Cơm hến và bánh canh Nam Phổ

14:41 14/05/2012

HUYỀN TÔN NỮ HUỆ - TÂM
                                  Đoản văn

Về Huế, tôi và cô bạn ngày xưa sau ba tám năm gặp lại, rủ nhau ăn những món đặc sản Huế. Lần này, y như những bợm nhậu, hai đứa quyết không no nê thì không về!

Gánh cơm hến Huế - Ảnh: Internet

Bọn tôi tha thẩn khắp khung trời mộng mơ đất thần kinh để ăn cho sướng cái miệng sau nhiều năm nhịn thèm vì vạn dặm theo chàng. Cũng phải thôi, thời đi học lang thang khắp hang cùng ngõ hẽm Huế, ăn chè Chùa, bắp nấu Cồn Hến, bánh khoái Lạc Thiện, bánh bèo goẹo Giằng Xay, bún bò Mụ Rớt…Bây chừ chỉ thèm hai món: cơm hến và bánh canh Nam Phổ Huế chính hiệu.

Cơm hến hình như nơi đâu cũng có. Cách chế biến đơn giản  vùng miền nào cũng làm được. Nguyên liệu thật dễ tìm: rau sống - gồm rau chuối cây xắt vụn, rau thơm, bạc hà xắt thật nhỏ, búp chuối non…trộn đều bỏ vào đáy tô, rồi múc hai vá cơm, bỏ một muỗng dầu đã phi hành, ruốc, mè, tóp mỡ rang dòn, ba muỗng hến luộc, ớt giã nhỏ, rồi chan nước hến. Ăn cơm hến phải thật cay và cho nhiều ruốc mới ngon. Ngó dễ vậy nhưng chỉ ở Huế, con hến mới thơm thịt và ngọt nước. Nhất là rau thơm Huế trộn lẫn vào rau sống tạo nên mùi vị thơm ngon, hấp dẫn, các vùng khác không có loại rau thơm này nên tô cơm hến kém ngon!

Hồi còn con gái, đi học về, bọn tôi ăn cơm hến ven đường, phải ăn rón rén, dè chừng kẻo mang tiếng ăn tham. Chừ thì tuổi tác hơi dày nên khỏi sợ! Bọn tôi ăn cho khỏi  thèm. Mỗi đứa “quất” luôn ba  tô. Ớt cay xé miệng, hít hà, hít hà…ăn tiếp. Con gái bạn tôi nhìn hai bà mạ ăn mà khiếp. Tôi hiểu ý cháu, cười dòn:

- Cay lắm hả cháu? Lâu lâu mới có dịp gặp bạn bè,  ăn mới vui!

Vừa ăn chuyện trò rôm rả. Chuyện xưa, thật xưa…tưởng chừng quên hết ai dè trở lại trong trí nhớ y như mới hôm qua. Tôi hỏi cô bạn gái phương xa:

- Nì, hôm nớ tui để gói bánh lọc trong hộc bàn mà ai lấy mất?

Cô bạn lém lỉnh:

- Miền chơ ai. Cho đi tìm mỏi mắt!

Tôi thụi cô bạn già một cái đau điếng:

- Đồ tham ăn, rứa mà không chịu nói để ta lục tung ra mà tìm!

Cười vang…

Một thoáng nhớ chiều lang thang qua hoàng thành nghe hương phượng thơm ngát và có ai đó trộm nhìn rồi cười khúc khích…

Hôm sau, bọn tôi đi thăm cô bạn gái Vỹ Dạ học từ hồi ở trường Đồng Khánh lên tới đại học. Sau một hồi thăm hỏi, cô bạn đãi đi ăn bánh canh Nam Phổ. Tôi đắn đo, vì còn nhiều công chuyện sợ trễ giờ, nhưng cô bạn thì ừ cái rụp vì “Tui đói bụng rồi mà nhớ bánh canh Nam Phổ quá. Ngon ơi là ngon!” Nghe bạn khen ngợi, rồi hít hà y như đang xì xụp húp bánh làm tôi nhỏ nước miếng! Chẳng biết sao ngoài danh tiếng vang lừng vì tài đổ bột bánh ngon hạng nhứt Huế, cách nấu bánh khéo, Nam Phổ còn được mọi người biết đến với câu ca:
“ Con gái Nam Phổ ở lỗ trèo cau!”

Chi mà lạ kì rứa! Tôi lẩm bẩm.

Nam Phổ có những hàng cau đẹp cho quả rất sây, cơm dày, chắc, nhai miếng cau “như nhai miếng chả”- đó là lời mệ ngoại tôi bình luận. Hồi nhỏ tôi nghe mạ ru em bài cao dao:
“Ru con con théc cho muồi
Để mạ đi chợ mua vôi ăn trầu
Mua vôi chợ Quán, chợ Cầu
Mua cau Nam Phổ, mua trầu chợ Dinh…”

Đó,  ai lại chẳng khen cau Nam Phổ cơ chứ! Còn con gái răng mà ở lỗ?

