Chỗ khác nhau

09:23 04/05/2009
BÍCH THÚYHai chị em Thanh và Huyền là con song sinh của một nhà doanh nghiệp nhỏ ở cuối phố. Cả hai cùng học một lớp, ngoài giờ đến trường, bố mẹ còn thuê gia sư về ở dạy kèm trong nhà. Thanh học kém môn toán. Huyền học kém môn văn. Cô giáo thường nhắc nhở "gắng lên, chăm vào, ai cũng có thể học được như nhau cơ mà". Nhờ đó, dần dần em nào cũng làm bài tốt và được cô giáo cho điểm bằng nhau cả.

Có lần, mẹ phải đi một thương vụ xa và giao lại mấy mối bạn hàng cần ký gấp hợp đồng với họ cho bố. Bố dùng dằng mãi vẫn không ký được. Buồn rầu. Thanh thật thà chất vấn "bố cũng phải làm được như mẹ chứ?". Huyền dò dẫm thêm vào "Cô giáo không bảo bố là ai cũng làm được việc giống nhau à?". "Ồ, có có! Nhưng cô giáo còn nói với bố cả chỗ khác nhau nữa cơ đấy. Thế này... à, để bố kể cho các con nghe một chuyện cổ tích đã nhé!".

Ngày xửa, ngày xưa, ở trong khu rừng nọ có một căn nhà lá đơn sơ, ấm cúng. Trong nhà gồm có bố mẹ và hai đứa con chừng 5 đến 7 tuổi. Quanh năm, họ sống yên lành giữa cảnh thiên nhiên hoang dã và thanh khiết. Sáng sáng, tiếng chim ca dậy núi. Đêm đêm, giọng suối hát vang rừng. Nhưng bỗng một hôm, yêu tinh vụt đến bắt vợ chồng nhà nọ, bỏ lại hai đứa con côi cút. Mất bố mẹ, chúng chỉ biết ôm nhau mà khóc. Thấy thế, Bụt hiện lên an ủi và trao cho chúng hai chiếc khăn một trắng, một đen. Chiếc khăn trắng, bọn trẻ dùng khi khóc nhớ bố mẹ. Bao giờ đầy nước mắt, chiếc khăn sẽ bay đi đón bố mẹ chúng về. Còn chiếc khăn đen, Bụt dặn chúng phải đem giặt cho trắng ra để yểm hậu họa yêu tinh. Khi chiếc khăn nước mắt linh ứng đón được bố mẹ chúng về mà hai đứa bé vẫn đang giặt dở chiếc khăn đen. Mừng quá, cả hai đứa liền chạy ùa vào lòng bố mẹ và bỏ mặc cho dòng suối cuốn trôi chiếc khăn đen. Bởi vậy, từ đấy tuy được sum họp gia đình nhưng nạn yêu tinh vẫn rập rình quanh quất đâu đó đe doạ cuộc sống mong manh của họ...

Bố đã dừng lại ở dấu lặng kết thúc lâu rồi mà Thanh và Huyền còn bàng hoàng như nuối tiếc điều gì trong chuyện cổ. Ông nghiêm trang nói tiếp "Còn chuyện bây giờ là thế này, mẹ vừa gọi điện nhắn rằng, hai con phải khóc cho tuôn ròng nước mắt ra thì mẹ mới về được. Nếu không, yêu tinh cũng bắt mẹ đi". Bố vừa dứt lời, lập tức Thanh oà ra khóc thật. Còn Huyền thì cứ loay hoay quay cóp mãi mà đôi mắt vẫn ráo hoảnh. Huyền sợ mất mẹ bèn ngoảnh mặt đi, cố dụi mạnh vào mắt nhưng cũng chẳng có hiệu quả gì. Được thể, bố ôm bụng cười: "Bố đùa đấy, không cần nước mắt thì mẹ cũng về. Những các con đã thấy chưa? Vẫn có chỗ khác nhau đấy chứ. Chỗ khác nhau ấy là thăm thẳm, các con chưa hiểu được đâu".

Bài học về sự khác nhau mãi đến ngày chia tay nhau thì cô giáo mới dạy cho Thanh và Huyền. Hình như cả hai đứa cũng hiểu được rằng, từ chỗ khác nhau ấy mà cô giáo phải ra đi, mà trên đời này bao giờ cũng có kẻ giàu người nghèo.
B.T

(168/02-03)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • HUỲNH Ý NHI   

    Chuyện xảy ra cũng khá lâu rồi, khi tôi còn là cô bé 12 tuổi. Hồi đó tôi ở cùng bố mẹ và bà ở Huế. Cuộc sống cứ trôi êm ả và thanh bình.

