HIỆU CONSTANT
Reng reng… chuông điện thoại reo vang. “A lô, tôi nghe đây!” “Bọn anh vừa đến Paris rồi, hiện đang đi ăn sáng, khi mô mà kiếm quán ăn sáng ở Paris khó hỉ! Đi hoài mới thấy!”, là giọng của nhà văn Tô Nhuận Vỹ.
Khi còn ở Hà Nội tháng trước đó, đã được biết các anh sẽ sang Paris làm việc trong mấy tuần, tôi đương nhiên rất vui và hứa sẽ thu xếp thời gian để chia sẻ cùng các anh một buổi cà phê sáng ở Paris.
Khi nghe nhà văn Tô Nhuận Vỹ “phàn nàn” như vậy, tôi tủm tỉm khi hình dung ra các món ăn sáng của người Cố đô và Hà thành. Quả là nếu đi kiếm một quán ăn sáng là cơm hến, bún bò, bánh cuốn hay thậm chí là phở ở Paris thì… khó thật! Không phải là mò kim đáy bể… nhưng khó ! Chỉ là do thói quen và tập tục của từng vùng thôi.
Sau khi thấy công việc của các anh đã gần như hoàn thành, tôi nhắn sáng hôm sau sẽ đến dùng cà phê sáng với các anh và nếu có thể sẽ đưa các anh đi chơi Paris. Vẫn biết các anh đã từng qua lại Paris nhiều lần, nhưng có một “con ma xó” như tôi đây làm “hướng dẫn viên du lịch” thì các anh chắc sẽ được biết những ngóc ngách mà có khi kể cả dân Paris thứ thiệt vẫn còn chưa biết!
Tôi thực ra chỉ mới nghe tên các anh. Xem những bộ phim của Đặng Nhật Minh, đọc những tác phẩm của Tô Nhuận Vỹ, tức là “đứng từ xa mà nói với các anh”, nếu không muốn nói là “chỉ nhìn các anh từ xa” thôi, nên thực tình tôi chưa hiểu rõ tính cách của những người đàn ông Việt Nam nổi tiếng trong đời thực thì như thế nào. Trên đường đến chỗ các anh, tôi không khỏi hồi hộp… Hơn nữa người Huế nổi tiếng thâm trầm và là “trai đa trá” mà! Sau này tôi được nghe anh Đặng Nhật Minh giải thích câu này, đó chỉ đơn giản là đàn ông Huế biết che giấu cảm xúc và nhất là lúc nào cũng… chân thành (điều này liệu có phải nhờ các bạn kiểm chứng không nhỉ ?!)… Tóm lại là nhiều khi họ “nói dzậy chứ hổng phải dzậy!” như tôi vẫn thường nói vui thế! Khó thật đấy! Một người đã khó, huống chi đây là hai… Nhưng mà thôi, tôi tự nhủ là không nên nghĩ nhiều nữa, các anh ấy thì cũng là người kia mà, lại có tiếng là những người đàn ông lịch lãm…!
Gặp các anh rồi mới thấy mình cứ “hồi hộp” một cách vô ích. Các anh thật gần gụi và vui tính. Đạo diễn Đặng Nhật Minh còn “diện” hẳn một đôi giày thể thao “đa sắc” long lanh với những đường vàng óng dưới chân mà anh “khoe” là vừa mua “để đi bộ ở Paris cho nhanh”. Quả vậy, những ai thích chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Paris thì nên đi bộ ! Còn Tô Nhuận Vỹ thì “diện” chiếc mũ lưỡi trai mà anh “khoe” rằng nó có tuổi đời đã gần đôi mươi…!
Đạo diễn Đặng Nhật Minh rất ấn tượng khi thấy tôi đến thăm các anh trên một con xe máy “khá khủng”! Vâng, ở Paris, tôi dùng mô tô, bởi nó cực kỳ tiện lợi so với xe hơi!
