Chỗ khác nhau

09:23 04/05/2009
BÍCH THÚYHai chị em Thanh và Huyền là con song sinh của một nhà doanh nghiệp nhỏ ở cuối phố. Cả hai cùng học một lớp, ngoài giờ đến trường, bố mẹ còn thuê gia sư về ở dạy kèm trong nhà. Thanh học kém môn toán. Huyền học kém môn văn. Cô giáo thường nhắc nhở "gắng lên, chăm vào, ai cũng có thể học được như nhau cơ mà". Nhờ đó, dần dần em nào cũng làm bài tốt và được cô giáo cho điểm bằng nhau cả.

Có lần, mẹ phải đi một thương vụ xa và giao lại mấy mối bạn hàng cần ký gấp hợp đồng với họ cho bố. Bố dùng dằng mãi vẫn không ký được. Buồn rầu. Thanh thật thà chất vấn "bố cũng phải làm được như mẹ chứ?". Huyền dò dẫm thêm vào "Cô giáo không bảo bố là ai cũng làm được việc giống nhau à?". "Ồ, có có! Nhưng cô giáo còn nói với bố cả chỗ khác nhau nữa cơ đấy. Thế này... à, để bố kể cho các con nghe một chuyện cổ tích đã nhé!".

Ngày xửa, ngày xưa, ở trong khu rừng nọ có một căn nhà lá đơn sơ, ấm cúng. Trong nhà gồm có bố mẹ và hai đứa con chừng 5 đến 7 tuổi. Quanh năm, họ sống yên lành giữa cảnh thiên nhiên hoang dã và thanh khiết. Sáng sáng, tiếng chim ca dậy núi. Đêm đêm, giọng suối hát vang rừng. Nhưng bỗng một hôm, yêu tinh vụt đến bắt vợ chồng nhà nọ, bỏ lại hai đứa con côi cút. Mất bố mẹ, chúng chỉ biết ôm nhau mà khóc. Thấy thế, Bụt hiện lên an ủi và trao cho chúng hai chiếc khăn một trắng, một đen. Chiếc khăn trắng, bọn trẻ dùng khi khóc nhớ bố mẹ. Bao giờ đầy nước mắt, chiếc khăn sẽ bay đi đón bố mẹ chúng về. Còn chiếc khăn đen, Bụt dặn chúng phải đem giặt cho trắng ra để yểm hậu họa yêu tinh. Khi chiếc khăn nước mắt linh ứng đón được bố mẹ chúng về mà hai đứa bé vẫn đang giặt dở chiếc khăn đen. Mừng quá, cả hai đứa liền chạy ùa vào lòng bố mẹ và bỏ mặc cho dòng suối cuốn trôi chiếc khăn đen. Bởi vậy, từ đấy tuy được sum họp gia đình nhưng nạn yêu tinh vẫn rập rình quanh quất đâu đó đe doạ cuộc sống mong manh của họ...

Bố đã dừng lại ở dấu lặng kết thúc lâu rồi mà Thanh và Huyền còn bàng hoàng như nuối tiếc điều gì trong chuyện cổ. Ông nghiêm trang nói tiếp "Còn chuyện bây giờ là thế này, mẹ vừa gọi điện nhắn rằng, hai con phải khóc cho tuôn ròng nước mắt ra thì mẹ mới về được. Nếu không, yêu tinh cũng bắt mẹ đi". Bố vừa dứt lời, lập tức Thanh oà ra khóc thật. Còn Huyền thì cứ loay hoay quay cóp mãi mà đôi mắt vẫn ráo hoảnh. Huyền sợ mất mẹ bèn ngoảnh mặt đi, cố dụi mạnh vào mắt nhưng cũng chẳng có hiệu quả gì. Được thể, bố ôm bụng cười: "Bố đùa đấy, không cần nước mắt thì mẹ cũng về. Những các con đã thấy chưa? Vẫn có chỗ khác nhau đấy chứ. Chỗ khác nhau ấy là thăm thẳm, các con chưa hiểu được đâu".

