HÀ
Để giữ gìn thành phố Huế, chính quyền miền Nam tổ chức nhiều đồn bốt để bảo vệ. Ở phía Nam Huế có đồn An Cựu gần núi Ngự Bình.
HUY CẬN - XUÂN DIỆU
(Trích)
DƯƠNG PHƯỚC THU
Ngày 22/7/2021, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức buổi tọa đàm khoa học lấy ý kiến cho Đề án xây dựng Phòng Truyền thống Văn học Nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế, kể từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay.
DƯƠNG HOÀNG
Trải qua những năm tháng đấu tranh giải phóng dân tộc tập hợp dưới ngọn cờ của Mặt trận Dân tộc Thống nhất, nhân dân Thừa Thiên Huế đã từng bước được rèn luyện, thử thách trong gian khó và cùng lớn lên với những tên gọi, những hoạt động, nhiệm vụ cũng thay đổi qua từng giai đoạn để phù hợp hơn với hoàn cảnh thực tại của phong trào cách mạng.
HÀ KHÁNH LINH
Còn sống sót sau 30/4/1975 chúng tôi thường tìm đến nhau dẫu có người thân thể không còn nguyên vẹn, hoặc mắc một số bệnh nào đó do di chứng của chất độc hóa học màu da cam Diocine của Mỹ, hoặc bị sốt rét ác tính, hoặc bị tra tấn khi rơi vào tay giặc…
NGUYỄN QUANG HÀ
Chừng 9 giờ tối anh em du kích ra đón chúng tôi ở nghĩa trang làng.
PHƯỚC HOÀNG
Ngày 23 tháng 8 năm 1945, tại sân vận động Huế, trước sự chứng kiến của hơn một vạn người, nhà thơ Tố Hữu, Chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa Thừa Thiên tuyên bố, chính quyền đã về tay nhân dân, đồng thời ra mắt Ủy ban Nhân dân Cách mạng lâm thời Thừa Thiên.
MẶC HY
(Nhớ về nhạc sĩ Nguyễn Hồng và các bạn văn nghệ hy sinh 40 năm trước)
MINH ĐẠO
Khi tôi viết nhưng dòng này, tôi không còn nhìn thấy gì nữa. Bóng tối bao phủ lấy tôi đã 10 năm qua rồi.
DƯƠNG PHƯỚC THU
Nhà báo - Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tên khai sinh Võ Giáp, sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911, tại làng An Xá, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình nhà nho yêu nước, mà thân phụ là một “thầy đồ” trường huyện.
XUÂN HOÀNG
Hồi ký
(Trích Chương V, tập II - "Trường tư thục Thuận Hóa")
PHẠM PHÚ PHONG
Người già thường hay nghĩ ngợi về quá khứ. Không biết có phải vì thế hay không mà khi đọc lại Biên niên Sông Hương[1], tôi bỗng nhớ đến một cuộc hội thảo về Tạp chí Sông Hương diễn ra cách đây gần tròn 37 năm.
VŨ THỊ THANH LOAN
1. Lemur Nguyễn Cát Tường là một họa sĩ trẻ tài năng của khóa IV trường Mỹ thuật Đông Dương (1928 - 1933). Sau khi tốt nghiệp, ông thường xuyên cộng tác với báo Phong Hóa, Ngày Nay của Tự Lực Văn Đoàn.
HOÀNG THỊ NHƯ HUY
Chiếc áo dài đầu tiên đời tôi được mẹ may vào năm tôi lên Đệ Thất (lớp 6 bây giờ). Biết nói sao niềm vui sướng của tôi khi lần đầu mặc chiếc áo dài ấy!
TRẦN TRUNG SÁNG
Khoảng mùa đông 1970 - 1971, khi đang còn đang học lớp 10, trong một chuyến phiêu lưu lãng mạn và rồ dại nhất của tuổi thiếu niên, tôi có lần lạc bước đến một xóm nhỏ gần bên cầu Gia Hội, và đã gặp ông: họa sĩ Lê Vinh, người họa sĩ vẽ tranh xi-nê lừng danh nhất xứ Huế thời bấy giờ. Lúc này, ông chừng độ tuổi 30, người dong dỏng, tóc vuốt ngược, sơmi màu, quần jean, giày cổ cao, dáng dấp phong trần, như bước ra từ màn bạc!
HOÀNG PHƯỚC
Ngày 6 tháng 1 năm 1946, cuộc bầu cử Quốc hội khóa đầu tiên sau Cách mạng Tháng Tám đã thành công rực rỡ, tiếp đó, ngày 24 tháng 2 năm 1946, cử tri toàn tỉnh Thừa Thiên phấn khởi nô nức đi bầu Hội đồng Nhân dân tỉnh và Hội đồng Nhân dân thành phố Huế. Đây là ngày hội lớn chưa từng có trong lịch sử của toàn thể Nhân dân Việt Nam sau ngày đất nước được độc lập.
TRẦN NGUYÊN HÀO
Năm 1946, lần đầu tiên toàn thể người dân Việt Nam được hưởng và thực thi quyền làm chủ, tự do lựa chọn bầu ra những người đại diện xứng đáng gánh vác công việc chung của đất nước; cùng với đó là những tư tưởng về dân chủ, pháp quyền của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại bài học giá trị cho mai sau.
NGUYỄN ĐÌNH CHI
Hồi ký
KỶ NIỆM 102 NĂM NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH 19-5-1890 _ 19-5-1992.