Chỗ khác nhau

09:23 04/05/2009
BÍCH THÚYHai chị em Thanh và Huyền là con song sinh của một nhà doanh nghiệp nhỏ ở cuối phố. Cả hai cùng học một lớp, ngoài giờ đến trường, bố mẹ còn thuê gia sư về ở dạy kèm trong nhà. Thanh học kém môn toán. Huyền học kém môn văn. Cô giáo thường nhắc nhở "gắng lên, chăm vào, ai cũng có thể học được như nhau cơ mà". Nhờ đó, dần dần em nào cũng làm bài tốt và được cô giáo cho điểm bằng nhau cả.

Có lần, mẹ phải đi một thương vụ xa và giao lại mấy mối bạn hàng cần ký gấp hợp đồng với họ cho bố. Bố dùng dằng mãi vẫn không ký được. Buồn rầu. Thanh thật thà chất vấn "bố cũng phải làm được như mẹ chứ?". Huyền dò dẫm thêm vào "Cô giáo không bảo bố là ai cũng làm được việc giống nhau à?". "Ồ, có có! Nhưng cô giáo còn nói với bố cả chỗ khác nhau nữa cơ đấy. Thế này... à, để bố kể cho các con nghe một chuyện cổ tích đã nhé!".

Ngày xửa, ngày xưa, ở trong khu rừng nọ có một căn nhà lá đơn sơ, ấm cúng. Trong nhà gồm có bố mẹ và hai đứa con chừng 5 đến 7 tuổi. Quanh năm, họ sống yên lành giữa cảnh thiên nhiên hoang dã và thanh khiết. Sáng sáng, tiếng chim ca dậy núi. Đêm đêm, giọng suối hát vang rừng. Nhưng bỗng một hôm, yêu tinh vụt đến bắt vợ chồng nhà nọ, bỏ lại hai đứa con côi cút. Mất bố mẹ, chúng chỉ biết ôm nhau mà khóc. Thấy thế, Bụt hiện lên an ủi và trao cho chúng hai chiếc khăn một trắng, một đen. Chiếc khăn trắng, bọn trẻ dùng khi khóc nhớ bố mẹ. Bao giờ đầy nước mắt, chiếc khăn sẽ bay đi đón bố mẹ chúng về. Còn chiếc khăn đen, Bụt dặn chúng phải đem giặt cho trắng ra để yểm hậu họa yêu tinh. Khi chiếc khăn nước mắt linh ứng đón được bố mẹ chúng về mà hai đứa bé vẫn đang giặt dở chiếc khăn đen. Mừng quá, cả hai đứa liền chạy ùa vào lòng bố mẹ và bỏ mặc cho dòng suối cuốn trôi chiếc khăn đen. Bởi vậy, từ đấy tuy được sum họp gia đình nhưng nạn yêu tinh vẫn rập rình quanh quất đâu đó đe doạ cuộc sống mong manh của họ...

Bố đã dừng lại ở dấu lặng kết thúc lâu rồi mà Thanh và Huyền còn bàng hoàng như nuối tiếc điều gì trong chuyện cổ. Ông nghiêm trang nói tiếp "Còn chuyện bây giờ là thế này, mẹ vừa gọi điện nhắn rằng, hai con phải khóc cho tuôn ròng nước mắt ra thì mẹ mới về được. Nếu không, yêu tinh cũng bắt mẹ đi". Bố vừa dứt lời, lập tức Thanh oà ra khóc thật. Còn Huyền thì cứ loay hoay quay cóp mãi mà đôi mắt vẫn ráo hoảnh. Huyền sợ mất mẹ bèn ngoảnh mặt đi, cố dụi mạnh vào mắt nhưng cũng chẳng có hiệu quả gì. Được thể, bố ôm bụng cười: "Bố đùa đấy, không cần nước mắt thì mẹ cũng về. Những các con đã thấy chưa? Vẫn có chỗ khác nhau đấy chứ. Chỗ khác nhau ấy là thăm thẳm, các con chưa hiểu được đâu".

