Bức tâm thư của người con dâu nước Việt

10:25 22/03/2011
“Có động đất ở Nhật Bản!” Tôi đang loay hoay xếp lại chồng sách vở ngổn ngang trên bàn thì nghe chồng tôi, giáo sư Michimi Munarushi người Nhật mới về Việt Nam 3 hôm trước báo.
Vẫn như thường lệ chuyện động đất, núi lửa, sóng thần … ở Nhật Bản đối với tôi đã trở thành quen thuộc. Tám năm sống ở Nhật trong một gia đình gia phong, tôi đã được cha mẹ và chồng tôi dạy dỗ đủ thứ, trong đó có việc chuẩn bị tâm thế và ứng phó đối với động đất như thế nào, trong tình thế, hoàn cảnh mà hầu như không ngày nào không xảy ra trên đất nước Mặt trời mọc: “ Động đất, sóng thần, núi lửa” … Vì thế tôi đã không để tâm vào lời nói của anh ấy mấy.

Một lúc sau tôi lại nghe lời nói của chồng tôi dồn dập hơn: “ động đất lớn ở Sendai”, nơi cha mẹ  và rất nhiều bà con đang cư ngụ. Ngồi trước máy vi tính với nét mặt căng thẳng liên tục cập nhật thông tin tay anh không rời con chuột, tôi nghĩ chắc có chuyện bất thường. Tình hình càng lúc càng tồi tệ .Hình ảnh rung chuyển đổ nát trong 1 vùng rộng lớn của các tỉnh trong vùng Đông Bắc Nhật Bản đã lôi cuốn đôi mắt tôi dõi theo màn hình. Sau những rung chuyển đầu tiên lúc 2.46 phút thì sau 30 phút sóng thần ập đến. Sự chuẩn bị tránh nạn của người dân không kịp với tốc độ và sức mạnh của cơn sóng cao 10m. Trong tích tắc các thành phố miền duyên hải từng là những hải cảng lớn, những nơi lý tưởng thơ mộng về cảnh sắc đã bị sóng đánh tan tành, trở thành những bình địa ngổn ngang. Cha mẹ chồng tôi ở cách Sendai khoảng 13 km về phía Đông Bắc gọi là thành phố Shiogama, nơi có hải cảng cách nhà khoảng 5km. Sự lo lắng, bàng hoàng càng lúc càng tăng. Cha mẹ đang ở nơi trong tình trạng nguy hiểm. Chồng tôi tay rời con chuột điện thoại về nhà: Điện thoại không liên lạc được. Thông tin về người chết, sự thiệt hại càng lúc càng tăng lên. Nhưng với sự bình tĩnh vốn dĩ là bản tính độc đáo của người Nhật Bản, chồng tôi trấn an tôi “ nhà cha mẹ ở trên địa thế cao, lại kiên cố, trong một khu vườn rộng hi vọng chắc không sao” … Thế nhưng thỉnh thoảng anh lại đứng dậy đi đi lại lại suy nghĩ điều gì, rồi lại gọi về Nhật Bản, thông tin liên lạc đã bị tê liệt hoàn toàn, giao thông cũng bị hư hại tắc nghẽn .

