Hội Văn nghệ kháng chiến Thừa Thiên

09:36 26/10/2020

Kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế (18/9/1945 - 18/9/2020)

DƯƠNG PHƯỚC THU

Tạp chí văn chương Quốc Kêu xuất bản tháng 5 năm 1948 ở Thừa Thiên

Sau ngày Huế vỡ mặt trận, đầu tháng 3 năm 1947, tất cả các cơ quan đoàn thể cách mạng của tỉnh Thừa Thiên được lệnh phải rút dần lên vùng rừng núi xây dựng căn cứ, lập chiến khu kháng chiến. Trước sức tấn công dữ dội, càn quét khốc liệt của thực dân Pháp, để bảo toàn lực lượng, trong quá trình rút lui, nhiều tổ chức đoàn thể, cơ quan hành chính cách mạng buộc phải chia nhỏ hoặc tạm thời giải thể. Trong bối cảnh ấy, Liên đoàn Văn hóa Cứu quốc Thừa Thiên (tiền thân của Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế ngày nay) được thành lập từ ngày 18/9/1945 và chỉ mới hoạt động được hơn một năm cũng đành phải giải thể, chuyển một số bộ phận cần thiết sang Ty Thông tin. Trước tình thế chiến tranh ác liệt ngày càng lan rộng, nhiều văn nghệ sĩ vẫn ở lại Thừa Thiên gác tạm bút để làm giao liên hoặc trực tiếp cầm súng chống Pháp, và cũng có nhiều văn nghệ sĩ được lệnh sơ tán ra vùng Thanh Nghệ Tĩnh. Chỉ một thời gian, số văn nghệ sĩ ở vùng tự do Thanh Nghệ Tĩnh nhanh chóng tập hợp lại để thành lập một tổ chức mới: Hội Văn nghệ kháng chiến khu IV.

Do yêu cầu của cách mạng, từ ngày 15 đến ngày 18 tháng 3 năm 1948, Ban Vận động thành lập Hội Văn nghệ kháng chiến khu IV do các nhà văn Đặng Thai Mai, Nguyễn Xuân Sanh, Lưu Quý Kỳ, Nguyễn Đức Quýnh cùng phụ trách đã tiến hành tổ chức Hội nghị lần thứ I - do tính chất và nội dung quan trọng của Hội nghị này được xem như Đại hội. Ngoài số đại biểu chính thức, Hội nghị được đón các vị đại diện cho các cơ quan chính quyền và đoàn thể như: cụ Hồ Tùng Mậu, Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến kiêm Hành chính khu IV; cụ Nguyễn Đình Ngân, Giám đốc Viện Văn hóa Trung Bộ; cụ Tôn Quang Phiệt, Phó Trưởng ban Thường trực Quốc hội; cụ Võ Liêm Sơn, Chủ tịch Hội Liên Việt khu IV; cụ Trần Đình Đàn, Giám đốc Sở Bình dân học vụ Trung Bộ; ông Trung đoàn trưởng Hùng Sơn thay mặt bộ đội, v.v1

Hội nghị đã bầu một Ban Giám đốc, ra bản Tuyên ngôn, thành lập Đoàn Văn nghệ kháng chiến khu IV. Ban Giám đốc (tương tự như Ban chấp hành ngày nay) gồm: Bí thư đoàn có 3 vị: Đặng Thai Mai, Nguyễn Xuân Sanh, Trương Tửu và 4 Ủy viên: Đào Duy Anh phụ trách sưu tập tài liệu; Lưu Quý Kỳ, phụ trách xuất bản ấn loát; Nguyễn Lương Ngọc, phụ trách tài chính, phát hành; Nguyễn Đức Quýnh phụ trách kiểm tra, tuyên truyền.

Hội nghị thống nhất mời một Ban Cố vấn gồm: Về hội họa - Nguyễn Văn Tý; về âm nhạc - Lê Yến; về kịch nghệ - Nguyễn Tuân.

Đại diện Đoàn Văn nghệ khu IV ở các tỉnh: Nghệ An - Nguyễn Đức Thuyết; Hà Tĩnh - Bùi Hiển; Quảng Bình - Dương Tử Giang; Quảng Trị - Vĩnh Mai; Thừa Thiên - Lưu Trọng Lư.