Bài học về sự khác nhau mãi đến ngày chia tay nhau thì cô giáo mới dạy cho Thanh và Huyền. Hình như cả hai đứa cũng hiểu được rằng, từ chỗ khác nhau ấy mà cô giáo phải ra đi, mà trên đời này bao giờ cũng có kẻ giàu người nghèo.
B.T

(168/02-03)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Trúc Thông - Quang Huy - Tuyết Nhung

  • Tuyết Nhung - Hương Giang - Thiệp Đáng

  • Cháu Hoàng Dạ Thi, sinh năm 1977. Những bài thơ của cháu do mẹ cháu ghi lại và đặt đầu đề. Xin giới thiệu một chùm thơ của cháu.

  • PHAN THỊ THANH NHÀNDÁN TEM

  • NGUYỄN ĐỨC TÙNGTôi mê ăn kem nhưng không được phép.

  • LTS: Là một nhạc sĩ gần như cả đời dành cho tâm hồn trẻ thơ, ngoài hàng trăm ca khúc, gần đây, Mai Xuân Hòa còn viết nhạc cảnh "Huyền thoại về anh Ngự Bình và Hương Giang" cho thiếu nhi.

  • VŨ LÊ THẢO CHI     Kính tặng thầy Vĩnh BáMười lăm tuổi, con tin rằng Bụt chỉ có ở trong chuyện cổ tích mẹ kể ngày xưa. Mười sáu tuổi con chợt nhận ra Bụt đang ở trước mắt mình...

  • Văn Lợi - Hải Vân - Trần Phương Trà - Tôn Nữ Như Ngân

  • HẢI VÂNSau một tuần trời lụt to, những ánh nắng yếu ớt chiếu xuống mọi vật, bừng lên một chút ấm cho mọi người. Rồi chiều xuống và bầu trời chìm vào bóng đêm, để rồi sáng hôm sau, một ngày mới bắt đầu.

  • Nguyễn Văn Phương - Phương Ly - Nguyễn Loan - Hoàng Hạ Miên

  • Giáng sinh 2009, Khách sạn Celadon Huế đã tổ chức cuộc thi vẽ tranh dành cho trẻ em thiệt thòi ở Trung tâm Thủy Xuân - Huế.

  • Nguyễn Trương Khánh Thi - Hồng Nhung

  • HẢI VÂNKhi tôi chào đời, Huế đã là một thành phố cổ kính xinh đẹp, với sông Hương, núi Ngự, với điện ngọc đền rồng, với lăng tẩm chùa chiền... Tất cả như tắm mát hồn người.

  • Phương Ly - Nguyễn Thị Thanh Viên

  • Người xưa có câu "Một đời người hai thời con nít". Nghĩa là người ta, khi tuổi về già, ai cũng phải (hoặc cũng được) "hoàn đồng" như thời con trẻ. Có lẽ yếu tố đặc trưng làm nên sự "đồng dạng nhân cách" phía hai đầu của một đời người là chất Anima cổ tích. Khi một nhà văn dành cả đời để viết và viết được truyện cổ tích cho trẻ con thì tâm hồn của họ hẳn nhiên không chỉ hai thời mà cả đời là "con nít". Nếu không có chất con nít ấy trong mình, trong chủ thể sáng tạo thì cảm xúc sẽ giả, giọng điệu sẽ già, sự viết sẽ trở nên kệch cỡm như kiểu "cưa sừng làm nghé".

  • HỒ BÍCHDưới gầm cầu phía chợ Trời có một cô bé độ tuổi niên thiếu, mặt đẹp như hoa nhưng bị tật nguyền đến trú ngụ ở đấy từ bao giờ. Nó bị bại liệt một chân nên không đi lại được mà phải bò hoặc lết. Có lẽ do vậy mà người ta thường gọi nó là Bé Lết.

  • Nguyễn Thành Ly - Cẩm Phương - Nguyễn Loan - Trần Tuấn

  • CAO THỊ THÚY HẰNGTrên một cành dẻ cao ở trong khu rừng nọ có một cái tổ chim nho nhỏ, xinh xinh được kết cẩn thận từ những cọng rơm vàng óng. Tại đấy, một chú chim non vừa mới mở mắt chào đời. Chú được mọi người gọi bằng một cái tên rất hay - chim Họa mi. Bác Họa mi chăm sóc chú chim nhỏ rất cẩn thận nên không bao lâu sau chú đã có thể bay nhảy thành thạo.

  • Vĩnh Nguyên - Huỳnh Phương Ly