Sau mọi nổ lực cố gắng để liên lạc về nhà thất bại thì hai ngày sau chúng tôi nhận được tin nhắn Email của người chú ruột ở Sendai với một dòng ngắn ngủi “ cha mẹ không sao, đừng lo!”. Rồi sau đó không liên lạc được nữa. Chúng tôi tự hỏi không biết có phải người chú trấn an mình không. Bồn chồn, hồi hộp chờ đợi thông tin, vợ chồng tôi ăn ngủ không yên, cộng thêm đợt lạnh lần này khiến anh ấy bị ốm nặng. Ba ngày sau khi xảy ra đông đất (14/3), theo kế họach anh bay về Tokyo, tìm cách liên lạc với cha mẹ cũng không có tin tức gì hơn ngoài lời nhắn tin lửng Email của ông chú hôm trước. Anh hủy bỏ chuyến đi công tác Canada ngày 16/3 đã chuẩn bị chu đáo, dự định tìm cách về thăm cha mẹ theo đường rừng là sự tính toán duy nhất lúc này. Lo ngại cho cách đi chẳng có gì bảo đảm an toàn tính mạng giữa rừng núi đêm khuya, không điện, hết xăng thì còn khổ hơn nhiều. Điều gì đến cũng đã đến. Ngày hôm sau 17/3 thì chồng tôi vui mừng nhận được cú điện thoại mẹ gọi lên. Sau hơn 1 tuần sống trong lo âu chờ đợi giờ đây con cháu đã thở phào nhẹ nhỏm. Cha mẹ được an toàn nhờ khu nhà vườn biệt thự nằm trong một địa thế cao lý tưởng, nơi sóng thần không đến được. Sự rung chuyển của trái đất 8,9 độ không làm sập ngôi nhà vốn rất kiên cố, chỉ có một vài hư hại không đáng kể. Những ngày thiếu điện, nước, chống chọi với cái giá lạnh khắc nghiệt cuối đông đối với cha mẹ thật là kinh khủng, nhưng cha mẹ tôi đã đón nhận và vượt qua nó như một lẽ thường tình. Nhờ sự chu đáo đến mức tối đa nên trong những ngày đại nạn họ vẫn có đầy đủ mọi thứ để sống qua những ngày đông tàn một cách bản lĩnh trong hoàn cảnh tan thương của xứ sở.

Sendai- thủ phủ của tỉnh Miyagi, vốn dĩ mạnh mẽ bởi sức sống và sức vươn lên thần kỳ của một thành phố công nghiệp hiện đại nhưng vẫn hiền hòa và thơ mộng bởi cánh sắc thiên nhiên hài hòa giữa núi sông và biển hồ, giờ đây đang quằn mình đau đớn tang tóc cùng với nỗi đau chung với người dân các tỉnh Iwate, tỉnh Fukishima… do cơn sóng thần hung giữ quét sạch có nơi gần như xóa sổ. Miyagi là nơi chịu thiệt hại nặng nhất về người và của, khoảng 1/10 dân số bị chết và mất tích...

Các lễ hội đầu Xuân sắp bắt đầu, chắc chắn những người may mắn thoát nạn nơi đây không thể vui nổi để tận hưởng mùa hoa Anh Đào thanh bình dưới nắng xuân ấm áp như mọi năm. Những lễ hội Búp Bê 3/3; lễ hội cá Chép 5/5 rộn rã của các em bé trai gái, cũng không còn không khí như trước. Và mùa hè sắp tới đây, lễ hội Hanabata ( lễ hội Ngưu Lang - Chức Nữ) ngày 7 tháng 8 dương lịch được tổ chức ở Sendai hằng năm rất hoành tráng và rực rỡ nhất với những nghi lễ, nghi thức lung linh trang trọng như cõi tiên trên trần thế trong bầu không khí vui nhộn đầy ý nghĩa bản sắc văn hóa Nhật Bản độc đáo chắc không còn vui nữa; Lễ hội Ôbôn ( từ ngày 12-8 đến 15-8) gọi linh hồn người đã khuất trong mỗi gia đình về với tổ tiên năm nay chắc nhiều ngậm ngùi nức nở đau thương…

Với tư cách là người con dâu của xứ hoa Anh đào, tôi thành tâm chia sẽ nỗi mất mát lớn lao này tới người dân Nhật Bản. Với bản lĩnh và ý chí quả cảm, với tinh thần đoàn kết và sức mạnh dân tộc tôi hy vọng người Nhật Bản sẽ sớm khôi phục lại đất nước trong một thời gian ngắn

