HIỆU CONSTANT
Reng reng… chuông điện thoại reo vang. “A lô, tôi nghe đây!” “Bọn anh vừa đến Paris rồi, hiện đang đi ăn sáng, khi mô mà kiếm quán ăn sáng ở Paris khó hỉ! Đi hoài mới thấy!”, là giọng của nhà văn Tô Nhuận Vỹ.
Khi còn ở Hà Nội tháng trước đó, đã được biết các anh sẽ sang Paris làm việc trong mấy tuần, tôi đương nhiên rất vui và hứa sẽ thu xếp thời gian để chia sẻ cùng các anh một buổi cà phê sáng ở Paris.
Khi nghe nhà văn Tô Nhuận Vỹ “phàn nàn” như vậy, tôi tủm tỉm khi hình dung ra các món ăn sáng của người Cố đô và Hà thành. Quả là nếu đi kiếm một quán ăn sáng là cơm hến, bún bò, bánh cuốn hay thậm chí là phở ở Paris thì… khó thật! Không phải là mò kim đáy bể… nhưng khó ! Chỉ là do thói quen và tập tục của từng vùng thôi.
Sau khi thấy công việc của các anh đã gần như hoàn thành, tôi nhắn sáng hôm sau sẽ đến dùng cà phê sáng với các anh và nếu có thể sẽ đưa các anh đi chơi Paris. Vẫn biết các anh đã từng qua lại Paris nhiều lần, nhưng có một “con ma xó” như tôi đây làm “hướng dẫn viên du lịch” thì các anh chắc sẽ được biết những ngóc ngách mà có khi kể cả dân Paris thứ thiệt vẫn còn chưa biết!
Tôi thực ra chỉ mới nghe tên các anh. Xem những bộ phim của Đặng Nhật Minh, đọc những tác phẩm của Tô Nhuận Vỹ, tức là “đứng từ xa mà nói với các anh”, nếu không muốn nói là “chỉ nhìn các anh từ xa” thôi, nên thực tình tôi chưa hiểu rõ tính cách của những người đàn ông Việt Nam nổi tiếng trong đời thực thì như thế nào. Trên đường đến chỗ các anh, tôi không khỏi hồi hộp… Hơn nữa người Huế nổi tiếng thâm trầm và là “trai đa trá” mà! Sau này tôi được nghe anh Đặng Nhật Minh giải thích câu này, đó chỉ đơn giản là đàn ông Huế biết che giấu cảm xúc và nhất là lúc nào cũng… chân thành (điều này liệu có phải nhờ các bạn kiểm chứng không nhỉ ?!)… Tóm lại là nhiều khi họ “nói dzậy chứ hổng phải dzậy!” như tôi vẫn thường nói vui thế! Khó thật đấy! Một người đã khó, huống chi đây là hai… Nhưng mà thôi, tôi tự nhủ là không nên nghĩ nhiều nữa, các anh ấy thì cũng là người kia mà, lại có tiếng là những người đàn ông lịch lãm…!
Gặp các anh rồi mới thấy mình cứ “hồi hộp” một cách vô ích. Các anh thật gần gụi và vui tính. Đạo diễn Đặng Nhật Minh còn “diện” hẳn một đôi giày thể thao “đa sắc” long lanh với những đường vàng óng dưới chân mà anh “khoe” là vừa mua “để đi bộ ở Paris cho nhanh”. Quả vậy, những ai thích chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Paris thì nên đi bộ ! Còn Tô Nhuận Vỹ thì “diện” chiếc mũ lưỡi trai mà anh “khoe” rằng nó có tuổi đời đã gần đôi mươi…!
Đạo diễn Đặng Nhật Minh rất ấn tượng khi thấy tôi đến thăm các anh trên một con xe máy “khá khủng”! Vâng, ở Paris, tôi dùng mô tô, bởi nó cực kỳ tiện lợi so với xe hơi!
