Nhân kỷ niệm 125 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, tối 19/5 kênh VTV1 đã trình chiếu bộ phim tài liệu: Hồ Chí Minh - Bài ca Tự do. Có thể khẳng định: đây là một trong những bộ phim tài liệu đặc sắc về Chủ tịch Hồ Chí Minh mà tôi đã từng được xem.
Nhóm làm phim VTV tác nghiệp ở Châu Âu. Nguồn VTV.VN
Cách đây 25 năm, tại Liên hoan phim truyền hình toàn quốc tại Vinh - Nghệ An, tôi may mắn được xem bộ phim tài liệu Hồ Chí Minh - Chân dung một con người của đạo diễn Bùi Đình Hạc - Lê Mạnh Thích (do nhà văn Nguyễn Đình Thi viết lời bình).
Xem xong, chúng tôi lặng người vì lần đầu được thấy hình ảnh của nhà quay phim Nam bộ Nguyễn Thế Đoàn được các đạo diễn phim sử dụng; đó là cảnh Bác đánh bóng chuyền, Bác biểu diễn Thái cực quyền và xúc động nhất là cảnh Bác vừa đi vừa tranh thủ phơi áo trên chiếc gậy (vác trên vai)…
Đó là những hình ảnh “đồng cam cộng khổ”của Bác trong những năm kháng chiến chống thực dân xâm lược, rất bình dị nhưng đặc sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh - một trong “Những người làm nên thế kỷ XX” của thế giới đương đại.
Còn bây giờ, sau khi xem xong bộ phim Hồ Chí Minh - Bài ca Tự do cảm xúc của tôi vẫn tươi nguyên như lần đầu.
Bằng cách tiếp cận mới - thông qua những bài hát nổi tiếng của các nhạc sĩ nước ngoài viết về Bác, các tác giả của bộ phim đã giúp chúng ta cảm nhận được sức lan tỏa của tư tưởng “Không có gì quý hơn Độc lập Tự do”của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chính tư tưởng của Người đã cổ vũ các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giành Độc lập mà Algeria ở Bắc Phi là điển hình.
Nếu không nhờ những người làm phim cất công tìm đến các nước, gặp gỡ các nhân vật để nghe họ kể lại thì thú thật tôi không thể nào biết ai là tác giả của những giai điệu quen thuộc “Hồ, Hồ, Hồ Chí Minh” mà tôi đã từng nghe và thuộc sau nhiều lần xem loạt phim tài liệu nổi tiếng “Việt Nam - một thiên lịch sử bằng truyền hình”.
Hóa ra, đó là Ewan Maccoll, một nhạc sĩ người Anh. Ông lấy cảm hứng từ chiến thắng Điện Biên Phủ để sáng tác ca khúc nổi tiếng: The ballad of Hochiminh.
Cũng nhờ xem phim Hồ Chí Minh - Bài ca Tự do mà tôi biết ca khúc Quyền sống trong hòa bình - The right to live in peace là của nhạc sĩ Victor Jara, người đã bị sát hại sau khi tướng Augusto Pinochet dùng bạo quyền lật đổ Tổng thống Chile - Salvador Allende vào tháng 9/1973 .
Với thời lượng chưa tới một giờ, có thể khẳng định Hồ Chí Minh - Bài ca Tự do là bộ phim tài liệu đặc sắc giúp chúng ta cảm nhận được tình cảm trân quý của bạn bè quốc tế dành cho lãnh tụ kính yêu của chúng ta: Chủ tịch Hồ Chí Minh, vì Người
“là ngọn lửa tình yêu trong sáng/ là chim bồ câu trắng/ là cành ô-liu/ là tiếng hát của toàn thế giới/ là chìa khóa mở ra chiến thắng cho quyền sống hòa bình” như nhạc sĩ tài ba Victor Jara xưng tụng./.
Phạm Hữu Thu
BỬU Ý
Hàn Mặc Tử (Nguyễn Trọng Trí) từng sống mấy năm ở Huế khi còn rất trẻ: từ 1928 đến 1930. Đó là hai năm học cuối cùng cấp tiểu học ở nội trú tại trường Pellerin (còn gọi là trường Bình Linh, thành lập năm 1904, do các sư huynh dòng La San điều hành), trường ở rất gần nhà ga tàu lửa Huế. Thời gian này, cậu học trò 17, 18 tuổi chăm lo học hành, ở trong trường, sinh hoạt trong tầm kiểm soát nghiêm ngặt của các sư huynh.
LÊ QUANG KẾT
Ký
Giai điệu và lời hát đưa tôi về ngày tháng cũ - dấu chân một thuở “phượng hồng”: “Đường về Thành nội chiều sương mây bay/ Em đến quê anh đã bao ngày/ Đường về Thành nội chiều sương nắng mới ơ ơ ơ/ Hoa nở hương nồng bay khắp trời/ Em đi vô Thành nội nghe rộn lòng yêu thương/ Anh qua bao cánh rừng núi đồi về sông Hương/ Về quê mình lòng mừng vui không nói nên lời…” (Nguyễn Phước Quỳnh Đệ).
VŨ THU TRANG
Đến nay, có thể nói trong các thi sĩ tiền chiến, tác giả “Lỡ bước sang ngang” là nhà thơ sải bước chân rong ruổi khắp chân trời góc bể nhất, mang tâm trạng u hoài đa cảm của kẻ lưu lạc.
TRẦN PHƯƠNG TRÀ
Đầu năm 1942, cuốn “Thi nhân Việt Nam 1932-1941” của Hoài Thanh - Hoài Chân ra đời đánh dấu một sự kiện đặc biệt của phong trào Thơ mới. Đến nay, cuốn sách xuất bản đúng 70 năm. Cũng trong thời gian này, ngày 4.2-2012, tại Hà Nội, Xuân Tâm nhà thơ cuối cùng trong “Thi nhân Việt Nam” đã từ giã cõi đời ở tuổi 97.