Đoàn Văn nghệ kháng chiến khu IV bắt đầu hoạt động từ ngày 20 tháng 3 năm 1948. Chi nhánh của Đoàn ở các tỉnh có nhiệm vụ tổ chức những “cuộc gặp bạn”, thành lập đội nhóm ở cơ sở, động viên văn nghệ sĩ, báo chí đẩy mạnh sáng tác nhiều tác phẩm mới, tuyên truyền phục vụ kháng chiến.

Tháng 5 năm 1948, Hội Văn nghệ khu IV xuất bản tạp chí Sáng Tạo, số 1 cũng là số đặc biệt in toàn bộ nội dung về Hội nghị Văn nghệ kháng chiến lần thứ I, do Đào Duy Anh phụ trách, Nguyễn Xuân Sanh làm Thư ký tòa soạn.

Tại Thừa Thiên, suốt gần hai năm, từ tháng 3 năm 1947 đến tháng 8 năm 1948, trên danh nghĩa Hội Văn nghệ không tồn tại. Lực lượng văn nghệ sĩ các ngành: thơ ca, nhạc họa, nhiếp ảnh, vũ kịch, tuyên truyền… được bố trí sang hoạt động dưới sự quản lý “lỏng lẻo” của Ty Thông tin Tuyên truyền.

Bước qua năm 1949, tình hình chiến trường Thừa Thiên có nhiều thay đổi, các lực lượng vũ trang cách mạng không ngừng lớn mạnh, đánh thắng nhiều trận lớn gây tổn thất cho địch, buộc chúng phải co cụm, đồn trú chủ yếu quanh thị xã Thuận Hóa. Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng và của Tỉnh ủy Thừa Thiên thông qua Đề án Dân vận2, các tổ chức đoàn thể cách mạng cấp tỉnh và huyện ở Thừa Thiên dần dần được thành lập trở lại.

Phong trào văn hóa, bình dân học vụ ở vùng chiến khu từng bước phát triển. Phong trào văn nghệ gây dựng sôi nổi bằng những hình thức ra báo tường, báo tay, hò hát, ca dao, diễn kịch, các buổi nói chuyện văn thơ, cử cán bộ đi về đồng bằng, xâm nhập vào vùng nông thôn làm cho đời sống tinh thần của nhân dân vùng địch tạm chiếm tin tưởng vào kháng chiến, hướng về cách mạng. Trước nhu cầu khẩn thiết phải tổ chức, tập hợp giới văn nghệ sĩ thành một lực lượng mạnh của cách mạng, Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Thừa Thiên quyết định phải thành lập Hội Văn nghệ.

Trong nhiều văn bản của Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Thừa Thiên gửi Ủy ban kháng chiến Liên khu IV, báo cáo tình hình tỉnh Thừa Thiên từ ngày 1/1 đến 31/10/1949, cho biết vào tháng 8 năm 1949, “Hội Văn nghệ kháng chiến Thừa Thiên cũng mới thành lập ở tỉnh và các huyện đều có Ban trị sự, đã tổ chức được nhiều cuộc nói chuyện và ra bích báo như ở Quảng Điền, Phú Lộc3.

Hội Văn nghệ kháng chiến tỉnh Thừa Thiên được thành lập tháng 8 năm 1949 tại chiến khu Khe Rệ, Hương Trà, kế tục vai trò của Liên đoàn Văn hóa Cứu quốc trước đó do tình hình chiến tranh phải giải thể. Vì tính chất hoạt động văn nghệ kháng chiến, Hội Văn nghệ cấp tỉnh cũng tổ chức thành Đoàn Văn nghệ kháng chiến. Dưới Hội cấp tỉnh, cả sáu huyện (trừ thị xã Thuận Hóa) đều có Ban Trị sự4 hoạt động theo mô hình Đoàn Văn nghệ kháng chiến khu IV.