Trong những ngày xảy ra đại họa ở quê hương chồng tôi, tôi đã nhận được hàng trăm cuộc điện thoại, email, tin nhắn của bạn bè khắp nơi trong và ngoài nước thăm hỏi chia sẻ với cha mẹ tôi ở Nhật. Đặc biệt là sự quan tâm thường xuyên của các anh chị nhà văn ở Thừa Thiên Huế: nhà văn Tô Nhuận Vỹ, nhà văn Hà Khánh Linh, nhà văn Hồng Nhu, tiến sĩ  Huyền sâm, chú Cáp Doãn Bình, nhà sử học Mai Khắc Ứng hiện đang an dưỡng ở Canada, vợ chồng giáo sư Hồ Thế Hà… cùng các thầy cô giáo và các em sinh viên các trường Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Sư Phạm, Đại Học Khoa Học, Đại học Y Khoa Huế, các bác sĩ và bạn bè ở Bệnh viên Trung Ương Huế … Cha mẹ chồng tôi, bác sĩ Muranushi Iwao và nhà giáo Muranushi Hiroko kính gởi lời cảm ơn về sự quan tâm sâu sắc đến gia đình tôi, về sự đồng cảm với người dân Nhật Bản trong cơn hoạn nạn này. Cảm ơn những người bạn Việt Nam yêu mến luôn dành cho người dân Nhật Bản những tình cảm tốt đẹp chân thành…

Đất nước Nhật bản sẽ hồi sinh, sẽ vươn dậy mạnh mẽ. Điều đó được thể hiện rất rõ trong tinh thần, ý thức và lối sống văn hóa của mỗi người dân, ngay cả trong lúc hoạn nạn.

NGUYỄN THANH SONG CẦM







Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Suốt gần 20 năm qua, nghệ sĩ Sébastien Laval, đến từ vùng Poitou Charentes - nước Pháp, đã rong ruổi khắp mọi miền trên dải đất hình chữ S để cảm nhận và “ghi” lại những hình ảnh sống động nhưng rất đỗi bình dị trong cuộc sống đời thường của con người Việt Nam. Chính sự lao động nghệ thuật không mệt mỏi của người nghệ sĩ tài hoa này đã đem đến sự mới lạ tại Festival Huế 2014 với bộ ảnh độc đáo về 54 dân tộc Việt...

  • NGUYỄN CƯƠNG

    Chiến tranh đã lùi vào quá khứ mấy chục năm. Nhưng hậu quả của nó để lại thì chưa biết khi nào mới khắc phục xong, trong đó có di chứng chất độc hóa học dioxin, đến nay đã di truyền sang thế hệ thứ 3 và không biết sẽ đến thế hệ thứ bao nhiêu? Vì chất dioxin tồn lưu trong lòng đất có thời gian bán phân hủy lên tới hàng trăm năm!

  • Đây thật sự là một quyết định rất hợp lý, đúng với nguyện vọng của đông đảo nhân dân cả nước.

  • TÂM VĂN

    Năm 1980 xã tôi trống dong cờ mở, mổ bò ăn mừng xã được công nhận xóa nạn mù chữ, phổ cập bổ túc văn hóa lớp năm; nhân dịp về quê, được UBND xã mời dự, tôi xắm rắm đi, ông nội tôi nói: “Họ mần quá bậy, dân dốt mất thôi”.

  • LƯU THỦY

    Thừa Thiên Huế đang tăng tốc trên tiến trình xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương. Cuộc làm việc mới đây giữa đoàn khảo sát Trung ương với lãnh đạo tỉnh đã định hình phương án cấu trúc đô thị tương lai. Còn rất nhiều việc phải thực hiện để cuộc chuyển mình đưa Thừa Thiên Huế lên thành phố trực thuộc Trung ương; nhưng có một điều phải luôn lưu ý: phải hết sức giữ gìn để phát huy các giá trị di sản, sinh thái, cảnh quan, môi trường hết sức đặc trưng của nó.

  • Mở đầu chuyến thăm Việt Nam lần thứ 5, Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa - bậc thầy giác ngộ tâm linh quốc tế - vừa có cuộc trò chuyện với các đại diện Hội Nhà văn VN tại Văn Miếu Quốc Tử Giám. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều chọn và đọc câu hỏi.

  • Năm 2010, Đức Pháp Vương Gyalwang Dpukpa đã viếng thăm Việt Nam. Trong dịp này, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đã có một cuộc trò chuyện với Ngài. Vào 8h30 ngày 05/4/2014, Đức Pháp Vương với sự cộng tác của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều sẽ có cuộc đối thoại giữa với các nhà văn Việt Nam tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội. VanVN.Net xin đăng tải cuộc trò chuyện giữa Đức Pháp Vương và nhà thơ Nguyễn Quang Thiều cách đây 4 năm.