  • HỒ NGUYỄN DẠ THẢO

    Ngày xửa ngày xưa có hai anh em sống rất hòa thuận với nhau trong một ngôi nhà tranh cũ gần con suối nhỏ xinh. Họ siêng năng chăm bón mảnh vườn cha mẹ để lại, cùng nhau nuôi gà nuôi vịt. Cuộc sống tuy giản dị nhưng lại rất đầm ấm.

  • Hằng năm, theo lệ thường, Nhà Thiếu nhi Huế đã phối hợp với Liên hiệp các hội VHNT, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế tổ chức cuộc thi Cây bút tuổi hồng để từ đó lựa chọn những gương mặt tiêu biểu, đại diện cho phong trào sáng tác văn chương trong lứa tuổi học sinh từ cấp 1 đến cấp 2 tiếp tục tham gia trại sáng tác nhằm cổ vũ tình yêu văn chương nghệ thuật, tinh thần sáng tạo nghệ thuật trong thành phố.

  • NGUYỄN TRƯƠNG KHÁNH THI

    Một ngày của kẻ cô đơn! Vẫn là tự đèo mình trên chiếc xe cà tàng vận chuyển tâm hồn quanh thành phố, bao giờ cho đầy, cho đủ…


  • Khôi Nguyên - Mai Văn Hoan - Nguyễn Ngọc Phú - Lý Uyên - Đặng Công Xê

  • PHƯƠNG NGẠN  

    Tôi ba mươi sáu tuổi, cái tuổi chẳng còn đủ trẻ để ngồi háo hức đồng dao mà cũng chưa đủ già để chép miệng thèm thuồng khoảnh khắc tuổi thơ bơi lội trong mùa khói rạ ngút đồng, tháng ba chim trời mang mang, tu hú gọi bầy, con sâu gầy tổ và lũ trẻ bày trò mùa hạ, nhiều trò, nhiều lắm lắm!

  • LÊ TẤN QUỲNH

    Công viên nằm dọc bờ sông của thành phố trầm mặc cứ hiện ra như một khoảng lặng kỳ lạ của thời gian. Nơi mà chỉ cần chút khói lụa bồng bềnh dẫu chưa đủ kịp cho một nỗi say sưa cũng đủ đã là đong đưa cả buổi chiều ngầy ngật. 


  • NGUYỄN VĂN THANH

  • NGUYỄN TRƯƠNG KHÁNH THI  

    Ta sinh ra, đầy đủ tay chân, được quẩn mình trong chăn trắng mềm mại, được người ta coi trọng sức khỏe. Vậy là sự tiếp đón của thế giới dành cho ta cũng thật làm ta thực sự muốn sống tốt.

  • LÊ PHƯƠNG LIÊN 
            Truyện ngắn

    Mùa xuân này mẹ cho tôi về Huế. Ngồi trên máy bay mà thấp thỏm không yên, thỉnh thoảng tôi lại ngó ra cửa sổ, muốn nhìn xuyên qua làn mây trắng để chờ đợi giây phút Huế sẽ hiện ra những hình sông dáng núi và thành quách cổ xưa…

  • LTS: Bài văn dưới đây nhận được điểm tuyệt đối, đứng nhất vòng sơ loại cuộc thi Cây bút tuổi hồng 2014 (dành cho học sinh từ 7 đến 16 tuổi trên toàn quốc). Nguyễn Trương Khánh Thi đã nhìn ngược về những tháng ngày mình chưa trải qua, nhưng đó là những rung cảm thật sự, mở ra chiều tưởng tượng phong phú về một tương lai rất gần.

  • NGUYỄN TRỌNG ĐỒNG

    Con ốc đảo Lý Sơn

  • NGUYỄN TRƯƠNG KHÁNH THI
                                        Tản văn

    Bây giờ? Tôi sống như chiếc lá, cứ mỗi ngày qua đi là một không gian giấu vào khoảng lặng.

  • NHẬT CHIÊU

    Khỉ con ngồi trên cành lá, nhìn sao đầy trời mà tự hỏi: Có cách nào để gần được một vì sao?

  • VĂN LỢI

    Trích "Đi từ quả trứng" - Nhà xuất bản Thuận Hóa

  • ĐỒNG XUÂN LAN

    Trên đường chuyển về vườn thú, các con vật như Gấu, Nai, Vẹt, Họa mi cùng ngồi chung một chỗ trong toa xe lửa. Muốn được nhìn cảnh núi rừng lần cuối cùng và ngắm bầu trời, các con vật đề nghị nâng cửa kính toa xe lên một tí nữa.


  • LÊ KÝ THƯƠNG

  • ANH THƯ

    Nghé rất thích mèo. Chỉ cần được nhìn thấy con vật bé nhỏ ấy là Nghé đã mê tít rồi chứ chưa nói là chơi đùa với nó, sờ đuôi nó, vuốt bộ lông mềm mại của nó và áp sát nó vào người.