Bà Kha Thị Đàng - vợ cố nhạc sỹ Châu Kỳ đã bật mí về con đường mòn xuyên qua một cánh đồng lúa mà bà cho rằng chính con đường này đã tạo cảm hứng cho chồng bà và nhà thơ Hồ Đình Phương viết lên ca khúc “Con đường xưa em đi”.
Vợ chồng nhạc sĩ Kha Thị Đàng - Châu Kỳ ngày cưới.
Trước khi đến với một nửa của cuộc đời mình là bà Kha Thị Đàng, nhạc sỹ Châu Kỳ cũng trải qua nhiều cuộc tình, trong đó có những cuộc tình đã khiến trái tim ông tan nát và thậm chí đã có lúc, nhạc sỹ Châu Kỳ đã có ý định tự tử vì tình yêu. May mắn là những người thân đã khuyên nhủ kịp thời. Bởi vậy những ca khúc do ông sáng tác thời kỳ đầu thường ủ ê, não nề, mang đầy tâm trạng buồn đau cho mãi đến khi ông gặp bà KhaThị Đàng.
Bà Kha Thị Đàng là em chú bác với kỹ sư Kha Vạng Cân - Một nhân sỹ cách mạng thuộc gia đình họ Kha nổi tiếng đất Sài Gòn (tên Kha Vạng Cân hiện đã được đặt cho một con đường lớn tại quận Thủ Đức- TPHCM). Theo bà kể lại thì bà gặp nhạc sỹ Châu Kỳ năm bà vừa tròn 18 tuổi và đang là nữ sinh trường Gia Long - Một ngôi trường danh giá tại Sài Gòn ngày đó. Thời điểm đó, nhạc sỹ Châu Kỳ cũng vừa đổ vỡ trong chuyện tình cảm và bị khủng hoảng tinh thần. Nhưng rồi gặp cô nữ sinh Gia Long xinh đẹp, tâm hồn người nhạc sỹ đã có những rung động. Nhạc sỹ đã tặng bà ca khúc “Hững hờ” với những dòng đề tặng: “Trách ai khéo hững hờ” như một lời nhắn nhủ. Và cô nữ sinh trường Gia Long vì yêu mến tài năng người nhạc sỹ đã từ bỏ cuộc sống “nhung lụa” để đi theo tiếng gọi tình yêu. Hạnh phúc trong tình yêu mới, những sáng tác của người nhạc sỹ đã có nhiều thay đổi, không còn những ca khúc não tình, không còn sự chất chứa oán hờn đau đớn như ngày nào. Dù cuộc sống gia đình nhac sỹ Châu Kỳ có nhiều khó khăn do bản tính nghệ sỹ của ông, nhưng nhờ sự vun vén của bà, người nhạc sỹ đã có cuộc sống hạnh phúc bên gia đình cho đến cuối đời.
Tình yêu đó đã chắp cánh, giúp cho sự nghiệp của nhạc sỹ Châu Kỳ thêm thăng hoa. Trong đó chỉ riêng ca khúc có hình ảnh con đường cũng khá nhiều như “Con đường xưa em đi”; “Cuối đường kỷ niệm”, “Đi giữa quê hương”, “Đường về nhà em”… Theo bà Kha Thị Đàng thì con đường đã làm nên cảm hứng cho nhạc sỹ cùng người bạn thân của mình là nhà thơ Hồ Đình Phương viết lên ca khúc “Con đường xưa em đi” là con một con đường đất nhỏ nằm sau Nhà máy giấy Tân Mai - TP Biên Hoà (thuộc Đồng Nai bây giờ). Bà kể: “Ngày đó tôi làm kế toán ở nhà máy giấy Tân Mai, anh Hồ Đình Phương cũng đang làm phó giám đốc hành chính ở đây. Phía sau nhà máy có dãy nhà tập thể cho công nhân nghỉ ngơi và nối tới nhà máy là con đường mòn xuyên qua một cánh đồng lúa. Chúng tôi thường qua lại trên con đường đó. Cứ mỗi lần thấy tôi đi qua anh Hồ Đình Phương lại nói vui với tôi câu “Con đường xưa em đi”. Một thời gian sau thì bài hát “Con đường xưa em đi” ra đời. Vì chồng tôi thường có thói quen đàn để sáng tác những giai điệu nhạc hay còn anh Hồ Đình Phương hay tìm lời cho những giai điệu đó. Hai người đã sáng tác chung như thế cả vài chục ca khúc theo cách như thế nên tôi nghĩ bài “Con đường xưa em đi” là bài hát chồng tôi và anh Hồ Đình Phương lấy cảm hứng từ con đường mòn đó”.
