Anh đã có một nấm mồ

15:52 25/10/2013

TRẦN THỊ KIÊN TRINH

Mùa hè năm nay tôi có dịp trở lại Sài Gòn. Thành phố với bao đổi thay nhưng tôi chưa kịp nhận thấy hết bởi thời gian tôi lưu lại Sài Gòn quá ngắn ngủi.

Trần Thị Kiên Trinh (em gái Trần Quang Long) bên mộ phần Trần Quang Long

Điều thôi thúc tôi về Sài Gòn lần này không phải để nhìn thấy sự lộng lẫy của thành phố từng mệnh danh là “Hòn ngọc Viễn Đông” mà tôi muốn đến thăm anh - nhà thơ, liệt sĩ Trần Quang Long. Anh đã được gia đình, bạn bè, Ủy ban Mặt trận thành phố Hồ Chí Minh, Đoàn TNCS thành phố Hồ Chí Minh tìm hài cốt anh bấy lâu lưu lạc trong rừng (Sa-Mat, Tây Ninh, gần biên giới Campuchia), cất bốc cải táng và đưa anh về yên nghỉ ở Nghĩa trang Liệt sĩ Thành phố.

Tôi đến Sài Gòn trời cũng đã xế chiều (khoảng 4giờ chiều). Trần Xuân Thắng, con trai anh Trần Quang Long chuẩn bị đón tôi về nhà.

Căn nhà nhỏ ở tầng 2 khu chung cư, cư xá Thanh Đa được chị Quỳnh Như - mẹ của Thắng mua trong dự án xây dựng khu chung cư mà lúc đó chị là một kiến trúc sư (1973). Điều đó giúp tôi hiểu hơn vì sao Thắng không chuyển đến một chỗ ở mới hơn, rộng rãi, tiện nghi hơn mà vẫn gắn bó với khu chung cư lâu đời này.

Bàn thờ anh Trần Quang Long được đặt ở một vị trí thật khiêm tốn mà trang trọng trong phòng khách.

Anh ra đi khi Thắng chưa kịp chào đời. Chị Tôn Nữ Quỳnh Như - vợ anh cũng theo anh về khi Thắng còn rất nhỏ - chưa đầy 9 tuổi (1977). Cả hai anh chị hàng ngày chứng kiến sự lớn lên của cháu nội (các con của Thắng) trong căn nhà đầy kỷ niệm của anh chị.
 

Trần Xuân Thắng (con trai Trần Quang Long) và Trần Thị Kiên Trinh


Tôi thắp lên bàn thờ anh nén nhang thương nhớ. Điều kỳ lạ cây nhang tôi thắp cháy không bình thường như những cây nhang khác, đã để lại một đường cong vút cho đến tận chân nhang mà không đứt gãy!

Thắng bảo, ba cháu thiêng lắm. Ba cháu biết cô đến thăm đó.

Thắng cho tôi xem những đoạn phim ghi lại hành trình tìm kiếm hài cốt và cải táng anh như thế nào.

Tàn nén nhang, trời cũng vừa chập tối. Hạnh, vợ Thắng đã chuẩn bị cơm tối nhưng tôi không ở lại dùng cơm cùng các cháu được. Tôi muốn đến thăm mộ anh trước lúc nghĩa trang đóng cửa.

Thắng cho biết nghĩa trang đóng cửa lúc 5 giờ. Đi giờ này chưa chắc đã vào được nhưng tôi vẫn thử vận may. Biết đâu anh sẽ phù hộ cho tôi, sẽ giúp tôi được toại nguyện.

Len qua dòng người, xe chật cứng như nêm, thành phố đã lên đèn. Chúng tôi về Nghĩa trang Liệt sĩ Thành phố ở quận 9.

Khoảng nửa giờ đi đường, Thắng bảo: “Cô ơi đến nơi rồi”.

Tôi quá đỗi vui mừng, cổng nghĩa trang vẫn còn một cánh cửa đang mở như chờ đợi cô cháu tôi vào!

“Anh mở cửa chờ em đến thăm anh phải không anh” tôi thầm nghĩ như vậy.

Ngoài đường ồn ã, hối hả là vậy nhưng ở đây một không gian yên lặng đến trái ngược!

Bóng tối bao trùm khu nghĩa trang. Tôi chỉ nhìn thấy một phần “ngôi nhà chung” nơi anh yên nghỉ, nhờ ánh đèn chiếc xe máy mà Thắng chở tôi đến.

Những hàng cây cao tỏa hơi mát đến lạnh người sau cơn mưa chiều mùa hạ. Ban ngày là những chiếc ô che nắng cho các anh chị yên nghỉ nơi đây.

Mộ anh nằm ở một nơi rất đẹp, rất dễ nhìn thấy. Ở ngoài nhìn vào mộ anh nằm ở vị trí thứ ba, dãy thứ hai, cạnh mộ anh Trần Triệu Luật. (Lúc mất hai anh ở chung một hầm, nay hai anh lại được ở bên nhau).

Tôi đốt nhang thắp lên mộ anh và không quên cắm vào các bia mộ khác quanh mộ phần anh như một lời chào hỏi.

Chúng tôi nhìn anh. Anh nhìn chúng tôi.

“Anh ơi, em đến thăm anh, anh biết không?”

Anh nhìn tôi với đôi mắt trìu mến yêu thương! Tôi cảm nhận được điều đó.

Tôi trò chuyện với anh mặc dù không nghe được tiếng anh trả lời!

Tàn nén nhang, chúng tôi tạm biệt anh ra về.

Tiếng xe nổ, ánh đèn pha và mùi khói hương như phá đi sự tĩnh mịch ngắn ngủi của khu nghĩa trang về đêm.

