HẢI BẰNG
Ảnh: internet
Lá rơi
Tôi đi trong chiếc lá vàng
Nghe rừng thổn thức tiếng đàn hây hây
Muôn hình mây đổi dáng mây
Hoa lau chớm bạc, cỏ may tía bờ
Xuôi dòng sóng gợn bóng mờ
Sông loang màu nước lững lờ chiều trôi
Mắt thầm lẻ chiếc sao rơi
Hắt hiu giọt lá cuối trời thu sang...
Tôi đi trong chiếc lá vàng
Lá rơi mọi nẻo nối hàng bay theo
Dốc bầm ngọn bước cheo leo
Lên cao thấu nỗi thông reo cõi đời
Dưới kia nắng nhuộm xanh trời
Vin cành gợi nhớ tím lời gọi nhau
Liệng qua biết mấy vồng cầu
Lá khô tự chọn sắc màu thu sang...
Tôi trong triệu chiếc lá vàng
Suối thiêng một cõi, trần gian một vùng
Không gian điệp điệp trùng trùng
Đường về muôn thuở ngập ngừng chờ ai
Suốt lòng tôi lẻ loi tôi
Trăm năm gió rụng chưa nguôi nỗi buồn
Bão mưa động ánh trăng tròn
Cánh chim chẳng để mỏi mòn mùa thu.
6-1-1992
Đêm bệnh viện
Chờ em trên mấy tầng mây mùa hạ
Mặt trời choáng váng cõi hư vô
Chẳng bắt gặp chiều xanh ngọn lá
Gióng xương sườn răng rắc củi khô
Chờ em trong đêm trời biến động
Tia chớp xa, sấm nổ vỡ trăng rằm
Vẫn lên cao quá tầm nhìn mơ mộng
Đắng lưỡi rồi chỉ còn lại dư âm...
Chờ em trong buồng tim nhức nhối
Lồng ngực căng hơi thở nặng nề
Sóng máu trào toàn thân dữ dội
Mắt cháy bừng ngọn lửa ứa cơn mê
Em hạn nắng trong hồn tôi gay gắt
Vòng đêm dài xoay bệnh viện mù sâu
Chờ em sau hiểm nghèo chẳng gặp
Nóng lạnh qua rồi mới biết mình đau
4-5-1992
Không đề
Trao hết tâm tình cho khói hương
Bốn bề lá phủ ánh vàng buông
Chia tay một mảnh trăng còn lại
Mỗi lối đi về một tiếng chuông...
(TCSH52/11&12-1992)
LÊ HUỲNH LÂM
NGÔ MINH
NGUYỄN KHẮC THẠCH
PHẠM BÁ NHƠN
Nếu như “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh xoáy sâu và bi kịch tình yêu và bi kịch con người thời hậu chiến với những ám ảnh chiến tranh thì Trần Vàng Sao đã tái hiện sắc nét một tiếng khóc lớn của những người đã hy sinh trong chiến tranh nhưng vẫn mang trọn nỗi bi kịch - bi kịch của liệt sĩ thời hậu chiến.
LÊ VĨNH THÁI
NGUYỄN TRỌNG TẠO
LÊ VĨNH THÁI
NGÔ CÔNG TẤN
ĐỨC SƠN
HẢI BẰNG
NGUYÊN QUÂN
NGÔ MINH
(Trích)
55 năm qua, từ những giảng đường Đại học Huế, biết bao thế hệ cầm bút đã đem tâm tình của mình viết thành lịch sử. Trong khuôn khổ kỷ niệm 55 năm thành lập Đại học Huế, TCSH xin giới thiệu chùm thơ của một số tác giả quen thuộc. Sự chọn lựa này không mang tính đại diện cho những thế hệ ở Đại học Huế, nhưng đây là những tên tuổi đã ít nhiều góp phần quan trọng cho sự phong phú đa dạng của một xứ sở được tôn vinh là của thi ca.
"đòi hỏi một chủ nghĩa anh hùng lâu dài nhất, kiên trì nhất, khó khăn nhất của công tác quần chúng và hằng ngày"
LÊNIN
BẠCH DIỆP
LTS: Nhà thơ Ngô Kha sinh năm 1935 tại Huế, dạy văn ở trường Quốc Học Huế khoảng từ 1960-1973. Bạn đọc ở các đô thị miền Nam trước đây đã từng biết Ngô Kha qua hai tập thơ buồn của anh: Hoa cô độc (1962) và Ngụ ngôn của người đãng trí (1969).
QUỐC MINH
LÊ VĨNH THÁI