Trời Paris mùa này đỏng đảnh hệt như một thiếu nữ khi biết rằng mình đẹp ! Và thế nên không ngần ngại mà “làm khổ” các gã đàn ông si tình! Tức là nó cứ sáng mưa, trưa nắng, chiều mát, tối lành lạnh…
Chọn một quán cà phê nằm cạnh một con đường lớn náo nhiệt có người, xe chạy đông đúc trước mặt, nhưng khi vào trong thì tiếng ồn ào như bị chặn lại ngay từ ngưỡng cửa. Đạo diễn Đặng Nhật Minh thì “chạy loăng quăng” với cái máy ảnh trên tay. Anh nói muốn ghi được những hình ảnh gắn chặt với đời thường nhất, Tô Nhuận Vỹ trầm ngâm, còn tôi thì cứ nói như khướu vậy ! Gặp bạn bè Việt ở Paris, tôi khi nào cũng vui ! Bà chủ quán cà phê vui tính đề nghị được bấm máy ảnh cho ba người chúng tôi…
Đặng Nhật Minh luôn khen những quán cà phê Paris, cũng ồn ào nhưng thật thanh bình, với những cảnh trí thật hay. Tô Nhuận Vỹ nói lần này mới cảm thấy Paris đẹp thực sự! (Ô, Paris bao giờ chả đẹp!) Không biết anh khen thật hay khen nịnh đây! Vả lại không biết là do được ngồi uống cà phê cùng một “hương đồng gió nội” của Hà Tây quê lụa viễn xứ tại thành phố Ba Lê hoa lệ, hay do những lời giới thiệu của tôi về Paris… Quả thật là tôi đã rất yêu Paris! Chả gì thì tôi đã gắn bó với nó từ gần hai chục năm nay rồi!
Sau mấy ngày tranh thủ đi thăm con gái hiện đang sinh sống tại thành phố Budapest, Hungrie, Đặng Nhật Minh lại hết lời khen ngợi nơi đó! Khen món súp cá bên ấy ngon tuyệt, lại còn nói có thể đề nghị UNESCO vinh danh món ấy là Di sản của nhân loại.
Mới xa Huế vài tuần mà Tô Nhuận Vỹ đã rất nhớ Huế! Ngồi uống chưa hết ly cà phê nhỏ xíu mà không biết bao lần anh nhắc đến nơi ấy, đến đám bạn “cà phê sáng” của anh… Lại một chút “bồng bột” của người chỉ xa quê ít bữa rồi lại trở về chăng? Bởi anh hình như không để ý rằng khi anh nhắc nhiều về Huế của anh thì không khỏi khiến tôi chạnh lòng! Xa quê nhiều năm rồi, dẫu năm nào tôi cũng cố gắng về thăm, nhưng nỗi nhớ dành cho miền đất yêu thương ấy chưa bao giờ thôi day dứt trong tôi! Quê tôi không có dòng sông Hương thơ mộng chảy qua, nhưng có dòng sông Hồng uốn lượn, luôn bồi đắp phù sa cho đôi bờ bến bãi, tôi không có đám bạn “cà phê sáng”, nhưng lại có lũ bạn thuở ấu thơ đầu đời mà tôi đôi lúc nhớ chúng đến quay quắt. Quê tôi không có cồn Hến, bến Văn Lâu nhưng lại có những cánh đồng chạy dài tít tắp đến tận đường chân trời với những cánh cò trắng rập rờn trên biển lúa. Chẳng có các thành quách, lăng tẩm hoàng gia nhưng lại là một nơi có không ít những danh dân và không thiếu các đền đài chùa chiền… Nơi đó tôi có… vâng, nhiều lắm…
Thấy các anh thân thiện, cởi mở và dễ mến, tôi mạnh bạo nêu những suy nghĩ về văn chương và quan niệm viết văn của mình, các anh chân thành chia sẻ. Tôi vui lắm.