Trời Paris mùa này đỏng đảnh hệt như một thiếu nữ khi biết rằng mình đẹp ! Và thế nên không ngần ngại mà “làm khổ” các gã đàn ông si tình! Tức là nó cứ sáng mưa, trưa nắng, chiều mát, tối lành lạnh…
Chọn một quán cà phê nằm cạnh một con đường lớn náo nhiệt có người, xe chạy đông đúc trước mặt, nhưng khi vào trong thì tiếng ồn ào như bị chặn lại ngay từ ngưỡng cửa. Đạo diễn Đặng Nhật Minh thì “chạy loăng quăng” với cái máy ảnh trên tay. Anh nói muốn ghi được những hình ảnh gắn chặt với đời thường nhất, Tô Nhuận Vỹ trầm ngâm, còn tôi thì cứ nói như khướu vậy ! Gặp bạn bè Việt ở Paris, tôi khi nào cũng vui ! Bà chủ quán cà phê vui tính đề nghị được bấm máy ảnh cho ba người chúng tôi…
Đặng Nhật Minh luôn khen những quán cà phê Paris, cũng ồn ào nhưng thật thanh bình, với những cảnh trí thật hay. Tô Nhuận Vỹ nói lần này mới cảm thấy Paris đẹp thực sự! (Ô, Paris bao giờ chả đẹp!) Không biết anh khen thật hay khen nịnh đây! Vả lại không biết là do được ngồi uống cà phê cùng một “hương đồng gió nội” của Hà Tây quê lụa viễn xứ tại thành phố Ba Lê hoa lệ, hay do những lời giới thiệu của tôi về Paris… Quả thật là tôi đã rất yêu Paris! Chả gì thì tôi đã gắn bó với nó từ gần hai chục năm nay rồi!
Sau mấy ngày tranh thủ đi thăm con gái hiện đang sinh sống tại thành phố Budapest, Hungrie, Đặng Nhật Minh lại hết lời khen ngợi nơi đó! Khen món súp cá bên ấy ngon tuyệt, lại còn nói có thể đề nghị UNESCO vinh danh món ấy là Di sản của nhân loại.
Mới xa Huế vài tuần mà Tô Nhuận Vỹ đã rất nhớ Huế! Ngồi uống chưa hết ly cà phê nhỏ xíu mà không biết bao lần anh nhắc đến nơi ấy, đến đám bạn “cà phê sáng” của anh… Lại một chút “bồng bột” của người chỉ xa quê ít bữa rồi lại trở về chăng? Bởi anh hình như không để ý rằng khi anh nhắc nhiều về Huế của anh thì không khỏi khiến tôi chạnh lòng! Xa quê nhiều năm rồi, dẫu năm nào tôi cũng cố gắng về thăm, nhưng nỗi nhớ dành cho miền đất yêu thương ấy chưa bao giờ thôi day dứt trong tôi! Quê tôi không có dòng sông Hương thơ mộng chảy qua, nhưng có dòng sông Hồng uốn lượn, luôn bồi đắp phù sa cho đôi bờ bến bãi, tôi không có đám bạn “cà phê sáng”, nhưng lại có lũ bạn thuở ấu thơ đầu đời mà tôi đôi lúc nhớ chúng đến quay quắt. Quê tôi không có cồn Hến, bến Văn Lâu nhưng lại có những cánh đồng chạy dài tít tắp đến tận đường chân trời với những cánh cò trắng rập rờn trên biển lúa. Chẳng có các thành quách, lăng tẩm hoàng gia nhưng lại là một nơi có không ít những danh dân và không thiếu các đền đài chùa chiền… Nơi đó tôi có… vâng, nhiều lắm…
Thấy các anh thân thiện, cởi mở và dễ mến, tôi mạnh bạo nêu những suy nghĩ về văn chương và quan niệm viết văn của mình, các anh chân thành chia sẻ. Tôi vui lắm.
Tôi vốn là một đứa cũng rất mê phim ảnh, nên bàn luận khá nhiều với hai anh. Khi bàn về chuyện này, Đặng Nhật Minh thổ lộ, vẻ tư lự: “Bây giờ ở Việt Nam mà làm phim không có chân ngắn chân dài, không có đánh đấm thì… chỉ có lỗ vốn thôi!” Tôi tức thì không hiểu, nhưng sau đó thì hiểu liền nếu cứ chiểu theo những bộ phim Việt mới đây và những bộ phim do chính anh làm đạo diễn… Điều anh Minh trăn trở khiến tôi nhớ lại chuyện là cách đây ít lâu, có một lần nhà thơ Trần Đăng Khoa đã có câu thơ mà chúng tôi cứ… tròn mắt nhìn nhau, rồi lại phá lên cười vì cái sự ví von dí dỏm của anh :
“Ngồi buồn vạch khóa… xem chim
Còn hơn đi rạp xem phim nước mình!”
Cười thì cười đấy, nhưng giờ nghe lời tâm tình của anh Minh, tôi suy tư!