Có lần tôi hỏi mệ:

- Không lẽ mấy o gái Nam Phổ không mặc quần mà trèo cau hở mệ?
Mệ tôi nạt:

- Nói tầm bậy không ha! Có mặc quần chơ nhưng là quần cụt hoặc là quần dài mà hai ống vo tròn lên quá gối, cho dễ trèo, khỏi vướng, hai chân có hai cái nài, cho khỏi té và trèo nhanh thoăn thoắt. Trai làng khác trông xa xa, thấy mấy o gái trên cây cao chỉ bày hai ống chân nên chòng ghẹo, nói như rứa đó con à!

Trưa hôm đó, cả bọn trực chỉ tiệm bánh canh Nam Phổ - gần Chợ Cống, ăn no bụng. Hết bánh bèo, bánh lọc, bánh nậm và cuối cùng là tô bánh canh thơm ngát. Sợi bánh canh Nam Phổ làm từ bột gạo, mềm, nhưng chắc và hơi dai. Nước bánh canh nấu từ cua, thịt nạc, có những miếng chả cua rất thơm ngon. Tô bánh canh trắng hồng hồng, trên mặt là thịt nạc băm, chả cua có màu đỏ, hấp dẫn lắm. Rắc rau răm, ngò, tiêu…Nước mắm cay, đậm đà. Ui chao, ngon, cay ghê! Xuýt xoa vì lâu ngày mới được ăn nên chưa quen độ cay xé miệng…Mặt mày ửng hồng do hai hàm răng “lao động”quá nhiệt tình. Bà chủ quán xung phong chụp cho mấy kiếu hình làm kỉ niệm. Vui quá! Nhìn một đống lá và mấy cái tô trống không cả bọn cười lớn:

- Ngày xưa mà ăn kiểu ni chắc không ai dám rước, lủng nhà!

Lại cười…hí hửng!

***

Chiều hôm đó, tôi và cô bạn rời Huế lòng vẫn nhớ bữa bánh canh hôm nọ. Thiệt ngon mà đậm đà tình bạn, tình cố hương.

Biết bao giờ mới có ngày họp mặt đông vui như vậy để cùng nhau đi ăn cơm hến, bánh canh Nam Phổ…mà nghe hương thời gian thơm ngát nước sông Hương!

Huế,  8.1.2011
H.T.N.H-T
 

 

 

 

 

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • PHẠM HỮU THU
           Nhân kỷ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22 - 12

    “Có những sự thật quá lớn lao của một thời, đến nỗi hậu thế nhìn qua lớp sương mù của thời gian, không thể nào tin nổi” (Nhà văn Phùng Quán).

  • TRẦN THỊ KIÊN TRINH

    Mùa hè năm nay tôi có dịp trở lại Sài Gòn. Thành phố với bao đổi thay nhưng tôi chưa kịp nhận thấy hết bởi thời gian tôi lưu lại Sài Gòn quá ngắn ngủi.

  • HOÀNG HƯƠNG TRANG

    Cũng lạ cho cái xứ Huế của tôi, cái chi cũng khác hơn thiên hạ. Nắng thì nắng cháy da phỏng trán, mưa thì mưa thúi đất thúi đai, dầm dề không dứt. Vài ba năm lại một trận lụt, trận bão to đùng.

  • BÙI KIM CHI

    “Tháng 7 nước nhảy lên bờ”. Mà lên bờ thiệt. Mưa. Mưa. Mưa… kéo dài lê thê. Lúc đầu nhỏ sau lớn dần. Nặng hạt. Xối xả. Cây cối trong vườn ngả nghiêng theo mưa và gió. Cây Lựu trước sân nhà tôi tơi tả. Trời tối dần. Mưa càng lúc càng to. Ào ào như thác đổ. Mưa suốt đêm. Sấm đất cuốn vào mưa. Ầm ầm. Ào ào. Âm thanh rộn rã…

  • Khi những giọt mưa ngâu tháng bảy bất ngờ trở về, làm xao động cả bầu trời mệt mỏi đang chìm lặng trong lòng sông Hương, Huế bỗng rùng mình chợt tỉnh cơn mê mùa hạ. Đó cũng là thời khắc mùa Vu lan đang về trên đất trời cố đô.

  • Hồi còn học ở Trường Đại học Sư phạm Huế, tôi có hai người bạn, hợp thành một nhóm, thường uống rượu với nhau khi vui cũng như khi buồn.

  • LTS: Tác giả của câu chuyện dưới đây, sinh ra và lớn lên ở làng quê Triều Sơn Nam, xã Hương Vinh, Hương Trà, Thừa Thiên Huế. Anh sinh ra trong sự oan nghiệt khủng khiếp của cuộc sống khi buổi sáng mẹ anh quằn quại nghe tin đau xé mất chồng, buổi chiều mẹ đón nhận tiếng khóc chào đời của anh.

  • NGUYỄN LỆ BA

    Gia phả họ Nguyễn Quang ghi chép, tổ tiên chúng tôi là những người đã ra đi từ đất Huế. Thuở dong buồm về phương Nam đi tìm đất mới, những lưu dân đầu tiên đến dựng làng lập ấp trên vùng sông nước quê tôi chỉ vỏn vẹn vài dòng họ với đôi ba chục con người.