Kể từ tháng 3 năm 1948 đến hết năm 1950, ở Thừa Thiên có hai tổ chức văn nghệ cùng hoạt động: Chi nhánh Đoàn Văn nghệ kháng chiến khu IV do Lưu Trọng Lư phụ trách một thời gian và Đoàn Văn nghệ kháng chiến tỉnh Thừa Thiên.

Để có tài liệu tuyên truyền ở nội thành và chuẩn bị cho Hội Văn nghệ kháng chiến thành lập, từ tháng 5 năm 1948, những người hoạt động văn nghệ bí mật đã cho xuất bản tạp chí văn chương Quốc Kêu, mỗi tháng ra một kỳ do nhà thơ Kim Quân làm Chủ bút, ông Hà Văn Tự làm Chủ nhiệm. Tên tạp chí ẩn dụ tiếng kêu của loài chim quốc thay cho tiếng kêu của người dân mất nước, mất tự do trong vùng địch tạm chiếm. Về sau Quốc Kêu chuyển lên chiến khu ra được trên 10 số, phát hành về đồng bằng, chuyển vào nội thành thị xã. Nội dung kêu gọi nhân dân một lòng hướng về kháng chiến, về cách mạng giải phóng dân tộc.

Đối với cấp huyện, Hội Văn nghệ kháng chiến Quảng Điền ra báo tay Hồn Quê; Hội Văn nghệ kháng chiến Phú Lộc ra báo tay có tên Mầm Non5, in thơ văn, hò vè đưa vào phục vụ nhân dân vùng tạm chiếm.

Hội Văn nghệ kháng chiến, thông qua lực lượng văn nghệ sĩ đã đóng góp vai trò quan trọng của mình bằng hình thức sáng tạo nên những tác phẩm có giá trị phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân kháng chiến kiến quốc.

Đánh giá về phần văn nghệ giai đoạn này, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên, họp tháng

5 năm 1950 đã khẳng định: “Nhân dân đã ham thích văn nghệ. Nền văn nghệ tuyên truyền cũng đã có đà, đang lên cao nhưng tổ chức hướng dẫn còn thiếu, chưa làm cho nó phát triển mạnh mẽ kết quả hơn”…

Kể từ đây, Hội Văn nghệ hay Đoàn Văn nghệ kháng chiến Thừa Thiên bước sang một giai đoạn mới, sáng tác phục vụ kháng chiến kiến quốc theo chủ trương mới: “Tích cực chuyển mạnh sang tổng phản công”, “Tất cả cho tiền tuyến”, “Tất cả để chiến thắng thực dân Pháp”…


D.P.T
(SHSDB38/09-2020)

--------------
1. Tạp chí Sáng Tạo, số 1 ra tháng 5/1948.
2. Xem thêm Đề án Dân vận Hội nghị Tỉnh Đảng bộ Thừa Thiên tháng 4/1949.
3. Phong tài liệu tỉnh Thừa Thiên trước 1954, tại kho Trung tâm lữu trữ VP Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế.
4. Báo cáo của Ủy ban KCHC tỉnh Thừa Thiên, TL đã dẫn, tr. 21.
5. Báo cáo của Ủy ban KCHC tỉnh Thừa Thiên, TL đã dẫn, tr. 47.

 

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • TRẦN HUYỀN ÂN

  • Tôi thường hay nghĩ về tết gắn liền với hình ảnh của mạ tôi - người thường kể cho tôi nghe câu chuyện tết bằng câu mở đầu: “Hồi nớ, tết là...”.

  • Kinh tặng, hương hồn nghệ sĩ Châu Thành

  • “Những con hổ xám đường 14” là biệt danh mà nguyên Thành đội trưởng Huế Thân Trọng Một dùng để tôn vinh một Trung đội bộ đội địa phương Quận 4 miền Tây Thừa Thiên do A Lơn chỉ huy.

  • Sau cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 9 năm, kết thúc bằng Điện Biên Phủ lẫy lừng, chờ tổng tuyển cử sau Hiệp định Genève hai năm mòn mỏi, quân dân ta còn phải trường kỳ kháng Mỹ dài mấy mươi năm.

