“Hồ Chí Minh - Bài ca Tự do”- bộ phim tài liệu đặc sắc về Chủ tịch Hồ Chí Minh!

10:29 21/05/2015

Nhân kỷ niệm 125 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, tối 19/5 kênh VTV1 đã trình chiếu bộ phim tài liệu: Hồ Chí Minh - Bài ca Tự do. Có thể khẳng định: đây là một trong những bộ phim tài liệu đặc sắc về Chủ tịch Hồ Chí Minh mà tôi đã từng được xem.

Nhóm làm phim VTV tác nghiệp ở Châu Âu. Nguồn VTV.VN

Cách đây 25 năm, tại Liên hoan phim truyền hình toàn quốc tại Vinh - Nghệ An, tôi may mắn được xem bộ phim tài liệu Hồ Chí Minh - Chân dung một con người của đạo diễn Bùi Đình Hạc - Lê Mạnh Thích (do nhà văn Nguyễn Đình Thi viết lời bình).

Xem xong, chúng tôi lặng người vì lần đầu được thấy hình ảnh của nhà quay phim Nam bộ Nguyễn Thế Đoàn được các đạo diễn phim sử dụng; đó là cảnh Bác đánh bóng chuyền, Bác biểu diễn Thái cực quyền và xúc động nhất là cảnh Bác vừa đi vừa   tranh thủ phơi áo trên chiếc gậy (vác trên vai)…

Đó là những hình ảnh “đồng cam cộng khổ”của Bác trong những năm kháng chiến chống thực dân xâm lược, rất bình dị nhưng đặc sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh - một trong  “Những người làm nên thế kỷ XX” của thế giới đương đại.

Còn bây giờ, sau khi xem xong bộ phim Hồ Chí Minh - Bài ca Tự do cảm xúc của tôi vẫn tươi nguyên như lần đầu.

Bằng cách tiếp cận mới - thông qua những bài hát nổi tiếng của các nhạc sĩ nước ngoài viết về Bác, các tác giả của bộ phim đã giúp chúng ta cảm nhận được sức lan tỏa của tư tưởng “Không có gì quý hơn Độc lập Tự do”của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chính tư tưởng của Người  đã cổ vũ các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giành Độc lập mà Algeria ở Bắc Phi là điển hình.

Nếu không nhờ những người làm phim cất công tìm đến các nước, gặp gỡ các nhân vật để nghe họ kể lại thì thú thật tôi không thể nào biết ai là tác giả của những giai điệu quen thuộc “Hồ, Hồ, Hồ Chí Minh” mà tôi đã từng nghe và thuộc sau nhiều lần xem loạt phim tài liệu nổi tiếng “Việt Nam - một thiên lịch sử bằng truyền hình”.

Hóa ra, đó là Ewan Maccoll, một nhạc sĩ người Anh. Ông lấy cảm hứng từ chiến thắng Điện Biên Phủ để sáng tác ca khúc nổi tiếng: The ballad of Hochiminh. 

Cũng nhờ xem phim Hồ Chí Minh - Bài ca Tự do mà tôi biết ca khúc Quyền sống trong hòa bình - The right to live in peace là của nhạc sĩ Victor Jara, người đã bị sát hại sau khi tướng Augusto Pinochet dùng bạo quyền  lật đổ Tổng thống Chile - Salvador Allende vào tháng 9/1973 .

Với thời lượng chưa tới một giờ, có thể khẳng định  Hồ Chí Minh - Bài ca Tự do là bộ phim tài liệu đặc sắc giúp chúng ta cảm nhận được tình cảm trân quý của bạn bè quốc tế dành cho lãnh tụ kính yêu của chúng ta: Chủ tịch Hồ Chí Minh, vì  Người

“là ngọn lửa tình yêu trong sáng/ là chim bồ câu trắng/ là cành ô-liu/ là tiếng hát của toàn thế giới/ là chìa khóa mở ra chiến thắng cho quyền sống hòa bình” như nhạc sĩ  tài ba Victor Jara xưng tụng./.

Phạm Hữu Thu




 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)

  • Sau khi hoàn tất bản thảo tập thơ Độc Hành thì nhà thơ Hải Bằng cũng “độc hành” về chốn vĩnh hằng vào ngày 7 tháng 7 năm 1998.

  • CÁT LÂM

    Bình đẳng giới, nữ quyền, những vấn đề tưởng như mới mẻ ở nước ta nhưng thực chất vấn đề này đã được luận bàn từ những năm đầu của thế kỷ XX.

