Christian Poncelet: Festival sẽ biến Huế trở thành thủ đô văn hóa

09:03 09/04/2010
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch Quốc Hội Nông Đức Mạnh, nhân dịp đến thăm và làm việc tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, ngày 15/4/2000 tại khách sạn Morin, Chủ tịch Thượng Nghị viện nước Cộng hòa Pháp ông Christian Poncelet đã có cuộc gặp gỡ phóng viên các báo đang có mặt Festival Huế 2000.

Ông Christian Poncelet - Ảnh: Wikipedia

Trả lời câu hỏi của chúng tôi về sự hợp tác giữa phía Pháp với Việt Nam, với tỉnh TT-Huế trong lĩnh vực bảo tồn di sản văn hóa (DSVH) và phát triển kinh tế xã hội Chủ tịch Thượng nghị viện Pháp cho rằng: Pháp và Việt Nam có mối quan hệ hữu nghị đặc biệt. Giữa hai nước từ lâu đã có hợp tác toàn diện với mục tiêu nhằm thăng hoa các giá trị văn hóa, nhân văn. Festival Huế 2000 là một bằng chứng sinh động. Sự hợp tác dựa trên nguyên tắc không nhằm vào những lợi nhuận cụ thể, không làm giàu cho một số người mà nhằm vào sự tiến bộ chung của nhiều người, vì hiệu quả xã hội. Ví dụ như các chương trình dạy tiếng Pháp là nhằm tạo điều kiện cho các bạn trẻ Việt Nam có cơ hội cơ hội tiếp thu công nghệ mới, có cơ hội hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực. Ông Christian Poncelet cho rằng Festival Huế 2000 cần được phát huy để Huế là nơi gặp gỡ, giao lưu của nhiều nền văn minh, là nhịp cầu nối văn hóa phương Đông và phương Tây. Festival là một dịp để giới thiệu văn hóa Việt Nam văn hóa Pháp với công chúng Việt Nam, công chúng nước ngoài. Festival sẽ biến Huế thành thủ đô văn hóa của Việt Nam, của Đông Nam Á. Tất nhiên là chúng ta phải đầu tư nhiều hơn về cơ sở hạ tầng - Đánh giá về Festival của ông Christian Poncelet làm tôi nhớ lại cách đây hơn 20 năm, lần đầu tiên vào Huế Cố vấn Phạm Văn Đồng (lúc đó là Thủ tướng Chính phủ) đã nói: Sau ngày đất nước thống nhất may ra còn có Huế để đối ngoại về văn hóa.


Về hỗ trợ của nước Pháp trong bảo tồn và phát triển được thực thi qua trung gian là Đại sứ quán Pháp và nhiều vùng lãnh thổ của nước Pháp. Bằng chứng là các công trình trùng tu Duyệt Thị Đường, vườn Thượng Uyển (Đại Nội Huế)..., mới ngày hôm qua chúng ta đã cắt bằng khánh thành ngôi nhà di sản ở Huế. Đó là sự hợp tác của nước Pháp và vùng Lille. Việt nam có những di sản văn hóa lớn, hợp tác Pháp - Việt là nhằm phát huy giá trị di sản để cả thế giới biết đến.

Vấn đề thứ hai chúng tôi đưa ra là "Ở Việt Nam, kể cả ở Huế, nhiều nhà nghiên cứu văn hóa Huế phải qua Pháp tìm tài liệu. Họ rất cám ơn những người Pháp đầu thế kỷ 20 có các hoạt động nghiên cứu Huế như Hội Những người bạn cố đô do ông Cadière sáng lập đã xuất bản định kỳ đặc san BAVH, một cẩm nang cho người ngày nay nghiên cứu Huế xưa. Ở Huế có nhiều di tích liên quan đến nước Pháp, người Pháp. Vậy nước Pháp có thể giúp Huế nghiên cứu về Huế xưa và trùng tu di tích cổ trên các lĩnh vực hỗ trợ kỹ thuật; giúp các tài liệu, hình ảnh, hiện vật đang được lưu trữ có liên quan đến Việt Nam, đến Huế. Nước Pháp sẵn sàng có những trao đổi thông qua các cuộc triển lãm được thực hiện qua hợp tác với Bộ Văn hóa Thông tin Việt Nam.

Trong cuộc gặp gỡ ông Christian Poncelet nhiều lần nhấn mạnh: Đối đầu trong quá khứ đã đưa đến ngày nay Pháp và Việt Nam mối quan hệ đặc biệt. Hợp tác Việt - Pháp là nhìn về tương lai, nhìn về giới trẻ. Với sự hỗ trợ của những người đi trước giới trẻ Việt - Pháp sẽ xây dựng mối tình hữu nghị bền vững.