Tôi vốn là một đứa cũng rất mê phim ảnh, nên bàn luận khá nhiều với hai anh. Khi bàn về chuyện này, Đặng Nhật Minh thổ lộ, vẻ tư lự: “Bây giờ ở Việt Nam mà làm phim không có chân ngắn chân dài, không có đánh đấm thì… chỉ có lỗ vốn thôi!” Tôi tức thì không hiểu, nhưng sau đó thì hiểu liền nếu cứ chiểu theo những bộ phim Việt mới đây và những bộ phim do chính anh làm đạo diễn… Điều anh Minh trăn trở khiến tôi nhớ lại chuyện là cách đây ít lâu, có một lần nhà thơ Trần Đăng Khoa đã có câu thơ mà chúng tôi cứ… tròn mắt nhìn nhau, rồi lại phá lên cười vì cái sự ví von dí dỏm của anh :
“Ngồi buồn vạch khóa… xem chim
Còn hơn đi rạp xem phim nước mình!”
Cười thì cười đấy, nhưng giờ nghe lời tâm tình của anh Minh, tôi suy tư!
Khi tôi hỏi nhà văn Tô Nhuận Vỹ rằng tại sao anh lại “im hơi lặng tiếng” lâu như vậy, sao lại để Vùng Sâu ngủ vùi lâu như thế rồi mới công bố, anh trầm ngâm... Còn Đặng Nhật Minh thì chia sẻ rằng anh thấy vui khi gần đây những bộ phim cũ của mình được đài Truyền hình phát lại nhiều lần và được nhiều người xem cảm tình. Tuy vậy anh vẫn thấy tiếc khi xem lại chúng! Bởi anh thấy còn một số cảnh quay chưa thể hiện được đúng với suy nghĩ và mong muốn của anh, không hẳn do chủ quan mà do nhiều yếu tố khách quan nữa… Tôi hiểu và đồng cảm với các anh. Với người nghệ sỹ, mỗi tác phẩm là một đoạn đời của họ, là những gì họ nâng niu trân trọng, bởi đó là sản phẩm của những giây phút lao động khổ ải nhọc nhằn, những nghĩ suy trằn trọc, đôi khi phải vắt kiệt sức mình… Tôi mong bạn đọc và khán giả thấu hiểu cho họ…
Khi tôi nói với Đặng Nhật Minh rằng bộ phim Bao giờ cho đến tháng mười của anh được quay tại quê tôi… Anh ngạc nhiên. Vậy là chúng tôi lại có đề tài để mà nói!
Những câu chuyện cứ tiếp nối và thời gian cứ trôi, đã đến lúc phải chia tay các anh, tôi dù sao cũng ngậm ngùi. Ở những nơi xa quê hương như thế này, thường phải “có duyên” thì mới hội ngộ được, và khi chia tay rồi thì bao giờ mới tái ngộ đây!
Nhìn các anh lẩn vào dòng người hối hả trên đường, lòng tôi ngổn ngang bao ý nghĩ. Hai con người mà tôi hằng ngưỡng mộ thì đây, họ cũng bình thường giản dị như bất kỳ người nào ta gặp trong ngày. Tôi lại học được tính cách đó nơi các anh. Giản dị chân chất và thành thực với chính mình! Tôi mong sẽ có ngày gặp lại, bởi tôi tin: “Hữu duyên thiên lí năng tương ngộ…”.
Paris, 18/05/2013
H.C
(SDB9/6-13)
Người phát ngôn của nhà xuất bản Penguin Random House Canada đã xác nhận tin Alice Munro (1931 - 2024) qua đời ngày 13/5 vừa qua tại quê hương Ontario, Canada. Bà là cây bút truyện ngắn đầu tiên, và cũng là nhà văn Canada đầu tiên đạt giải Nobel năm 2013.
NGUYỄN CHÍ NHÂN
Bài LA MARSEILLAISE đã được ROUGET DE LISLE, sĩ quan công binh đồn trú tại Strasbourg sáng tác ngày 26 tháng tư năm 1792.