Khi tôi hỏi nhà văn Tô Nhuận Vỹ rằng tại sao anh lại “im hơi lặng tiếng” lâu như vậy, sao lại để Vùng Sâu ngủ vùi lâu như thế rồi mới công bố, anh trầm ngâm... Còn Đặng Nhật Minh thì chia sẻ rằng anh thấy vui khi gần đây những bộ phim cũ của mình được đài Truyền hình phát lại nhiều lần và được nhiều người xem cảm tình. Tuy vậy anh vẫn thấy tiếc khi xem lại chúng! Bởi anh thấy còn một số cảnh quay chưa thể hiện được đúng với suy nghĩ và mong muốn của anh, không hẳn do chủ quan mà do nhiều yếu tố khách quan nữa… Tôi hiểu và đồng cảm với các anh. Với người nghệ sỹ, mỗi tác phẩm là một đoạn đời của họ, là những gì họ nâng niu trân trọng, bởi đó là sản phẩm của những giây phút lao động khổ ải nhọc nhằn, những nghĩ suy trằn trọc, đôi khi phải vắt kiệt sức mình… Tôi mong bạn đọc và khán giả thấu hiểu cho họ…
Khi tôi nói với Đặng Nhật Minh rằng bộ phim Bao giờ cho đến tháng mười của anh được quay tại quê tôi… Anh ngạc nhiên. Vậy là chúng tôi lại có đề tài để mà nói!
Những câu chuyện cứ tiếp nối và thời gian cứ trôi, đã đến lúc phải chia tay các anh, tôi dù sao cũng ngậm ngùi. Ở những nơi xa quê hương như thế này, thường phải “có duyên” thì mới hội ngộ được, và khi chia tay rồi thì bao giờ mới tái ngộ đây!
Nhìn các anh lẩn vào dòng người hối hả trên đường, lòng tôi ngổn ngang bao ý nghĩ. Hai con người mà tôi hằng ngưỡng mộ thì đây, họ cũng bình thường giản dị như bất kỳ người nào ta gặp trong ngày. Tôi lại học được tính cách đó nơi các anh. Giản dị chân chất và thành thực với chính mình! Tôi mong sẽ có ngày gặp lại, bởi tôi tin: “Hữu duyên thiên lí năng tương ngộ…”.
Paris, 18/05/2013
H.C
(SDB9/6-13)
VALENTIN HUSSON
Trước hết, ta phải hướng sự chú ý đến động từ “cách ly” khi mà với tư cách là một ngoại động từ, nó có nghĩa là sự vứt bỏ ra khỏi một giới hạn; trong khi với tư cách là một nội động từ, nó hướng đến sự ràng buộc để ở lại trong một vài giới hạn nhất định. Nó vừa nói lên cả sự vứt bỏ lẫn sự rút lui; vừa hiện diện vừa vắng mặt.
HIỀN LÊ
Hiroshi Sugimoto (sinh năm 1948 tại Tokyo) là nhà kiến trúc sư, nhiếp ảnh gia người Nhật.
Palomar là tác phẩm hư cấu cuối cùng của Italo Calvino (1923 - 1985), một trong những nhà văn lớn nhất của Ý ở thế kỉ 20, xuất bản tháng 11 năm 1983.
TRẦN KIÊM ĐOÀN
Nếu bình thường thì giờ nầy chúng tôi đang ở “hộp đêm” trong bụng máy bay Eva trên đường về Quê hương và đang vượt nửa sau Thái Bình Dương.
JEAN-CLET MARTIN
Trong thời điểm cách ly và tự cách ly này, thế giới tái khám phá ra chiều kích mang lại cho nó một phương hướng nhất định.
Slavoj Žižek, nhà triết học người Slovenia, được mệnh danh là “nhà triết học nguy hiểm nhất ở phương Tây” hiện nay. Ông nổi tiếng với tác phẩm Đối tượng trác tuyệt của ý thức hệ (The Sublime Object of Ideology, 1989), ở đó ông đã kết hợp quan niệm duy vật Marxist và phân tâm học Lacan để hướng đến một lý thuyết về ý thức hệ.
MARKUS GABRIEL
Trật tự thế giới bị lung lay. Một loại virus đang lây lan trên quy mô vô hình của vũ trụ mà ta không hề biết được những chiều kích thực sự của nó.