  • Một sử gia người Na Uy trong nhiều năm ròng đã nghiên cứu về lịch sử Việt Nam với nhiều tình cảm đặc biệt. Mới đây, ông đã cho đăng tải bộ sưu tập gồm 122 số báo Việt Nam Độc Lập do Mặt trận Việt Minh xuất bản từ năm 1941-1945.

     

  • Sau này tôi cũng đã điều chỉnh suy nghĩ. Tôi cho rằng những lầm lẫn trong xã hội, nếu có, có lẽ trách nhiệm ở chính người dân chúng ta, chiếm 51%.

  • 39 năm trước, Chiến dịch Huế- Đà Nẵng với mốc son đáng nhớ là ngày 26-3 toàn tỉnh Thừa Thiên- Huế được giải phóng hoàn toàn. 

  • Bức thư của một bạn trẻ tự xưng là du học sinh Nhật Bản tại Việt Nam đang gây xôn xao cộng đồng mạng những ngày qua.

  • Hạnh phúc là điều ai cũng hướng tới, tìm kiếm, mỏi mong có được. Và, hạnh phúc, đối với mỗi người hoàn toàn không giống nhau, cách gọi tên hạnh phúc khác nhau do hoàn cảnh sống sai biệt và do cách nhìn về cuộc sống không như nhau.

  • Sự thật là một điều không dễ dàng tìm cho ra, cho nên con người phải phát triển khoa học, phát triển công nghệ trên mọi lĩnh vực.

  • Đó là ý kiến của Bộ trưởng Bộ GDĐT Phạm Vũ Luận tại phiên họp ngày 25.2 của Hội đồng Quốc gia về giáo dục và phát triển nhân lực giai đoạn 2011-2015, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

  • Hình như khi Thượng đế sinh ra một thiên tài, người đều đặt vào họ những thói tật kỳ dị, khác người? Sự vĩ đại của họ đôi khi được làm nên từ những “mặt trái” - dị thường này? GS.BS. Tôn Thất Tùng là một thiên tài như vậy.

  • TRÊN TIẾN TRÌNH XÂY DỰNG THỪA THIÊN HUẾ TRỞ THÀNH THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

    LÊ VĂN LÂN

  • 5 giờ sáng ngày 17 tháng 2 năm 1979,  hơn 120.000 lính Trung Quốc tràn vào Việt Nam, mở đầu cho cuộc chiến nhà cầm quyền Bắc Kinh huy động tới hơn 600.000 quân tấn công toàn tuyến biên giới phía Bắc của Tổ quốc ta. 

  • HỒ TƯ

    Huế có Hoàng thành, quần thể lăng tẩm, đền đài của người xưa để lại, nay đã trở thành di sản văn hóa thế giới, hiện đang được trùng tu, tôn tạo và khai thác du lịch, có nhã nhạc cung đình cũng là một di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

  • "Nói đến cuộc sống là vô biên không thể kể xiết nào là vui buồn, khổ đau, hạnh phúc, mệt nhọc, sung sướng… nhưng điều tất yếu là ta phải biết nhận diện nó, để rồi chuyển hoá nó thì tự nhiên cuộc sống trở nên có ý nghĩa hơn, thong dong hơn, đừng nói gì đến “Mỗi lần nêu ra một lần mới”. Ví như ban nãy tôi đang đứng giữa trời đất đưa tay chỉ bầy chim én bay lượn trên cao, tay vừa đưa lên thì chúng đã bay xa. Cho nên mỗi chúng ta đừng vội vàng đi tìm cầu mà hãy trân quý cuộc sống trong hiện tại cho thật thi vị nhiệm mầu". (Trích Tâm quán tình người, Thích Pháp Bảo)

  • Mặc dù được “mệnh danh” là vùng đất có nền văn hóa, nghệ thuật truyền thống lâu đời nhưng thiết chế văn hóa của Thừa Thiên- Huế đang còn nhiều bất cập. Nhiều địa điểm biểu diễn nghệ thuật chưa xứng tầm với các sự kiện quốc gia, quốc tế; hệ thống nhà văn hóa (NVH) ở các cấp được đầu tư xây dựng nhưng hoạt động chưa hiệu quả.