Bài học về sự khác nhau mãi đến ngày chia tay nhau thì cô giáo mới dạy cho Thanh và Huyền. Hình như cả hai đứa cũng hiểu được rằng, từ chỗ khác nhau ấy mà cô giáo phải ra đi, mà trên đời này bao giờ cũng có kẻ giàu người nghèo.
B.T

(168/02-03)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • NGUYỄN KHẮC PHÊ

    Cuộc thi viết văn cho tuổi thiếu nhi hè 94 của tỉnh ta do điều kiện tổ chức có hạn, chỉ tập hợp được các em ở địa bàn thành phố Huế. Tuy vậy, cuộc thi đã đạt được những thành quả đáng mừng, đã khẳng định và phát hiện thêm một số em có năng khiếu sáng tác văn học.

  • TRƯƠNG ĐỨC VỸ NHẬT
                      
                             (15 tuổi)


  • Nguyễn Thành Thi - Tô Diệu Lan - Trần Xuân Kỳ - Dương Huy - Nguyễn Thị Quý Trân - Nguyễn Thị Thanh Nhật

  • DIỆU HIỀN (13 tuổi)

    Bình minh. Biển trải dài mút mắt. Nước biển xanh như ngọc bích. Những con sóng liên tiếp vỗ bờ mang theo bao nhiêu là bọt biển.

  • NGUYỄN NGỌC THẮNG

    Cô bé bị tật từ thuở mới lọt lòng, chín tuổi rồi mà cô chỉ phát được những âm thanh méo mó. Bố mẹ không cho cô đến trường nữa, sau nửa năm đầu tiên đi học.

  • HOÀNG DẠ THI (14 tuổi)

    Trung thu đến bao giờ cũng gợi lên trong lòng tôi một nỗi buồn nhớ. "Trung thu năm trước" ư? Cái "năm trước" ấy đã trôi xa, rất xa; kể từ khi em tôi còn sống. Trung Thu với những kỷ niệm êm đềm, chẳng bao giờ quay trở lại của hai chị em mình...


  • Nguyễn Văn Thanh - Nguyễn Ngọc Phú - Nguyên Hào - Trịnh Tuấn Khanh


  • Lê Thị Xuân - Hoàng Vân - Trịnh Tuấn Khanh

  • TRUNG SƠN

    Chủ nhật 5-7-1992, trong nắng sớm rực rỡ, công viên Phu Văn Lâu bỗng như xuất hiện một vườn hoa đủ màu sắc và thật sinh động. Đó là 118 em thiếu nhi tham dự cuộc thi vẽ trong sinh hoạt hè với chủ đề "Uống nước nhớ nguồn" của Nhà văn hóa thiếu nhi Huế.

  • TRƯƠNG ĐẶNG THÙY ANH    

    Nơi góc phố tấp nập với hàng bằng lăng tím trải dài con đường phía trước, ngôi nhà màu vàng nho nhỏ với tấm rèm cửa trắng, lấp ló cô bé xinh xắn đang đọc sách chăm chú. 


  • Nguyễn Ngọc Phú - Nguyễn Văn Thanh

  • TÔ DIỆU LIÊN

       (8 tuổi, lớp 2)


  • Su Su - Dương Thuấn - Phạm Thị Liên Minh - Vũ Năng Thi


  • Quyên Gavoye - Nguyễn Ngọc Phú - Nguyễn Văn Thanh

  • ĐOAN TRANG    

    Nhà tôi ở xóm Loài. Tôi chẳng hiểu tại sao người ta lại đặt tên nó như vậy, có lẽ đơn giản là để gọi và phân biệt giữa các xóm khác trong thôn.

  • NGUYỄN THỊ THANH TÚY

    Sáng nay tôi thức dậy sớm. Đẩy nhẹ cánh cửa, tôi nghe một làn gió mát dịu phả vào mặt, vào cổ, vào sâu đến tận cõi lòng.

  • BÌNH NHIÊN     

    Chuột cố nội nằm trên ghế dựa hướng về ti vi màn hình, tay cầm điều khiển bấm xem hết kênh này đến kênh khác.


  • Nguyễn Văn Thanh - Nguyễn Thanh Hải