  • LÊ XUÂN VIỆT 

    Sau ngày miền Nam giải phóng (Xuân 1975) tôi chuyển công tác từ Đại học tổng hợp Hà Nội vào Huế. Ở thành phố đẹp và thơ, đầy mơ mộng này rất hợp ngành văn mà tôi say mê và theo đuổi từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông.

  • PHẠM HỮU THU Nếu không nghe những nhận xét, dù kiệm lời của những vị cựu lãnh đạo địa phương và không trực tiếp kiểm chứng, thú thật là tôi không thể viết về con người này, một con người không chỉ dũng cảm trong chiến đấu mà còn giàu lòng nhân ái đối với đối phương và tận tâm vì nghĩa tình đồng đội. Người đó là ông Lê Hữu Tòng, nguyên Huyện đội trưởng Huyện đội Hương Thủy!


  • Hồng Thế vừa làm thơ vừa cày ruộng ở quê. Cách đây mấy năm, anh có con bò già không cày được nữa, phải bán đi để mua bò mới.

  • TẤN HOÀI        
         bút ký

    Nhà văn Graham Grin có một quyển tiểu thuyết "MỘT NGƯỜI MỸ TRẦM LẶNG".

  • NHẤT LÂM

          Bút ký 

  • NGUYỄN PHÚC ƯNG ÂN
                           Hi ký

    Tôi tỉnh giấc. Ngoảnh sang bên cạnh thấy các bạn đã ngồi dậy. Nằm yên trong bóng đêm, tôi thử tính xem mình đang còn cách Huế mấy cây số.

  • HỮU THU - CHIẾN HỮU
                       Ghi chép

    Cuối năm ngoái, huyện Hương Trà tổ chức khánh thành hồ chứa nước Khe Rưng.

  • THANH THANH

    Thật bất ngờ đọc lại một năm thơ Sông Hương dưới trăng rằm mười bốn chạp rồi ngơ ngẩn bấm đốt tay.

  • HÀ KHÁNH LINH - NGUYỄN KHẮC PHÊ

    Chuẩn bị ra số kỷ niệm 10 năm giải phóng, Tòa soạn Tạp chí Sông Hương đã có kế hoạch phỏng vấn đồng chí Vũ Thắng, ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Trị Thiên, nhưng chương trình làm việc trong tuần của đồng chí văn phòng đã xếp quá chật.

  • PHẠM HUY LIỆU
                     Hồi ký

    Đầu tháng 9/1968 tôi điều trị ở Bệnh viện Binh trạm 34, tỉnh Saravane, Nam Lào. Viện nằm trong thung lũng. Xung quanh nhiều núi cao rừng già nên cũng ít bị máy bay Mỹ quấy nhiễu.

  • DƯƠNG PHƯỚC THU

    Bắt sáu tên giặc Pháp nhảy dù xuống huyện Phong Điền.
    Ngày 23 tháng 8 năm 1945, Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Huế thắng lợi, chiều cùng ngày, tại Sân vận động Bảo Long (về sau đổi gọi là Sân vận động Tự Do), trước hàng vạn đồng bào dự mít tinh, Ủy ban Cách mạng lâm thời tỉnh Thừa Thiên được thành lập và ra mắt, do nhà giáo Tôn Quang Phiệt làm Chủ tịch.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ

    Tôi tỉnh giấc khi trời còn tối, nhưng không sao ngủ được nữa. Không phải vì tiếng động của những guồng máy quay, tiếng những vành thép nghiền vỡ vụn đá và cờ-lanh-ke.

  • TRẦN SỬ kể
    HOÀNG NHÂN ghi

    Chiến tranh du kích ở huyện Hương Thủy trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp đã diễn ra với nhiều hình thức chiến đấu đầy tính chất sáng tạo của toàn dân.

  • NGÔ MINH

    Đối với anh em làm thơ, viết văn ở ba tỉnh Bình - Trị - Thiên trong nhiều chục năm qua, nhà thơ Hải Bằng là người không thể quên! 

  • HỒNG NHU

    Tôi biết anh, đọc anh từ trong kháng chiến chống Pháp, nhưng mỗi người một đơn vị công tác, mãi đến năm 1972 mới gặp nhau. Đó là một ngày mùa hè, bấy giờ Đông Hà vừa mới được giải phóng.