“Hồ Chí Minh - Bài ca Tự do”- bộ phim tài liệu đặc sắc về Chủ tịch Hồ Chí Minh!

10:29 21/05/2015

Nhân kỷ niệm 125 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, tối 19/5 kênh VTV1 đã trình chiếu bộ phim tài liệu: Hồ Chí Minh - Bài ca Tự do. Có thể khẳng định: đây là một trong những bộ phim tài liệu đặc sắc về Chủ tịch Hồ Chí Minh mà tôi đã từng được xem.

Nhóm làm phim VTV tác nghiệp ở Châu Âu. Nguồn VTV.VN

Cách đây 25 năm, tại Liên hoan phim truyền hình toàn quốc tại Vinh - Nghệ An, tôi may mắn được xem bộ phim tài liệu Hồ Chí Minh - Chân dung một con người của đạo diễn Bùi Đình Hạc - Lê Mạnh Thích (do nhà văn Nguyễn Đình Thi viết lời bình).

Xem xong, chúng tôi lặng người vì lần đầu được thấy hình ảnh của nhà quay phim Nam bộ Nguyễn Thế Đoàn được các đạo diễn phim sử dụng; đó là cảnh Bác đánh bóng chuyền, Bác biểu diễn Thái cực quyền và xúc động nhất là cảnh Bác vừa đi vừa   tranh thủ phơi áo trên chiếc gậy (vác trên vai)…

Đó là những hình ảnh “đồng cam cộng khổ”của Bác trong những năm kháng chiến chống thực dân xâm lược, rất bình dị nhưng đặc sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh - một trong  “Những người làm nên thế kỷ XX” của thế giới đương đại.

Còn bây giờ, sau khi xem xong bộ phim Hồ Chí Minh - Bài ca Tự do cảm xúc của tôi vẫn tươi nguyên như lần đầu.

Bằng cách tiếp cận mới - thông qua những bài hát nổi tiếng của các nhạc sĩ nước ngoài viết về Bác, các tác giả của bộ phim đã giúp chúng ta cảm nhận được sức lan tỏa của tư tưởng “Không có gì quý hơn Độc lập Tự do”của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chính tư tưởng của Người  đã cổ vũ các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giành Độc lập mà Algeria ở Bắc Phi là điển hình.

Nếu không nhờ những người làm phim cất công tìm đến các nước, gặp gỡ các nhân vật để nghe họ kể lại thì thú thật tôi không thể nào biết ai là tác giả của những giai điệu quen thuộc “Hồ, Hồ, Hồ Chí Minh” mà tôi đã từng nghe và thuộc sau nhiều lần xem loạt phim tài liệu nổi tiếng “Việt Nam - một thiên lịch sử bằng truyền hình”.

Hóa ra, đó là Ewan Maccoll, một nhạc sĩ người Anh. Ông lấy cảm hứng từ chiến thắng Điện Biên Phủ để sáng tác ca khúc nổi tiếng: The ballad of Hochiminh. 

Cũng nhờ xem phim Hồ Chí Minh - Bài ca Tự do mà tôi biết ca khúc Quyền sống trong hòa bình - The right to live in peace là của nhạc sĩ Victor Jara, người đã bị sát hại sau khi tướng Augusto Pinochet dùng bạo quyền  lật đổ Tổng thống Chile - Salvador Allende vào tháng 9/1973 .

Với thời lượng chưa tới một giờ, có thể khẳng định  Hồ Chí Minh - Bài ca Tự do là bộ phim tài liệu đặc sắc giúp chúng ta cảm nhận được tình cảm trân quý của bạn bè quốc tế dành cho lãnh tụ kính yêu của chúng ta: Chủ tịch Hồ Chí Minh, vì  Người

“là ngọn lửa tình yêu trong sáng/ là chim bồ câu trắng/ là cành ô-liu/ là tiếng hát của toàn thế giới/ là chìa khóa mở ra chiến thắng cho quyền sống hòa bình” như nhạc sĩ  tài ba Victor Jara xưng tụng./.

Phạm Hữu Thu




 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • BỬU Ý    

    Ngược dòng thời gian, nhẩm tính lại, tôi gặp Nguyễn Đức Sơn lần đầu tiên lúc nào? Chắc hẳn là dịp tôi làm thư ký tòa soạn cho tạp chí Mai.

  • Kỷ niệm 75 năm Cách mạng tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2020) và Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2020)   

    MAI AN NGUYỄN ANH TUẤN

  • PHI TÂN

    Làng Đại Lộc quê tôi cách biển không xa, nhưng người làng tôi không một ai biết đi biển đánh cá. Nghề đi biển là của những người đàn ông làng biển.