  • NGUYỄN QUANG HÀ
                   Ghi chép

    Trước, và ngay cả khi vừa giải phóng, vào lúc gần tối, nếu có một người khách nào đón đường gọi xe thồ, xe xích lô xin về làng Thế Lại, thì sẽ bị chủ xe lắc đầu ngay. Bởi chủ xe sợ một điều này: có đi mà không có về. Hoặc ít nhất là cũng về hai tay trắng.

  • NGUYỄN QUANG HÀ

    Trong kháng chiến chống Mỹ, huyện Quảng Điền ở mãi dưới sâu, phải mượn địa bàn của xã Phong Sơn huyện Phong Điền làm chiến khu.

  • NGUYỄN QUANG HÀ

    Ngoảnh đi ngoảnh lại, vừa mới đó, vậy mà đã 100 số Sông Hương trình làng.

  • PHẠM HỮU THU
                Ghi chép

    Ngót nửa thế kỷ trôi qua, từ những chàng trai, cô gái giờ họ đã là những ông, những bà.

  • NGUYỄN QUANG HÀ

                            Hồi ký

  • NGUYỄN QUANG HÀ

    Năm 1947 có hai chiến sĩ được cử về công tác tại chiến khu Ba Lòng. Đó là Trần Quốc Tiến, quê Quảng Trị và Hải Bằng, quê Thừa Thiên.

  • BẠCH DIỆP
             Bút ký

    Tôi từng là đứa con nít mê chuyện cổ tích và trò chơi bán đồ hàng. Khi bọn trẻ cùng lứa đánh khăng tập trận, chạy băng vườn cải mụ Tép, vượt rào bứt dưa hấu nhà ông Phường, phá nát ụ rơm cậu Dưỡng, thì tôi vẫn ngồi yên nghe ngoại kể chuyện. Chỉ có trò họp chợ, chơi mua bán với các dì mới rứt tôi ra khỏi ngoại.

  • NGUYỄN QUANG HÀ
                        Hồi ký

    Mùa mưa 1968 là mùa mưa nghiệt ngã nhất. Sau trận càn lớn chưa từng có lên miền tây Thừa Thiên, địch tiếp tục phong tỏa miền núi bằng biệt kích.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ
                  Ghi chép

    Từ mùa xuân năm ấy đến nay vừa tròn 30 năm, chẳng phải vì con số tròn ba thập kỷ mà tôi nhắc lại chuyện cũ. Chỉ vì từ mùa xuân năm ấy, cuộc đời tôi có một bước ngoặt mới và nhờ có mùa xuân năm ấy, cuốn sách đầu tay của tôi đã ra đời.

  • HỒ THANH THOAN

    Đã gần 34 năm nay chúng ta không còn nghe đến tên Đoàn kịch nói Bình Trị Thiên nữa, chuyện đã trở về dĩ vãng của một thời vàng son. 

  • CHÂU PHÙ

    Thảo Am Nguyễn Khoa Vy (1881 - 1968) sinh ra trong một gia đình danh gia vọng tộc ở Huế, tinh thông Nho học và chữ Pháp. Cụ cùng Ưng Bình Thúc Giạ Thị thành lập Hương Bình thi xã và giữ vai trò phó soái của thi xã này.

  • LỆ HẰNG
          Bút ký dự thi

    "Bánh lọc em ơi! Bánh mới hấp xong, nóng hổi luôn nì, lấy giùm chị ít chục hí?”

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ

    Mấy năm trước, trong dịp cùng lên thăm vườn An Hiên của bà Nguyễn Đình Chi, nhà văn Nguyễn Đắc Xuân đã giới thiệu cho tôi biết cụ Sa Giang Đào Thái Hanh (thân phụ của bà Nguyễn Đình Chi, tức bà Đào Thị Xuân Yến) có tập thơ "Ái Châu danh thắng" (trong "Mộng Châu thi tập") được các danh nho đương thời đánh giá rất cao.


  • NGUYỄN QUANG HÀ
                        Bút ký

  • BẠCH DIỆP
            Bút ký dự thi

    Tôi uống chậm, từng ngụm nhỏ.

  • VIỆT HÙNG
                 

    Tuổi hai mươi tràn trề hoài bão lớn và tuổi hai mươi... Ở thời đại nào cũng được coi là lứa tuổi hồn nhiên trong sáng, ấp ủ bầu nhiệt huyết, khát khao làm được cái gì có ích cho đời.

  • HỒ ĐĂNG THANH NGỌC
                       Ghi chép

    Trời bỗng nhiên mưa, những cơn mưa cuối cùng của mùa mưa rét đậm. Với tôi, hình như mưa bao giờ cũng là cánh cửa mở cho những vũ khúc hoài niệm ùa về.

  • LỆ HẰNG
             Bút ký dự thi

    “Thấu Huế rồi.”