HUYỀN TÔN NỮ HUỆ - TÂM
Đoản văn
Về Huế, tôi và cô bạn ngày xưa sau ba tám năm gặp lại, rủ nhau ăn những món đặc sản Huế. Lần này, y như những bợm nhậu, hai đứa quyết không no nê thì không về!
LƯƠNG AN - NGUYỄN TRỌNG HUẤN - LÊ ĐÌNH THỤY - HUỲNH HỮU TUỆ
BÙI KIM CHI
Nghe tin Đồng Khánh tổ chức kỷ niệm 95 năm ngày thành lập trường, tôi bồi hồi xúc động đến rơi nước mắt... Con đường Lê Lợi - con đường áo lụa, con đường tình của tuổi học trò đang vờn quanh tôi.
KIM THOA
Sao anh không về chơi Thôn Vỹ
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
(Hàn Mạc Tử)
NGUYỄN VĂN UÔNG
Hôm nay có một người du khách
Ở Ngự Viên mà nhớ Ngự Viên
(Xóm Ngự Viên - Nguyễn Bính)
HOÀNG THỊ NHƯ HUY
Tôi biết Vân Cù từ tấm bé qua bóng hình người đàn bà gầy đen, gánh đôi quang gánh trĩu nặng trên vai, rảo khắp các xóm nhỏ ở Thành Nội, với giọng rao kéo dài: “Bún…bún…ún!” mà mẹ đã bao lần gọi mua những con bún trắng dẻo mềm.
LÊ QUANG KẾT
Tùy bút
Hình như văn chương viết về quê hương bao giờ cũng nặng lòng và giàu cảm xúc - dù rằng người viết chưa hẳn là tác giả ưu tú.
TỪ SƠN… Huế đã nuôi trọn thời ấu thơ và một phần tuổi niên thiếu của tôi. Từ nơi đây , cách mạng đã đưa tôi đi khắp mọi miền của đất nước. Hà Nội, chiến khu Việt Bắc, dọc Trường Sơn rồi chiến trường Nam Bộ. Năm tháng qua đi.. Huế bao giờ cũng là bình minh, là kỷ niệm trong sáng của đời tôi.
LÊ QUANG KẾT
Quê tôi có con sông nhỏ hiền hòa nằm phía bắc thành phố - sông Bồ. Người sông Bồ lâu nay tự nhủ lòng điều giản dị: Bồ giang chỉ là phụ lưu của Hương giang - dòng sông lớn của tao nhân mặc khách và thi ca nhạc họa; hình như thế làm sông Bồ dường như càng bé và dung dị hơn bên cạnh dòng Hương huyền thoại ngạt ngào trong tâm tưởng của bao người.
HUY PHƯƠNG
Nỗi niềm chi rứa Huế ơi
Mà mưa trắng đất, trắng trời Thừa Thiên
(Tố Hữu)
PHAN THUẬN AN
Huế là thành phố của những dòng sông. Trong phạm vi của thành phố thơ mộng này, đi đến bất cứ đâu, đứng ở bất kỳ chỗ nào, người ta cũng thấy sông, thấy nước. Nước là huyết mạch của cuộc sống con người. Sông là cội nguồn của sự phát triển văn hoá. Với sông với nước của mình, Huế đã phát triển theo nguyên tắc địa lý thông thường như bao thành phố xưa nay trên thế giới.
MAI KIM NGỌC
Tôi về thăm Huế sau hơn ba thập niên xa cách.Thật vậy, tôi xa Huế không những từ 75, mà từ còn trước nữa. Tốt nghiệp trung học, tôi vào Sài Gòn học tiếp đại học và không trở về, cho đến năm nay.
HOÀNG HUẾ
…Trong lòng chúng tôi, Huế muôn đời vẫn vĩnh viễn đẹp, vĩnh viễn thơ. Hơn nữa, Huế còn là mảnh đất của tổ tiên, mảnh đất của trái tim chúng tôi…
QUẾ HƯƠNG
Năm tháng trước, về thăm Huế sau cơn đại hồng thủy, Huế ngập trong bùn và mùi xú uế. Lũ đã rút. Còn lại... dòng-sông-nước-mắt! Người ta tổng kết những thiệt hại hữu hình ước tính phải mươi năm sau bộ mặt kinh tế Thừa Thiên - Huế mới trở lại như ngày trước lũ. Còn nỗi đau vô hình... mãi mãi trĩu nặng trái tim Huế đa cảm.
THU TRANG
Độ hai ba năm thôi, tôi không ghé về Huế, đầu năm 1999 này mới có dịp trở lại, thật tôi đã có cảm tưởng là có khá nhiều đổi mới.
TUỆ GIẢI NGUYỄN MẠNH QUÝ
Có lẽ bởi một nỗi nhớ về Huế, nhớ về cội nguồn - nơi mình đã được sinh ra và được nuôi dưỡng trong những tháng năm dài khốn khó của đất nước, lại được nuôi dưỡng trong điều kiện thiên nhiên vô cùng khắc nghiệt. Khi đã mưa thì mưa cho đến thúi trời thúi đất: “Nỗi niềm chi rứa Huế ơi/ Mà mưa xối xả trắng trời Trị Thiên…” (Tố Hữu). Và khi đã nắng thì nắng cho nẻ đầu, nẻ óc, nắng cho đến khi gió Lào nổi lên thổi cháy khô trời thì mới thôi.