Bà Đàng cũng khẳng định nhạc sỹ Châu Kỳ và cả nhà thơ Hồ Đình Phương không hề đăng lính ngày nào, nhưng câu hát trong ca khúc như “Chiến trường anh bước đi” hay “Đêm nay phiên gác canh dài”… chỉ là những hình ảnh ẩn dụ. Trò chuyện với báo giới, bà Kha Thị Đàng cho biết tới thời điểm này, bà chưa hề nhận được bất cứ công văn nào thông báo chính thức về việc cấm ca khúc “Con đường xưa em đi”. Mọi thông tin bà chỉ được biết thông qua các phương tiện truyền thông. Bà cho biết: “Ban đầu nghe tin chỉ tạm dừng lưu hành để rà soát lại tôi hi vọng bài hát sẽ được tiếp tục lưu hành và phổ biến, nhưng khi biết bài hát đã bị cấm lưu hành vĩnh viễn tôi cảm thấy rất buồn và hụt hẫng, tâm trạng chung của những người trong gia đình tôi cũng vậy. Tôi tin sẽ có nhiều người vẫn hát ca khúc này chỉ vì nó là một ca khúc hay”.
Bà Kha Thị Đàng cho biết thêm: “Nếu một đơn vị nào đứng ra làm thủ tục cho ca khúc được hát lại thì gia đình chúng tôi sẵn sàng tạo điều kiện”.
Theo Trọng Thịnh - TP
Giáo dục âm nhạc trở nên rất quan trọng và cần thiết cho sự phát triển không chỉ mỗi cá nhân mà còn của một quốc gia
Đã hơn nửa thế kỷ kể từ ngày tình khúc Dư âm ra đời, ít ai biết ban đầu nó chỉ là một sáng tác “tính làm chơi bỏ túi” của anh bộ đội kháng chiến Nguyễn Văn Tý nhưng cuối cùng lọt ra ngoài rồi như gió bay đi “không còn cách nào chặn lại”.
Trong cuốn sách vừa phát hành mang tên Vang vọng một thời (NXB Hồng Đức và Công ty Sách Phương Nam ấn hành), cố nhạc sĩ Phạm Duy lần đầu tâm sự về hoàn cảnh ra đời những ca khúc nổi tiếng của ông như Bà mẹ Gio Linh, Đà Lạt trăng mờ, Nắng chiều rực rỡ, Ngậm ngùi, Kiếp nào có yêu nhau...
NGUYỄN TRỌNG TẠO
Đã có một thời chúng ta coi "Thơ Mới" (1930 - 1945) là thơ lãng mạn tiểu tư sản bi quan tiêu cực, coi những tác phẩm văn xuôi xuất sắc của Vũ Trọng Phụng là văn tự nhiên chủ nghĩa, là văn đồi trụy, dâm ô, sa đọa, coi những tác phẩm văn học viết về bi kịch, đau thương, mất mát của con người mới là bôi đen chế độ, là không lành mạnh.
Giữa chợ chiều, tiếng hát ru ngọt lịm làm người ta dừng lại. Câu chuyện hát ru giữa chợ chạm đến nhiều điều về văn hóa Việt - về người Việt và nét đẹp Việt hôm nay.
Tháng 10 tới, ca khúc Tiến quân ca của nhạc sĩ Văn Cao sẽ tròn 70 tuổi (10/1944 -10/2014). Ca khúc đã gắn liền với sự kiện lịch sử của dân tộc: Ngày 19/8 và 2/9/1945.
Giữa những xu hướng cách tân của các trường phái Ấn tượng, Biểu hiện, và sự nổi loạn của âm nhạc phi điệu thức trong khoảng thời kỳ năm 1900-1950, chủ nghĩa dân tộc nảy nở từ thế kỷ 19 vẫn bám trụ và tự làm mới mình theo hơi thở hiện đại.
