HẢI BẰNG
Ảnh: internet
Lá rơi
Tôi đi trong chiếc lá vàng
Nghe rừng thổn thức tiếng đàn hây hây
Muôn hình mây đổi dáng mây
Hoa lau chớm bạc, cỏ may tía bờ
Xuôi dòng sóng gợn bóng mờ
Sông loang màu nước lững lờ chiều trôi
Mắt thầm lẻ chiếc sao rơi
Hắt hiu giọt lá cuối trời thu sang...
Tôi đi trong chiếc lá vàng
Lá rơi mọi nẻo nối hàng bay theo
Dốc bầm ngọn bước cheo leo
Lên cao thấu nỗi thông reo cõi đời
Dưới kia nắng nhuộm xanh trời
Vin cành gợi nhớ tím lời gọi nhau
Liệng qua biết mấy vồng cầu
Lá khô tự chọn sắc màu thu sang...
Tôi trong triệu chiếc lá vàng
Suối thiêng một cõi, trần gian một vùng
Không gian điệp điệp trùng trùng
Đường về muôn thuở ngập ngừng chờ ai
Suốt lòng tôi lẻ loi tôi
Trăm năm gió rụng chưa nguôi nỗi buồn
Bão mưa động ánh trăng tròn
Cánh chim chẳng để mỏi mòn mùa thu.
6-1-1992
Đêm bệnh viện
Chờ em trên mấy tầng mây mùa hạ
Mặt trời choáng váng cõi hư vô
Chẳng bắt gặp chiều xanh ngọn lá
Gióng xương sườn răng rắc củi khô
Chờ em trong đêm trời biến động
Tia chớp xa, sấm nổ vỡ trăng rằm
Vẫn lên cao quá tầm nhìn mơ mộng
Đắng lưỡi rồi chỉ còn lại dư âm...
Chờ em trong buồng tim nhức nhối
Lồng ngực căng hơi thở nặng nề
Sóng máu trào toàn thân dữ dội
Mắt cháy bừng ngọn lửa ứa cơn mê
Em hạn nắng trong hồn tôi gay gắt
Vòng đêm dài xoay bệnh viện mù sâu
Chờ em sau hiểm nghèo chẳng gặp
Nóng lạnh qua rồi mới biết mình đau
4-5-1992
Không đề
Trao hết tâm tình cho khói hương
Bốn bề lá phủ ánh vàng buông
Chia tay một mảnh trăng còn lại
Mỗi lối đi về một tiếng chuông...
(TCSH52/11&12-1992)
LÊ TẤN QUỲNH
PHẠM TẤN HẦU
NGÔ MINH
LÊ HUỲNH LÂM
TRẦN VÀNG SAO
LÊ THỊ MÂY
Nguyễn Thanh Văn sinh tại Huế, hiện sống ở Tp HCM. Anh đã xuất bản: Bài ca buồn gửi cố hương (2001), Lỡ hội trăng rằm (2004), Dự cảm (2011).
BẠCH DIỆP
NGUYỄN QUANG HÀ
HẢI BẰNG Tặng Nguyễn Khoa Điềm
LÊ THỊ MÂY
VÕ QUÊ
LGT: Ưng Bình Thúc Dạ Thị sinh ngày 9 tháng 3 năm 1877 tại Vĩ Dạ, Huế. Là chắt nội của vua Minh Mạng, hoạn lộ hanh thông, nhưng có lẽ vốn cũng là cháu nội nhà thơ Tuy Lý Vương nên ông đắm đuối trải lòng với thi ca.
LGT: Thơ, có thể không phải là câu chữ, có thể chỉ dành cho một số rất ít, đặc biệt điều đó càng được khẳng định trong thời đại ngày nay. Điều đáng nói đã được tác giả diễn ngôn và thi ca là những gì còn lại phía bên trong mỗi tâm hồn, như một sự khải huyền của thế giới khác trao gửi chúng ta. Trong chừng mực nào đó, Bạch Diệp đã tiếp nhận âm hưởng của thi ca từ bên ngoài rào cản duy lý. Đó là phần tinh túy của thơ chỉ dành riêng cho những thi sĩ không bị chi phối ở bất kỳ hoàn cảnh nào. Sông Hương giới thiệu ba bài thơ mới nhất của Bạch Diệp.
XUÂN HOÀNG
Năm 1813, Nguyễn Du trở lại Thăng Long, chuẩn bị cho chuyến đi sứ sang Trung Quốc, dưới triều Nguyễn. Bấy giờ Nguyễn Du đã ngoài 40 tuổi, đã chứng kiến sự thay đổi của ba triều đại phong kiến, sự đổ vỡ, tàn lụi của chính gia đình ông, một gia đình quan lại lớn, gắn bó với các triều đại ấy.
L.T.S: Trần Vàng Sao tên thật là Nguyễn Đính, sinh năm 1942 ở Vỹ Dạ, Huế. Anh là một trong những sinh viên đầu tiên tham gia cách mạng ở Huế trong kháng chiến chống Mỹ.
HỒNG NHU
VIÊM TỊNH