  • LÊ QUỐC HÁN

    Huy Cận (31/5/1919 - 19/2/2005) là một trong những nhà thơ xuất sắc trong phong trào Thơ Mới (1939 - 1945). Nhiều nhà phê bình xếp ông cùng với Xuân Diệu, Nguyễn Bính và Hàn Mặc Tử vào hàng “tứ bất tử” trong thi ca Việt Nam của thời kỳ này.

  • BÙI KIM CHI

    Tôi rời trường xưa, Đại học Sư phạm Huế chạm ngưỡng 50 năm. Bàng hoàng. Xao xuyến. Thuở vàng son của những tháng năm cũ vẫn lặng lẽ theo tôi, giao cảm tuyệt vời.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ

    Sáu chục năm trước, tôi chỉ là người hoạt động văn nghệ “tay trái”, vì “tay phải” còn lo làm công ăn lương. Sau khi rời ngành giao thông 1974 cho đến lúc về hưu năm 1999, thì làm văn nghệ cả hai tay!

  • DƯƠNG PHƯỚC THU

    Theo báo Quyết Chiến, Cơ quan Thành bộ Việt Minh Thuận Hóa, về sau là của Việt Minh Nguyễn Tri Phương (bí danh của tỉnh Thừa Thiên), do nhà báo Vĩnh Mai (bí danh và cũng là bút danh của Nguyễn Hoàng) làm chủ bút; các nhà báo Nguyễn Đức Phiên, Vĩnh Hòa, Nguyễn Cửu Kiếm kế nhau làm quản lý và trị sự.

  • TRẦN NGUYÊN HÀO

    Bác Hồ là người khai sinh ra nền báo chí cách mạng Việt Nam, là người sáng lập và linh hồn của nhiều tờ báo vô sản đầu tiên trong lịch sử báo chí ở nước ta và trên thế giới.

  • Kỷ Niệm 130 Năm Ngày Sinh Chủ Tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2020)  


    VÕ VÂN ĐÌNH

  • PHẠM XUÂN PHỤNG  

    Về quê mẹ là về quê nội của mạ mình, tức là làng Tân Xuân Lai thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Còn “Quê Mẹ” là nhan đề một bài thơ của Tố Hữu viết về quê hương mình (cả quê nội lẫn quê ngoại), mà địa danh đại diện trong bài là Huế: “Huế ơi! Quê mẹ của ta ơi!”

  • Kỷ niệm 45 năm ngày thống nhất Đất nước (30/4/1975 - 30/4/2020)

    PHONG LÊ

  • ĐÔNG HÀ  

    Người ta mỗi ngày thường hay nhìn tới để đi, nhưng cũng nhiều lúc, chọn cho mình một góc riêng tư, lại thường nhớ về những nỗi nhớ.

  • XUÂN CỬU

    Kỷ niệm 45 năm ngày giải phóng Thừa Thiên Huế

  • BÙI HIỂN

    Giữa năm 1949, lúc ấy tôi đang là ủy viên kiểm tra sở thông tin tuyên truyền liên khu IV, ông Hải Triều gợi ý tôi nên đi công tác một chuyến vào vùng tạm chiếm Bình Trị Thiên.

  • LÊ QUANG THÁI

    Nhà thơ Nguyễn Khoa Vy (1881-1968) ở làng An Cựu, phủ Thừa Thiên, bút hiệu Thảo Am, đã sáng tác bài thơ Đường luật thất ngôn bát cú theo hạn mỗi câu có tên một con thú.

  • ĐỖ QUÝ DÂN   

    Có lẽ tất cả những ai lớn lên ở Việt Nam đều biết đến nước mắm. Và đây chỉ là một câu chuyện. Một câu chuyện có chút liên quan đến nước mắm. Câu chuyện này cũng liên quan đến một người đàn bà được hoặc bị người ta gán cho cái tên Nước Mắm, hoặc Mắm, nếu người ta lười, chỉ muốn dùng một chữ để cho tiện gọi tên.

  • HỒ NGỌC DIỆP     

    Rất nhiều nhà viết sử, làm văn ao ước một lần được Bác Hồ tiết lộ một chút đời tư, nhưng may mắn đó chỉ thuộc về một người, đó là cố Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, nhà nghiên cứu, nhà báo, nhà văn Sơn Tùng.

  • CHÍ QUANG  

    Tết Nguyên đán là ngày lễ hội lớn nhất trong năm của toàn dân tộc. Những nghi lễ, tập tục ngày Tết biểu hiện đậm nét văn hóa Việt Nam, chứa đựng tổng thể văn hóa tâm linh, văn hóa ứng xử, văn hóa giao tiếp, văn hóa nghệ thuật trong đời sống.