Âm nhạc phi điệu thức bắt đầu nhen nhóm từ đầu thế kỷ 20 với những cách tân táo bạo trong hòa âm của trường phái Biểu hiện. Sự rũ bỏ dần dần những quy luật về điệu thức kế thừa từ hàng thế kỷ trước của âm nhạc phi điệu thức đã gây sốc lớn cho thính giả thời bấy giờ.
Họ coi đây là một sự nổi loạn trong lịch sử âm nhạc, nhưng không ngờ rằng nó lại dẫn đến một trật tự chưa từng có trong lịch sử sáng tác âm nhạc.
Cũng như trong hội họa, Ấn tượng (Impressionism) và Biểu hiện (Expressionism) là hai trường phái âm nhạc có tính lịch sử quan trọng, bởi chúng đánh dấu bước chuyển biến tâm lý của xã hội phương Tây khi giã từ thế kỷ 19 lãng mạn và kỷ luật để bước vào thế kỷ 20 đầy bạo lực và biến động.
BIỂN BẮC
Dẫn nhập
Chúng tôi nhớ trước đây - khi luận bàn về thơ, ở trên những vuông chiếu, hay bàn tròn hoặc ở sân diễn đàn thông tin giấy và điện tử - người ta thường hay đóng ấn cho những sáng tác “không ưa” rằng: đây là một bài viết có vần, là một bài vè chứ đâu phải thơ?!
Bạn có nhớ khi còn là một đứa trẻ, cách bạn nghe, nhận biết và cảm thụ âm nhạc khác với hiện tại như thế nào không?
Tháng 7 năm nay, nhạc sĩ Phó Đức Phương vừa tròn 70 tuổi. Bước vào lứa tuổi cổ lai hy, anh đang là một tay cự phách trong làng nhạc, có nhiều sáng tác mang âm hưởng dân ca rất thành công. Khá bận rộn với vai trò Giám đốc Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam, Phó Đức Phương vẫn không quên hoạt động sáng tạo âm nhạc. Anh là một trong số các nhạc sĩ Việt Nam được giải thưởng Nhà nước.
Cho đến nay, một câu hỏi lớn của khoa học về âm nhạc vẫn là: liệu âm nhạc thuần túy có khả năng khơi gợi những cảm xúc trong con người như cách mà các sự vật, hiện tượng, diễn biến trong cuộc sống hằng ngày tác động lên chúng ta hay không, và nếu có thì cơ chế tác động đó như thế nào?
Ngày 15/5/2014, tại TP Vinh đã diễn ra hội thảo “Bảo tồn và phát huy giá trị dân ca trong xã hội đương đại (Trường hợp dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh)” do Viện VHNT Việt Nam phối hợp với hai tỉnh Nghệ An – Hà Tĩnh tổ chức.
DƯƠNG BÍCH HÀ
Để chào mừng kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2014), sáng 7/5/2014, tại Học viện Âm nhạc Huế, khoa Sáng tác - Lý luận - Chỉ huy đã tổ chức vòng chung khảo, lễ tổng kết, báo cáo và trao giải thưởng cho cuộc thi sáng tác ca khúc về Điện Biên.
Trong thế giới âm nhạc, không ít nghệ sỹ thành công trên cả hai lĩnh vực, độc tấu và chỉ huy, nhưng ít có trường hợp nào lên tột đỉnh vinh quang như Daniel Barenboim.
HOÀNG DIỆP LẠC
Mỗi con người thấy sự vật theo góc nhìn riêng của mình, như trong câu chuyện ngụ ngôn “Những người mù sờ voi”.
Nhân kỷ niệm 90 năm ngày sinh nhạc sĩ Văn Cao (15/11/1923-15/11/2013), đêm nhạc đặc biệt giới thiệu những tác phẩm âm nhạc tiêu biểu nhất của nhạc sĩ Văn Cao sẽ diễn ra vào tối 22/11 tới tại Cung văn hóa hữu nghị Việt Xô, Hà Nội.
Nhạc và lời: NGUYỄN VIỆT
Nhạc và lời: DƯƠNG BÍCH HÀ