Chùm thơ Hải Bằng

15:02 21/03/2022


HẢI BẰNG

Ảnh: internet

Lá rơi

Tôi đi trong chiếc lá vàng
Nghe rừng thổn thức tiếng đàn hây hây
Muôn hình mây đổi dáng mây
Hoa lau chớm bạc, cỏ may tía bờ
Xuôi dòng sóng gợn bóng mờ
Sông loang màu nước lững lờ chiều trôi
Mắt thầm lẻ chiếc sao rơi

Hắt hiu giọt lá cuối trời thu sang...

Tôi đi trong chiếc lá vàng
Lá rơi mọi nẻo nối hàng bay theo
Dốc bầm ngọn bước cheo leo
Lên cao thấu nỗi thông reo cõi đời
Dưới kia nắng nhuộm xanh trời
Vin cành gợi nhớ tím lời gọi nhau
Liệng qua biết mấy vồng cầu
Lá khô tự chọn sắc màu thu sang...


Tôi trong triệu chiếc lá vàng
Suối thiêng một cõi, trần gian một vùng
Không gian điệp điệp trùng trùng
Đường về muôn thuở ngập ngừng chờ ai
Suốt lòng tôi lẻ loi tôi

Trăm năm gió rụng chưa nguôi nỗi buồn
Bão mưa động ánh trăng tròn
Cánh chim chẳng để mỏi mòn mùa thu.

                                             6-1-1992


Đêm bệnh viện

Chờ em trên mấy tầng mây mùa hạ
Mặt trời choáng váng cõi hư vô
Chẳng bắt gặp chiều xanh ngọn lá
Gióng xương sườn răng rắc củi khô


Chờ em trong đêm trời biến động
Tia chớp xa, sấm nổ vỡ trăng rằm
Vẫn lên cao quá tầm nhìn mơ mộng
Đắng lưỡi rồi chỉ còn lại dư âm...


Chờ em trong buồng tim nhức nhối
Lồng ngực căng hơi thở nặng nề
Sóng máu trào toàn thân dữ dội
Mắt cháy bừng ngọn lửa ứa cơn mê


Em hạn nắng trong hồn tôi gay gắt
Vòng đêm dài xoay bệnh viện mù sâu

Chờ em sau hiểm nghèo chẳng gặp
Nóng lạnh qua rồi mới biết mình đau

                                        4-5-1992


Không đề

Trao hết tâm tình cho khói hương
Bốn bề lá phủ ánh vàng buông

Chia tay một mảnh trăng còn lại
Mỗi lối đi về một tiếng chuông...


(TCSH52/11&12-1992)

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • HẢI BẰNG

  • PHẠM TẤN HẦUKhúc hát nhỏ gởi thành phố của tôi

  • Võ Quê sinh năm 1948 tại An Truyền, Hương Phú, Bình Trị Thiên. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Võ Quê làm thơ từ năm 16 tuổi và có thơ in trên các sách báo văn nghệ tiến bộ ở miền Nam từ năm 1968. Nguyên là trưởng ban báo chí Tổng hội sinh viên Huế, anh đã bị ngụy quyền bắt giam ở Côn Đảo năm 72 và năm 73 được thả, thoát ly lên chiến khu. Anh là một nhà thơ được quần chúng yêu mến trong phong trào đấu tranh của sinh viên học sinh miền Nam.

  • TRẦN HOÀNG PHỐ         Để tưởng nhớ nhà thơ Ngô Kha và Trần Quang Long đã hy sinh

  • VĨNH NGUYÊNDòng sông cảm nhận

  • PHẠM NGUYÊN TƯỜNGCà phê với bạn thơ ở Sài gòn

  • FAN TUẤN ANHĐoản khúc số 56

  • LÂM THỊ MỸ DẠThiên thạch

  • HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG       Kính tặng Hà Nội - Trái tim

  • THÁI NGỌC SANHà Nội của tôi

  • HỒNG NHUNhặt được ở sổ tay 1

  • PHẠM TẤN HẦU            Để nhớ TNS“tiếng thét trong bóng đêm mới mẻ, chỉ cần hát và chỉ cần khóc”                                                J.BRODSKY

  • NGUYỄN KHẮC THẠCHNgón trăng1

  • LTS: Tại nhà thờ họ Lê của làng Mỹ Lợi, huyện Phú Lộc, vào tháng 10 năm 1950 đã diễn ra Hội nghị Họp ban thành lập Hội Văn nghệ Thừa Thiên, đánh dấu sự ra đời sớm nhất của một hội văn nghệ địa phương trong cả nước. Kỷ niệm 60 năm sự kiện đầy thiêng liêng và ý nghĩa ấy, những ngày tháng Tám, Trại sáng tác Về Nguồn đã được Hội LH VHNT tổ chức ngay tại mảnh đất Mỹ Lợi.

  • LTS: Đào Tấn (1845-1907) nhà thơ, nghệ sĩ tuồng xuất sắc. Ông đã ở Huế nhiều năm, viết nhiều vở tuồng có giá trị trong văn học sử Việt Nam. Cảnh sắc thiên nhiên và con người Huế cũng là nguồn cảm hứng của thơ, từ của ông. Chúng tôi xin giới thiệu một số thơ, từ của Đào Tấn viết về miền đất sông Hương qua bản dịch của nhà nghiên cứu tuồng Vũ Ngọc Liễn.

  • LÊ VĨNH THÁIKhi chúng ta không là của nhau

  • LTS: Ngô Minh sinh ngày 10-9-1949 tại An Thủy, Quảng Bình. Bắt đầu in thơ từ năm 1975. Được giải thưởng thơ hay báo Nhân dân 1978…Ngô Minh đã từng là bộ đội chiến đấu ở chiến trường miền Nam nhiều năm, vì thế thơ anh viết về nhiều đề tài cuộc sống, nhưng vẫn mang đầy hơi thở của một người lính: sâu đằm, bỏng cháy…