A THỊNH (Đài Loan)
Thuở sinh viên, tôi được thầy kể chuyện Hồng Thừa Trù(1). Làm quan cuối thời Minh, ông đã từng nói: "Quân ân tự hải, thần tiết như sơn" (Ơn đức nhà vua mênh mông tựa biển, khí tiết bề tôi vững chãi như non).
Trí óc con người thật là thông minh và tuyệt vời, nhưng ta vẫn chưa thể hiểu nổi nó một cách tường tận. Đôi khi trí óc có thể làm được những điều đáng kinh ngạc.
NANCY REAGAN (Mỹ)
Ai theo dõi những cuộc họp cấp cao, chắc chắn sẽ nói rằng, cuộc gặp gỡ giữa Ronald Reagan và Mikhail Gorbachov tập trung vào hai vấn đề then chốt khác: Quan hệ giữa hai vị nguyên thủ quốc gia và quan hệ giữa hai vị phu nhân của họ.
VŨ THƯỜNG LINH
NGUYỄN THỊ HIỀN LÊ - PHAN LÊ CHUNG
Motoi Yamamoto sinh năm 1966 tại Onomichi, tỉnh Hiroshima, Nhật Bản, là một nghệ sĩ đương đại có niềm đam mê nghệ thuật với sự sáng tạo kết hợp với chất liệu đặc biệt gắn liền với đời sống con người: muối.
ANNIE ERNAUX
Nobel Văn học 2022
ĐỖ QUANG HUY
Năm 2014, một trong những nhà văn vĩ đại nhất nước Pháp, bước ra ánh sáng. Một giờ chiều, ngày mùng chín tháng mười, Stockholm, Viện Hàn Lâm Thụy Điển đưa ra thông báo ngắn gọn: Giải Nobel Văn học 2014 thuộc về Patrick Modiano.
Gia đình gốc người Liban, sinh tại Le Caire, Ai Cập (1920), học tiểu học tại quê nhà, trung học tại Paris, lại trở về Le Caire học Trường Đại học Mỹ ngành báo chí, cùng chồng chuyển sang sống tại Liban năm 1942, định cư tại Paris từ năm 1946, nhập quốc tịch Pháp và sống luôn ở đó cho đến khi qua đời (2011), Andrée Chedid đã bắc nhịp cầu nối liền hai nền văn hóa Pháp và Trung Đông bằng những tác phẩm của mình.
VÕ BÙI LÊ LAM
HÀN GIANG
Tôi thấy một nàng tiên nhỏ buồn bã
Dưới bóng cây giấy
Tôi biết một nàng tiên nhỏ buồn bã
Một đêm bị gió cuốn bay(1)
GÉRARD CHAPUIS
Judith Gautier là nữ văn sĩ Pháp, sinh ngày 25 tháng 8 năm 1845 tại Paris. Bà chết khi đang dàn dựng và trang trí một máng cỏ hang lừa bởi cơn nhồi máu cơ tim ngày 26 tháng 12 năm 1917 tại Saint-Énogat/Dinard, hưởng thọ 72 tuổi.
TÔ NHUẬN VỸ
Ghi chép
AK.DISKINDƠ
(Liên Xô cũ)
Xavêli Đrôdơđốp, một đạo diễn trẻ vừa mới tốt nghiệp trường Đại học sân khấu đến thành phố Dakơpersk để nhận công tác tại nhà hát kịch địa phương. Anh đến đây với những ý định dũng cảm, những kế hoạch đầy hứa hẹn và niềm hy vọng tràn trề.
LƯƠNG DUY THỨ
(Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Quách Mạt Nhược 1892-1992)
Nói đến văn học Trung Quốc hiện đại không thể không nhắc đến Lỗ Tấn, Quách Mạt Nhược, Mạo Thuẫn, Tào Ngu, Ba Kim v.v.. Quả vậy, Quách Mạt Nhược là lão gia lớn đứng ở vị trí thứ hai sau Lỗ Tấn.
HOÀNG LONG
Khi sáng tác văn chương hay một tác phẩm nghệ thuật, người nghệ sỹ luôn muốn tác phẩm mình tạo ra sẽ hay để đời.