ĐỖ LAI THÚY
M. Bakhtin (1895 - 1975), nhà nghiên cứu văn học Nga - Xô viết có tầm ảnh hưởng bậc nhất ở Việt Nam. Ông là nhà lý luận tiểu thuyết. Người phát hiện/minh ra tiểu thuyết đa âm, tính đối thoại, nguyên tắc thời-không, tính nghịch dị và văn học carnaval hóa…
THÁI THU LAN
Émile Zola là một nhà văn hiện thực lớn nhất đồng thời cũng phức tạp nhất của nước Pháp ở cuối thế kỷ thứ 19, là người sáng lập lý luận về chủ nghĩa tự nhiên, là một tấm gương lao động không mệt mỏi, là một chiến sĩ có tinh thần chiến đấu dũng cảm chống chiến tranh phi nghĩa, chống quyền lực tàn bạo và bênh vực quần chúng lao động nghèo khổ.
NGUYỄN TÚ ANH - TRẦN KỲ PHƯƠNG
Trong nghệ thuật Ấn Độ cũng như nghệ thuật Chàm, hình tượng con chuột luôn mang ý nghĩa tốt đẹp, đó là con chuột nhà hay chuột nhắt (mouse), chứ không phải chuột cống.
ANĐRÂY GOCBUNỐP (Tiến sĩ ngôn ngữ học Liên Xô)
Gần đây đã có những khám phá rất có ý nghĩa ở Washington và London, trong những cuốn sách đã yên nghỉ trên các kệ sách thư viện trong cả bốn thế kỷ nay.
NGUYỄN ĐỨC TÙNG
Jen học trước tôi hai năm, đàn chị. Cô là thường trú, PGY- 4, tôi là PGY- 2. Trong nghề chúng tôi, hơn nhau một năm đã là tình thầy trò, huống gì hơn hai.
LƯU TÂM VŨ
hồi ký
LTS : Nhà văn Lưu Tâm Vũ sinh năm 1942, tốt nghiệp sư phạm Bắc Kinh năm 1961, sau đó dạy học nhiều năm ở Bắc Kinh. Truyện ngắn đầu tay Chủ nhiệm lớp đoạt giải thưởng truyện ngắn ưu tú toàn quốc 1978, được coi là tác phẩm mở đầu cho văn học thời kỳ mới.
Cách đây 40 năm khi nhà xuất bản Morrow and Avon chi 5 triệu đô la cho James Clavell, tác giả những cuốn tiểu thuyết lịch sử nổi tiếng như Hồng Kông ngày ấy, Đại tướng quân, Whirlwind, giới xuất bản ở Mỹ choáng váng. Nhưng bây giờ tiền nhuận bút đã vượt xa kỷ lục ấy.
ALAN BURNS
William Carlos Williams cũng như bất cứ người nào, đến rất gần với việc nhận thức ra lý tưởng mới của chủ nghĩa hình tượng, nhất là trong những bài thơ như “The Great Figure” và “The Red Wheelbarrow”.
Đây là một câu chuyện về di dân được viết theo chương trình “Dự án chiếc giày” (The Shoe Project) được khởi xướng thành lập bởi tiểu thuyết gia Katherine Govier, Toronto, Canada. Chương trình này bao gồm việc giúp các phụ nữ di dân viết một câu chuyện 600 từ về kinh nghiệm di dân của mình và lên một sân khấu nhỏ để trình diễn (đọc) câu chuyện đó trước những khán giả trong vùng. “Dự án chiếc giày” được thực hiện ở Antigonish với sự giúp đỡ của tiểu thuyết gia Anne Simpson và nhà biên kịch Laura Teasdale.
NHƯ QUỲNH DE PRELLE
Tôi đã từng mơ ước về quê nhà để đọc thơ tiếng Việt, để thổn thức cùng thi ca tiếng Việt. Thế mà, ở nơi này, giữa trái tim châu Âu và trong lòng bạn bè quốc tế, tiếng Việt của tôi ngân lên giữa những nhịp điệu, những giọng nói hoàn toàn khác. Và tôi đi đọc thơ, tự bao giờ tôi cũng tự chuyển ngữ những bài thơ của chính mình với bạn đọc ở đây. Đi đọc thơ, bao điều thú vị và những mới mẻ.
HÂN QUY
(Phỏng vấn nhà báo lão thành LÉO FIGUÈRES)
PATRICIA HIGHSMITH
NGUYỄN ĐỨC TÙNG
Một người bạn cũ ở Mỹ kể với tôi rằng gần mười năm nay anh không đi du lịch xa, cũng không về Việt Nam, mặc dù nhớ. Tôi hỏi lý do, anh bảo vì sợ nỗi buồn chán khi phải ngồi trên máy bay mười mấy giờ.