THANH TÙNG thực hiện

(135/05-00)



Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Festival Huế 2.000 đã được xem là sự kiện văn hóa lớn của Việt Nam, là cú đột phá của ngành du lịch quốc gia trong chiến lược “Việt Nam, điểm đến năm 2.000” và lâu dài hơn là xây dựng Huế trở thành: Thành phố Festival của Việt Nam. Vì những mục tiêu đó, sau khi Festival bế mạc, dư luận của người dân Huế cũng như giới chuyên môn cho rằng cần phải có một cái nhìn khách quan, toàn diện làm cơ sở kế thừa cho các kỳ Festival về sau. Và không chỉ Huế mà nhiều nơi khác cũng cần qua cuộc thử sức này để rút kinh nghiệm.

  • LTS: Sau thành công Festival Huế 2000, đã có không ít người đồng cảm từ trong nước đến nước ngoài gửi thư về chia sẻ với Huế, Sông Hương xin trích đăng bức thư của tiến sĩ Cao Huy Thuần từ Paris gửi về.

  • HỒ ĐĂNG THANH NGỌCĐêm trước ngày khai mạc Festival Huế 2000, tôi cùng một số bạn bè từ khắp nơi trong nước ngồi với nhau trong một quán bia nằm bên sông Hương.

  • YÊN CHÂUGiữa mùa xuân năm Canh Thìn này nhắc tới nhân dân Huế là người ta nhớ ngay trận đại hồng thủy cách đó mấy tháng vào tháng 11 năm 1999. Nước từ trên trời trút xuống. Nước từ thượng nguồn đổ về. Cuối băng nhà cửa xóm làng. Huế giống như một kinh thành bỏ ngỏ. Vô phương cứu chữa trước giặc nước.

  • NGỌC NHÃFestival Huế 2.000 chính là khúc dạo đầu, mở ra thời kỳ mang bước ngoặt thời đại ấy. Dưới cái nhìn khách quan của một khách du lịch mến Huế, hiểu Huế... vẫn có thể nhìn thấy khá rõ nét những lợi thế của Huế với sự kiện văn hóa lớn vừa qua.

  • Festival Huế 2000 là một cơ hội và cũng là một thách thức rất lớn, buộc chúng ta đi đến định hướng tìm cách khai thác cho được lợi thế nghệ thuật truyền thống Việt Nam và phải đặt nó vào trong khuôn khổ hợp tác nghệ thuật đương đại của Pháp. Bước vào đàm phán với Pháp chúng tôi đã biết chắc chắn phía Pháp sẽ đưa ra nghệ thuật đương đại. Vậy thì phía ta đưa ra Nghệ thuật truyền thống như một lợi thế so sánh.

  • NGUYỄN HUY HOÀNGCái ngòi nổ đốt lửa cháy bùng đêm hội là cuộc diễn hành tưng bừng, náo nhiệt của 5000 người cờ hoa rực rỡ, áo quần mang đủ màu sắc của 54 dân tộc từ Mục Nam Quan đến mũi Cà Mau, tượng trưng sự đoàn tụ của cả dân tộc về cố đô cùng đêm hội Festival.

  • Trong nhiều dịch vụ mà Công ty du lịch Hương Giang tổ chức nhân Festival Huế 2000, tôi nghe nói Tour nhà vườn Huế là ăn khách nhất. Khuyến khích tôi tiếp cận vấn đề này, chị Thu Hương - Phụ trách thị trường của Trung tâm lữ hành Hương Giang động viên: "Anh nên tìm đến các vườn do Trung tâm tụi em tổ chức thì hơn". Cầm tập gấp: "Nhà vườn Huế" vừa mới phát hành, tôi lần theo địa chỉ của 1 trong 6 vườn tiêu biểu.

  • Festival Huế 2000 có tiếng vang lớn. Một nhà báo nước ngoài nói: "Nếu quảng cáo cho Huế trên các phương tiện truyền thông đại chúng trong nước và nước ngoài được như tuyên truyền cho Festival Huế vừa rồi, tốn khoảng 15 đến 20 triệu USD". Có thể nói: Festival Huế 2000 là rất thành công. Sau Festival, tạp chí Sông Hương có được tiếp xúc với ông Lê Viết Xê, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, trưởng ban tổ chức Festival ông vui vẻ kể lại diễn biến Festival như những kỷ niệm khó quên. P.V.Tạp chí Sông Hương có ghi lại đầy đủ. Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc.

  • LTS: Từ ngày 8/4 đến 19/4/2000, một lễ hội văn hóa nghệ thuật lớn sẽ diễn ra tại Huế. Âm sắc cung đình, Nhã nhạc Huế, Vũ khúc Việt Nam, Múa rối nước, thời trang, thả diều, các vở nhạc kịch của Pháp... sẽ hâm nóng cái không khí của Huế sau cơn đại hồng thủy. Đêm bế mạc, dòng sông Hương thơ mộng sẽ bừng sáng nhờ những chiếc đèn thả trên sông.

  • NGÔ MINHVào năm cuối cùng của thế kỷ XX, người Huế đã làm được một việc lớn: Mở rộng nghệ thuật ăn chơi của mình ra phạm vi thế giới! Đó là Festival Huế -2000, một cuộc chơi, một cuộc trình diễn văn hóa quốc tế hoành tráng và ấn tượng.