  • BÙI KIM CHI

    Đã có một lần tôi được trở về thăm Huế vào một mùa trăng. Cảnh vật thiên nhiên trời ban riêng cho Huế làm Huế duyên dáng và đẹp lạ lùng vào những đêm trăng. Trăng Huế vì thế mà có nét đẹp rất riêng, là lạ, duyên dáng, lộng lẫy và quyến rũ trong phong cảnh vừa thơ, vừa duyên và lãng mạn của trời đất Huế về đêm.

  • NHÂN KỶ NIỆM 50 NĂM BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC VỊ PHÁP THIÊU THÂN

    NGUYỄN BỘI NHIÊN

  • Một nam sinh như tôi lại học trường nữ trung học Đồng Khánh (trường THPT Hai Bà Trưng hiện nay), có thể một số người cho đó là chuyện lạ đời. Nhưng đấy lại là sự thật 100%! Tuy tôi chỉ học ở trường Đồng Khánh một năm lớp năm bậc tiểu học (bây giờ là lớp 1) vào khoảng những năm cuối thập kỷ 40 đầu thập kỷ 50 của thế kỷ trước. Nhưng không hiểu tại sao tôi lại còn nhớ nhiều những kỷ niệm về năm học đầu đời ấy mãi tới tận bây giờ.

  • TRIỆU BÔN
             Hồi ký

    Mùa mưa năm 1968 ở mặt trận đường Chín - Khe Sanh, trung đoàn 246 chúng tôi được gọi đùa là trung đoàn hai bốn đói. Ngày ngày chúng tôi sống bằng ba nguồn chính: thịt thú rừng, rau môn thục, và đỗ xanh.

  • NGUYỄN MẠNH QUÝ

    Có lẽ bởi một nỗi niềm đau đáu về quê hương, nơi mình được sinh ra và chắt chiu nuôi dưỡng trong từng hạt cát, từng trận mưa dầm dề thúi trời thúi đất hay nắng lửa trên cồn khô cát cháy, mà những con người ở đây sẵn mang một tấm lòng lồng lộng gió trời trải đi khắp muôn phương...

  • BÙI KIM CHI

    Tôi đang đứng ở đây. Bến xe đò Đông Ba của thế kỷ trước. Bùi ngùi. Xúc động. Bến xe đã không còn. Thật buồn khi nơi này đã vắng bóng những chiếc xe đò dân dã, thân thương thuở ấy cùng những tà áo trắng học trò dung dị với giọng Huế trong trẻo ơi ới gọi nhau lên xe kẻo trễ giờ học.

  • NGUYỄN VĂN UÔNG
                         Tùy bút

    Tuổi càng cao càng có nhiều nỗi nhớ vu vơ. Tôi đang trong tình trạng đó. Nhớ cồn cào đến xao xuyến là mỗi dịp xuân về: Nhớ Tết quê tôi. Nhớ tuổi thơ tôi và nhiều nỗi nhớ khác nữa.

  • HOÀNG HƯƠNG TRANG

    Thuở nhỏ, tôi thường trốn ngủ trưa đi nghe hát vè. Ở Huế lúc ấy gọi là nói vè, như theo tôi phải gọi là hát vè thì đúng hơn, bởi người hát có bài có bản, có giai điệu, trầm bổng, có cả nhạc cụ.

  • HỒ XUÂN MÃN
    (Nguyên UVTƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế)

    Năm 1973, để chuẩn bị cho ký kết hiệp định Paris, Khu ủy và Quân khu Trị Thiên - Huế chủ trương tổ chức các lực lượng (bao gồm cả bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích) tổ chức đánh chiếm các căn cứ và phân chi khu địch để giành đất, nắm dân, cắm cờ giành quyền làm chủ.

  • TRẦN THỊ NHƯ MÂN

    Tôi sinh ra trong gia đình quan lại, đã mấy đời làm quan với triều đình Huế(1). Khi tôi lớn lên thì chế độ cai trị của thực dân Pháp đã bước vào giai đoạn ổn định sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Chiếc ngai vàng của nhà Nguyễn từ nay trở đi chắc không còn phải chịu những cơn sóng gió đáng kể chi nữa.

  • HUY CẬN - XUÂN DIỆU
          Trích "Hồi ký song đôi"

    Tháng 8 năm 1928 cậu tôi được lệnh của Sở học chính Trung kỳ đổi về Huế làm hiệu trường trường tiểu học Queignec ở phố Đông Ba.

  • LÊ QUANG KẾT
             Bông hồng dâng mẹ 

    Vua Tự Đức - ông vua tại vị gặp cơn biến động trong lịch sử dân tộc, sinh thời nhà vua đã tán dương công ơn mẹ: “Nuôi ta là mẹ, dạy ta cũng là mẹ: Mẹ là Thầy vậy. Sinh ra ta là mẹ, hiểu ta cũng là mẹ: Mẹ là Trời vậy”.