Chúng tôi ra về, lòng tràn ngập hạnh phúc.

Tôi đã đến thăm anh, đã được gặp anh và thắp lên mộ phần anh nén nhang thương nhớ như một minh chứng: Anh đã có một nấm mồ!

Sự trở về của anh từ rừng sâu biên giới, về với sự yêu thương của mọi người trong lòng thành phố, là một hành trình kỳ lạ và có hậu.

Huế, 10/7/2013
T.T.KT
(SDB10/09-13)







 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)

  • Sau khi hoàn tất bản thảo tập thơ Độc Hành thì nhà thơ Hải Bằng cũng “độc hành” về chốn vĩnh hằng vào ngày 7 tháng 7 năm 1998.

  • CÁT LÂM

    Bình đẳng giới, nữ quyền, những vấn đề tưởng như mới mẻ ở nước ta nhưng thực chất vấn đề này đã được luận bàn từ những năm đầu của thế kỷ XX.

  • NGUYỄN QUANG HÀ
                   Ghi chép

    Trước, và ngay cả khi vừa giải phóng, vào lúc gần tối, nếu có một người khách nào đón đường gọi xe thồ, xe xích lô xin về làng Thế Lại, thì sẽ bị chủ xe lắc đầu ngay. Bởi chủ xe sợ một điều này: có đi mà không có về. Hoặc ít nhất là cũng về hai tay trắng.

  • NGUYỄN QUANG HÀ

    Trong kháng chiến chống Mỹ, huyện Quảng Điền ở mãi dưới sâu, phải mượn địa bàn của xã Phong Sơn huyện Phong Điền làm chiến khu.

  • NGUYỄN QUANG HÀ

    Ngoảnh đi ngoảnh lại, vừa mới đó, vậy mà đã 100 số Sông Hương trình làng.

  • PHẠM HỮU THU
                Ghi chép

    Ngót nửa thế kỷ trôi qua, từ những chàng trai, cô gái giờ họ đã là những ông, những bà.

  • NGUYỄN QUANG HÀ

                            Hồi ký

  • NGUYỄN QUANG HÀ

    Năm 1947 có hai chiến sĩ được cử về công tác tại chiến khu Ba Lòng. Đó là Trần Quốc Tiến, quê Quảng Trị và Hải Bằng, quê Thừa Thiên.

  • BẠCH DIỆP
             Bút ký

    Tôi từng là đứa con nít mê chuyện cổ tích và trò chơi bán đồ hàng. Khi bọn trẻ cùng lứa đánh khăng tập trận, chạy băng vườn cải mụ Tép, vượt rào bứt dưa hấu nhà ông Phường, phá nát ụ rơm cậu Dưỡng, thì tôi vẫn ngồi yên nghe ngoại kể chuyện. Chỉ có trò họp chợ, chơi mua bán với các dì mới rứt tôi ra khỏi ngoại.

  • NGUYỄN QUANG HÀ
                        Hồi ký

    Mùa mưa 1968 là mùa mưa nghiệt ngã nhất. Sau trận càn lớn chưa từng có lên miền tây Thừa Thiên, địch tiếp tục phong tỏa miền núi bằng biệt kích.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ
                  Ghi chép

    Từ mùa xuân năm ấy đến nay vừa tròn 30 năm, chẳng phải vì con số tròn ba thập kỷ mà tôi nhắc lại chuyện cũ. Chỉ vì từ mùa xuân năm ấy, cuộc đời tôi có một bước ngoặt mới và nhờ có mùa xuân năm ấy, cuốn sách đầu tay của tôi đã ra đời.

  • HỒ THANH THOAN

    Đã gần 34 năm nay chúng ta không còn nghe đến tên Đoàn kịch nói Bình Trị Thiên nữa, chuyện đã trở về dĩ vãng của một thời vàng son. 

  • CHÂU PHÙ

    Thảo Am Nguyễn Khoa Vy (1881 - 1968) sinh ra trong một gia đình danh gia vọng tộc ở Huế, tinh thông Nho học và chữ Pháp. Cụ cùng Ưng Bình Thúc Giạ Thị thành lập Hương Bình thi xã và giữ vai trò phó soái của thi xã này.

  • LỆ HẰNG
          Bút ký dự thi

    "Bánh lọc em ơi! Bánh mới hấp xong, nóng hổi luôn nì, lấy giùm chị ít chục hí?”

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ

    Mấy năm trước, trong dịp cùng lên thăm vườn An Hiên của bà Nguyễn Đình Chi, nhà văn Nguyễn Đắc Xuân đã giới thiệu cho tôi biết cụ Sa Giang Đào Thái Hanh (thân phụ của bà Nguyễn Đình Chi, tức bà Đào Thị Xuân Yến) có tập thơ "Ái Châu danh thắng" (trong "Mộng Châu thi tập") được các danh nho đương thời đánh giá rất cao.


  • NGUYỄN QUANG HÀ
                        Bút ký

  • BẠCH DIỆP
            Bút ký dự thi

    Tôi uống chậm, từng ngụm nhỏ.

  • VIỆT HÙNG
                 

    Tuổi hai mươi tràn trề hoài bão lớn và tuổi hai mươi... Ở thời đại nào cũng được coi là lứa tuổi hồn nhiên trong sáng, ấp ủ bầu nhiệt huyết, khát khao làm được cái gì có ích cho đời.

  • HỒ ĐĂNG THANH NGỌC
                       Ghi chép

    Trời bỗng nhiên mưa, những cơn mưa cuối cùng của mùa mưa rét đậm. Với tôi, hình như mưa bao giờ cũng là cánh cửa mở cho những vũ khúc hoài niệm ùa về.

  • LỆ HẰNG
             Bút ký dự thi

    “Thấu Huế rồi.”